Nếu ngôi nhà dựa trên móng, thì nền kinh tế dựa trên nhu cầu. Hạn chế cầu là hạn chế nền kinh tế; bóp méo nhu cầu là làm cho nền kinh tế sai lệch. Rõ ràng không ai muốn mua nhiều xe cả, đặc biệt là khi nhà của chúng ta nói chung đều khá chật hẹp. Nếu ai đó thích ngắm xe thì một chiếc chắc cũng là quá đủ. Người ta mua xe chẳng qua là để phục vụ nhu cầu đi lại, và chẳng ai có thể đi một lúc trên hai chiếc xe.

Trong tiêu dùng, con người hướng tới tối đa hoá các tiện ích. Vì thấy xe máy rất tiện lợi trong điều kiện thực tế của cơ sở hạ tầng và đời sống, nên người vẫn chọn xe máy. Do vậy, nhu cầu có xe máy là việc tuân theo quy luật của tiện ích. Khi chính quyền tp. Hà Nội bãi bỏ chủ trương tạm dừng đăng ký xe máy là tạo thuận lợi cho người dân dân.

Ngoài ra, nền kinh tế gồm rất nhiều bộ phận hợp thành và có quan hệ chằng chịt với nhau. Nếu cho đăng ký xe thì việc bán xe máy, chữa xe máy… thậm chí dán đềcan xe máy, chạy xe ôm… đều góp phần giải quyết công ăn việc làm, làm tăng trưởng kinh tế. Theo tôi, thay vì để người dân bỏ 3 triệu đồng đó để mở rộng đường, làm cầu vượt… Như thế sẽ tốt hơn là việc hạn chế đăng ký xe. Bãi bỏ tạm ngừng đăng ký xe máy là một quyết định sáng suốt, tuy có hơi muộn.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Nguồn:
  Báo Lao động

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

—————————————————————-

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá;