Chiến trận là gì? Đó là lề luật cao nhất của quy tắc đối kháng, một mất một còn, người ta tả xung hữu đột xông vào nhau từ tư tưởng chiến lược đến vũ khí chiến thuật, hai bên tung ra những gì mạnh nhất bằng chính những đội quân bằng xương bằng thịt và cuộc đối đầu đó có giá của máu và những cái xác. Đối kháng chính là định nghĩa ngắn gọn trực tiếp nhất của “kịch tính”.
Chuyển qua thể thao, chúng ta thấy, bóng đá hiện đang được coi là môn thể thao vua, tại sao vậy? Bởi vì nó là môn thể thao đối kháng một chọi một với quy mô có tương quan lực lượng, suy rộng ra các môn thể thạo có đối kháng khác như khúc côn cầu, bóng chày, đấm bốc, đấu kiếm đều là những môn có ưu thế hơn hẳn các môn tính điểm.
>> Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoạigọi số: – 1900.0191
Đi trực tiếp vào nghệ thuật, chúng ta thấy, ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, sân khấu kịch là trung tâm hệ trọng nhất của đời sống văn hoá cộng đồng, đến thời hiện đại, ở Châu Âu mọi ngành nghệ thuật đều chầu quanh sân khấu, ở đó diễn ra các vở kịch của Shakespeare, Racine, Comeille, hay Brecht… kèm theo chúng là hội họa hài trí sân khấu, âm nhạc diễn tấu và cả công nghệ chuyển động của bộ máy sân khấu. Ngày nay, bộ môn điện ảnh được gọi là “sân khấu màn ảnh” còn quy tụ xung quanh nó không chỉ mọi ngành nghệ thuật mà còn có mọi ngành kỹ nghệ hiện đại nhất tham dự.
Tại sao kịch lại có quy mô trọng đại đến vậy? Chính ông vua của môn này Shakespeare đã định nghĩa: “cuộc đời chỉ là một màn kịch lớn”. Có nghĩa, kịch với các nhân vật, các lớp lang các xung đột tư tưởng, các hành động, các sinh hoạt, trông giống một cuộc đời thu nhỏ. Tất nhiên thu nhỏ hơn, nhưng lại đặc tả hơn, tinh hoa hơn và tiêu biểu hơn.
Sống giữa đời sống kịch ở Hy Lạp, một quốc gia được xem là ban mai văn hoá kinh điển của nhân loại, một quốc gia coi kịch là sự kiện tinh thần cao nhất của công dân, ở đó, tất cả mọi người nghèo đều được phát vé miễn phí để xem kịch. Triết gia Aristote trong sách “Thi ca” của mình đã đi thẳng vào vấn đề cao nhất của nghệ thuật, đó là “kịch tính”. Ông viết trước khi thi sĩ Homère xuất hiện, ở Hy Lạp có ngàn vạn nhà thơ đi dong, số lượng nhà thơ khi đó chỉ kém số lượng các vận động viên, họ đi đến các sân vận động, gảy đàn ngâm nga những vần thơ, vừa giống các ca sĩ, vừa giống người kể chuyện, để kiếm chút tiền nuôi sống bản thân. Nhưng chẳng một ai trong số họ lưu lại được danh tiếng của mình. Tại sao vậy? Vì họ chỉ ngâm lên các đoàn ca theo lối ballad, hời hợt, vui vẻ chọc cười. Họ biến mất vô danh sau mỗi ngõ nhỏ, mỗi khúc quanh ở làng quê, và chỉ khi Homère xuất hiện, ông mới nâng thi ca thành bất hủ và trở thành danh tiếng như thể đã cứu vãn tất cả những gì nhà thơ vô danh trước đó. Tại sao vậy? Aristote nới rằng: chỉ vì, chỉ có một mình Homère mới đưa thi ca vào giữa cuộc đời trọng đại, nói cách khác chỉ có Homère mới đưa tính trọng đại của thi ca vào giữa cuộc đoiừ. Nhưng Homère làm việc đó bằng cách nào? Ông đã tử bỏ lối du hí của đoản ca vui vẻ hời không kế tục nổi Homère, triết tiếng chân chàng bước lại gia Platon còn tuyên bố: Hãy mời các nhà thơ bước ra khỏi y Lạp, để cho đất nước ta xứng đáng là quốc gia của những người thông thái.
Đến lượt triết gia Hegel, được xem là ngai vàng của mỹ học hiện đại, ông đã tuyên bố: nội dung cao cả nhất của mọi loại hình nghệ thuật chính là kịch tính. Hãy xem từ các bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng” của Leonardo de Vinci, “Tạo thiên lập địa” của Michelangeto, hay “Ngày tận thế” của các hoạ sĩ khác, chẳng phải chúng đều mang sử tính và kịch tính đó sao? Các bản giao hưởng “Định mệnh” hay “Số chín” của Beethoven đều phải chứa kịch tinh làm nội dung để triển khai giai điệu và hoà thanh. Hegel nói: nghệ thuật không có kịch tính chẳng khác gì những người đàn bà ở những thành phố nhỏ. Đàn bà ở những thành phố nhỏ là gì? Tất nhiên họ cũng xinh đẹp, cũng thích ăn vận thời trang. Nhưng họ từ từ đi từ nhà ra chợ, mua ít đồ ăn, nấu nướng, và nhàn rỗi lấy kim đan ra đan áo, đưa mắt ra ngoài cửa sổ thấy ông chồng đang bổ củi ở ngoài sân… nghĩa là tất cả đều diễn ra bình bình trong tầm mắt, không có gì bất ngờ xảy ra cả. Lấy đâu ra cảnh chồng nàng bỗng ào về nhầ như một cơn bão, kéo theo sau là ông chủ hiệu cầm đồ, chàng bán đi chiếc piano quý giá nhất của mình, gom tiền mua một khẩu súng, hỏi thì chàng chỉ đáp gọn lỏn: “Anh vừa ném giăng để bảo vệ danh dự, ngày mai anh sẽ đấu súng”. Sau đó tất cả không gian đều như chìm vào trong dòng xoáy của im lặng, đang đêm nàng giật thót mình vì tiếng bóp cò thử sau khi đa lau kỹ súng của chàng, tiếng cò dội lên khô khốc hơn định mệnh, nó vang như tiếng sấm từ trời cao dội xuống không gì khước từ nổi và tiếng chân chàng bước lại giường nàng nhẹ như đôi cánh thánh thần đang đạp trên những hơi thở hồi hộp nhất, chàng khẽ xoay vai vợ, chàng hơn một bộ mặt như được làm bằng nước mắt đã chảy suốt từ giờ nọ đến giờ kia và chưa bao giờ nàng được đón nhận một nụ hôn có nhiều hương vị như vậy, nó vừa nồng nàn cuồng nhiệt nhưng vừa tê tái như những bài học sám hối, tại vừa thôi thúc như thể bóng đêm còn quá ngắn không đủ thời gian cho nụ hôn cuối cùng… nàng tràn ngập hạnh phúc, đáng lẽ nàng định nói “anh đừng đi!” thì trái tim nàng lại bật ra “anh hãy đi đi!” nàng nói vậy vì biết: một con người có nụ hôn ý nghĩa đến thế phải là một con người thuộc về danh dự. Và trận đấu sáng mai là của chàng, chàng không có cách gì lui bước cả.
Người đàn bà ở thành phố nhỏ, đâu có là đàn bà ở thành phố cảng, để đang đêm giật mình nghe tiếng hét của Comlobus rằng: “Dậy đi em! Hãy rót nhiều rượu vàng vào! Anh đã tìm ra châu Mỹ!”. Đấy nghệ thuật không có kịch tính, cũng giống đàn bà ở các thành phố nhỏ, ăn diện, son phấn, đi đi về về, tỉ tê ngâm mấy đoản vần, mua vui hời hợt.
Tại sao sử thi lại quan trọng cho một nền văn hoá đến vậy? Vì nó chứa nhân vật, cũng như các cuộc đối thoại, mà có đối thoại thì mới có tư tưởng . Vì thế, một dân tộc nếu chưa có sử thị để chứng minh đời sống của tư tưởng thì, chưa hẳn đã lớn lao. Nhưng cả thế kỷ qua, ở Trung Quốc còn xảy ra một sự kiện khác lạ như phép lạ. Nếu Platon nói hãy mời các nhà thơ ra khỏi đất nước, thì ở Trung Quốc, trong nhiều thập kỷ qua, các nhà thơ dường như tuyệt đối biến mất: Đó quả là phép lạ, vì Trung Quốc xưa nay vẫn được xem là một trong vài chiếc nôi thơ lớn nhất của thế giới với thời kỳ vàng son đời Đường, đời Tống, vậy mà giờ đây họ biến mất đến mức không hề thấy sủi tăm. Có lẽ, ngày nay không thể nào kiểm nôi một người cầm bút ở Trung Quốc nghĩ rằng: họ có thể thành danh bằng việc làm thơ.
Nói các nhà thơ Trung Quốc biến mất cũng chưa đúng hẳn, chính xác ra là: họ chuyển từ việc làm thơ sang viết tiểu thuyết. Các tiểu thuyết gia xuất hiện mỗi ngày mỗi nhiều, và các cây bút dù tuổi đời còn rất trẻ đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách bắt tay viết tiểu thuyết. Tại sao vậy? Bởi vì tất cả đều ít nhất nhận ra rằng:
Tiểu thuyết mới chứa kịch tính để đem lại tầm vóc cho tư tưởng đồ sộ. Còn thơ ư; lối tức cảnh sinh tình của vua chúa ngày xưa đã quá lạc hậu và nhỏ bé rồi. Chắc hẳn, họ đã tìm ra nguyên lý, như Hegel nói: “cái gì hợp lý thì cái đó tồn tại, cái gì tồn tại thì cái đó hợp lý”.
Nguyễn Hoàng Đức
Nguồn: Tạp chí Ngày Nay
THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;
3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;
4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;
5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;