“Ảnh hưởng của Khổng giáo giải thích vì sao Trung Quốc chưa bao giờ là mạnh trong khoa học, đặc biệt là trong các ngành khoa học trừu tượng. Ông cho rằng, Khổng giáo chỉ dạy cho người ta nghệ thuật tìm chỗ đứng của mình trong tôn ti đẳng cấp xã hội đã được định hình sẵn, chứ không khuyến khích người ta tìm tòi, sáng tạo. Ông đã khẳng định rằng, bốn phát minh lớn nhất của Trung Quốc được thế giới thừa nhận về la bàn, thuốc súng. Nghề làm giấy và kỹ thuật in chỉ là các phát minh kỹ thuật chứ không đóng góp gì vào việc phát minh ra các quy luật của tự nhiên. Theo ông, khoa học hiện đại chỉ thâm nhập vào Trung Quốc từ giữa thế kỷ thứ XIX cùng với tiếng súng đại bác của người Anh, và các vị vua chúa nhà Thanh cũng lại chỉ quan tâm đến các kỹ thuật mới đầy hấp dẫn vào thời đó như đường xe lửa, điện và ôtô mà thôi.

Tiếp đó, ông phê phán những người lãnh đạo của nước Trung Hoa trong thời kỳ mở cửa này rằng: “khi nói đến khoa học kỹ thuật hay khoa họccông nghệ, thì trong thâm tâm họ cũng chỉ nhấn mạnh đến kỹ thuật và công nghệ còn khoa học chỉ được nhắc đến một cách hời hợt trên đầu lưỡi”!

Bỏ qua sự hoài nghi về tính chính xác của các lời trích dẫn trên đây (vì Tạp chí Nghiên cứu là một trong số các Tạp chí khoa học có uy tín nhất trên thế giới) những ý kiến của ông Tsou Chenlu đã gây cha tôi nhiều nỗi băn khoăn: Có chắc Khổng giáo đã ngăn cản sức sáng tạo của dân tộc Hán? Ngoài các phát minh kỹ thuật, Trung Quốc cổ đại không có các phát minh khoa học, đặc biệt là khoa học trừu tượng? Vì sao Trung Quốc hiện đại có vẻ như chú ý đến kỹ thuật (công nghệ) nhiều hơn là đến khoa học?

Vì chưa đủ thông tin cho nên tôi không đặt vấn đề tranh luận với ông Tsou Chenlul tôi chí muốn trao đổi với bạn đọc những hiểu biết của mình (chắc chắn là còn rất hạn hẹp) về những vấn đề mà tôi có thể là cả các bạn nữa quan tâm.

Tháng 5 năm nay khi qua Bắc Kinh tôi có dịp hỏi ý kiến ông Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc về những lời phát biểu nói trên của người đồng nghiệp của ông ông đã trả lời đại ý: đó là ý kiến riêng của ông ấy, và không có bình luân gì thêm cả. Qua đấy tôi đồ rằng ý kiến của ông Tsou Chenlu đã không được đa số các nhà khoa học Trung Quốc chia sẻ. Bản thân tôi cũng cảm thấy những điều đó chua có sức thuyết phục lắm. Trước hết, việc khẳng định rằng Khổng giáo chỉ dạy cho người ta cách tìm chỗ đứng của mình trong xã hội một cách thụ động chứ không khuyến khích người ta cải cách và sáng tạo có lẽ là không đúng lắm. Nếu khẳng định rằng, giai cấp thống trị đã lợi dụng Khổng giáo để nô dịch dân chúng theo tinh thần ấy thì chắc đúng hơn. Nhưng thực ra, Khổng Giáo của Khổng Tử và Mạnh Tử (chứ không phải của những triết gia Hán nho và Tống nho đã làm Khổng Giáo chính danh méo mó đi nhiều, theo nhận xét của vi học giả rất đáng tin cậy Nguyễn Hiến Lê trong cuốn “Không Tử Nxb văn hóa, năm 1996) đã dạy người ta biết chấp nhận và thúc đẩy cải cách, nắm vững chính đạo nhung cũng phải biết quyền biến, tuy không khuyến khích cực đoan mà đề cao sự vừa phải nhưng là sự vừa phải chính danh (Hễ chính danh thì quy kết tất là cách mạng- Nguyễn Hiến Lê, Sđd, tr.132). Hơn nữa, theo Thi Trung Liên ( Trung Quốc nhất tuyệt, Tập 1, Nxb Văn hóa năm 1997, tr 140 – 148) thì Khổng Giáo ra sức đề cao tinh thần hào kiệt. Tinh thần hào kiệt ấy thể hiện ở bốn phương diện chính là: (1) Tinh thần hy sinh thân mình để bảo vệ đạo nghĩa. (2) Chính khí hạo nhiên: giàu sang không thề quyến rũ, ủy vũ không thể khuất phục gian khó không thể chuyển lay. (3) Hùng tâm tráng khí, ngang trời đọc đất, dựng công lập nghiệp. (4) Tinh thần sáng tạo, dám khai phá, không chịu sự trói buộc của lề thói cũ. Xem thế, không thể nói rằng Khổng giáo đã trói buộc tinh thần sáng tạo của người Trung Hoa. Càng không thể nói được rằng, vì chấp nhận Khổng giáo mà Trung Quốc chưa bao giờ mạnh về khoa học, đặc biệt là khoa học trừu tượng.

Bằng chứng là ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, ở Trung Quốc đã lưu hành một tác phẩm số học cổ đại nổi tiếng là Tô Tử Toán Kinh, lúc đó chắc là có vẻ trừu tượng hơn bây giờ ta tưởng nhiều. Tác phẩm này đã trình bày vấn đề “tìm một số chưa biết” với những cách giải rất khéo léo và lý thú đến nỗi sau này đã biến thành trò chơi được lưu truyền cho hậu thế như “Tần vương ngầm đếm quân” hay “Hàn tín điểm binh”… Đây thực chất là bài toán giải nhóm đồng dư thức bậc 1 mà mãi đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên các nhà toán học Châu Âu mới đặt vấn đề nghiên cứu, và được hoàn chỉnh vào năm 1810 bằng công sức của nhà toán học người Đức C.F.Gauxơ.

Cùng với những công trình khoa học khác như “Chu toán” xuất hiện từ thế kỷ thứ VI sau Công nguyên, với công cụ tính toán là bàn tính gẩy như vẫn dùng cho đến ngày nay, “Ngũ tinh chiêm về thiên văn (170 năm trước Công nguyên) và “Hai mươi tư tiết khi và bảy mươi hai hậu” về lịch pháp nông nghiệp cố đại (2200 năm trước Công nguyên): người Trung Hoa đã có nhiều thành tựu khoa học kể cả khoa học trừu tượng, trước và rất xa lúc ra đời của Khổng Tử (năm 551 trước Công nguyên).

Các phát minh kỹ thuật của Trung Quốc đã được cả thế giới thừa nhận, tuy không phải là các công trình phát minh ra các quy luật của tự nhiên, nhưng đã chứng tỏ sức sáng tạo lớn lao của người Trung Hoa cổ đại.

Ngay từ thời Chiến quốc (thế kỷ V đến thế kỷ III trước Công nguyên), người Trung Hoa cổ đại đã sớm phát hiện ra hiện tượng: từ trường của trái đất xác định hướng Bắc – Nam của một thanh nhiễm từ. Nguyên tắc này đã được sử dụng làm La bàn (kim chỉ nam) dùng để xác định phương hướng một cách chính xác vào thời Bắc Tống (thế kỷ XI sau Công nguyên). Trong khi đó ở phương Tây, mãi đến thế kỷ XV La bàn mới được Colombo người phát hiện ra Châu Mỹ sử dụng.

Kỹ thuật in đã được phát triển ở Trung Quốc thế kỷ thứ II sau Công nguyên, bắt đầu từ tập bản khắc đá, in bằng ván khắc rồi đến in bằng con chữ rời. Mãi đến cuối thế kỷ XIV nghề in đã rất phát triển ở Trung Quốc mới từ Tây vực truyền sang Châu Âu và đã góp phần rất quan trọng vào việc đưa vùng này thoát khỏi đêm dài Trung cổ.

Nghề làm giấy có từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên ở Trung Quốc và được hoàn thiện dần để đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên thì được truyền bá sang Châu Âu qua Tây Ban Nha như là một kỹ nghệ hoàn hảo. Pháp và Bắc Mỹ lần lượt nhập được kỹ thuật này vào cuối thế kỷ XII và cuối thế kỷ XVII.

Thuốc súng (gồm than gỗ, lưu huỳnh và tiêu thạch – Natri) đã được giới binh đao của Trung Quốc cổ dùng từ trước thế kỷ thứ X sau Công nguyên. Mãi đến giữa thế kỷ XIV Châu Âu mới bắt đầu biết chế thuốc súng đến để sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở thời kỳ quá độ từ Trung cổ sang Cận đại.

Nhắc lại sơ lược nhũng phát minh nói trên, dù là khoa học hay kỹ thuật để nói lên rằng, Trung Quốc cổ đại đã có một nền khoa học- kỹ thuật vượt trội, song song với sự hình thành và phát triển của Khổng giáo. Còn sau này, nhất là sau thời kỳ Phục hưng ở phương Tây, sự tiến bộ chậm chạp về khoa học- kỹ thuật của phương Đông phụ thuộc vào nhiều yếu tố chính trị – xã hội phức tạp khác chứ không phải là do lỗi của ngài Khổng Tử rất đáng kính trọng.

Cuối cùng, ý kiến của ông Tsou Chenlu về thái độ nhấn manh kỹ thuật (công nghệ) coi nhẹ khoa học (đặc biệt các nghiên cứu cơ bản) của các nhà lãnh đạo Trung Hoa kể từ thời nhà Thanh là có cơ sở và cũng có thế giải thích được.

Đây là tình trạng phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển Tâm lý sốt ruột mau chóng có một nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh đang sớm thoát ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu, cộng với sự eo hẹp về nguồn lực và sự thúc bách của cơ chế thị trường đã làm cho các nhà họach đinh chính sách phát triển ở những nước này dễ có khuynh hướng ưu tiên cho những đầu tư sớm có hiệu quả theo kiểu “mỳ ăn liền”. Đầu tư cho công nghệ dễ thấy có hiệu quả hơn là đầu tư cho khoa học. Hơn nữa, trong khoa học nói chung bên cạnh “khoa học vi nhân sinh” còn có cả “khoa học vi khoa học” mà xem ra cả hai đều quan trọng. Càng ngày chúng ta càng thấy rõ ràng nếu không có một trình độ khoa học vững vàng thì không thể phát triển công nghệ một cách có hiệu quả được. Chỉ có điều với nhung nước nghèo thì phải cân nhắc thật kỹ tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học và cho phát triển công nghệ để vừa dần dần xây dựng tiềm lực khoa học mạnh mẽ, vừa tiến hành đổi mới công nghê một cách có hiệu quả.

Đó cũng chính là điều mà Trung Quốc đang thực hiện với tinh thần sáng tạo của Khổng Tử, hay của Mác? hay của cả hai cộng lại?

GS.Chu Hảo
Nguồn:
  Tạp chí Tia sáng

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

—————————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;