Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018

– Nghị định 59/2019/NĐ-CP

2. Xung đột lợi ích là gì?

Xung đột lợi ích là tình huốngmà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích củahọ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

3. Quy định về phòng ngừa xung đột lợi ích

3.1. Quy định về nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật năm 2018) đã quy định một số nội dung mang tính nguyên tắc về công khai, minh bạch và thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động công vụ như: nguyên tắc, hình thức công khai, nội dung công khai… Theo đó, “thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật” thì phải thực hiện công khai minh bạch. Bên cạnh đó, Luật năm 2018 cũng quy định trách nhiệm thực hiện công khai minh bạch trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thực thi công vụ. Việc Luật năm 2018 lược bỏ bớt các quy định về công khai minh bạchtrong một số lĩnh vực chuyên ngành để luật chuyên ngành quy định và chỉ quy định nguyên tắc về nội dung, hình thức, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị vừa đảm bảo không chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật vừa đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong hệ thống pháp luật.

3.2. Quy định về trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ

Luật năm 2018 quy định: “Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao”. Theo đó, “Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình”. Luật năm 2018 cũng quy định cụ thể về nội dung giải trình; những nội dung không thuộc phạm vi giải trình; điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình; những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình; quyền và nghĩa vụ của những chủ thể có liên quan trong yêu cầu và thực hiện trách nhiệm giải trình; trình tự, thủ tục thực hiện trách nhiệm giải trình…

3.3. Quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ

Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Cán bộ công chức, Luật viên chức bao hàm những quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ (CB),công chức (CC), viên chức (VC) trong thi hành công vụ như: phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ; cấm CB,CC,VC tận dụng hoặc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến dịch vụ dân sự để trục lợi. Bên cạnh đó, CB,CC,VC phải thực hiện “có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và “tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức”. Xét về bản chất, những quy định này có tác dụng loại bỏ nguy cơ nảy sinh XĐLI tiềm tàng trong hoạt động công vụ.

Luật năm 2018 quy định việc chuyển đổi vị trí công tác đối với CB, CC,VC làm việc tại một số vị trí liên quan đến quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Đồng thời, Luật năm 2018 cũng quy định quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn (Điều 20), quy định việc tặng quà và nhận quà (Điều 22), kiểm soát xung đột lợi ích (Điều 23)… Những quy định này nhằm phòng ngừa việc tạo ra các mối quan hệ giữa CB,CC,VC với các bên liên quan nhằm thực hiện những hành vi thu lợi bất chính từ việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của CB,CC,VC qua đó, bảo tính minh bạch, đúng đắn trong hoạt động công vụ.

4. Quy định về nhận biết, giám sát, theo dõi và xử lý tình huống có xung đột lợi ích

4.1. Quy định về trách nhiệm kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ

Luật phòng chống tham nhũng quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm kiểm soát xung đột lợi ích, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về trách nhiệm xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích (Điều 31); giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích (Điều 32); tạm đình chỉ, đình chỉ việc thực thi công vụ của người có xung đột lợi ích (Điều 33, 34). Luật CB, CC quy định vấn đề thanh tra công vụ, Luật Viên chức quy định về thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Luật đấu thầu năm 2013 quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu (Điều 87); những hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu (Chương XI) trong đó có tình huống xung đột lợi ích trong hoạt động đấu thầu.

4.3. Quy định về xử lý khi xảy ra xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ

Luật năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định việc nhận quà tặng, báo cáo, nộp lại và xử lý quà tặng; Luật tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng quy định việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo những hình thức mà cơ quan có chức năng, người dân tại nơi cư trú có thể thông qua đó giám sát những thay đổi bất thường trong thu nhập, tài sản của CB, CC, VC. Bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của CB, CC theo quy định mới của Luật năm 2018 và văn bản hướng dẫn cũng sẽ giúp xử lý xung đột lợi ích tốt hơn. Đặc biệt, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định khá cụ thể về các trường hợp xung đột lợi ích để nhận diện tình huống khi xung đột lợi ích nảy sinh trên thực tế, Nghị định số 59 cũng quy định về trách nhiệm thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích của các chủ thể khi xác định có xung đột lợi ích (Điều 30); trách nhiệm xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích của chủ thể có thẩm quyền (Điều 31, Điều 32).

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định những chế tài hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định về xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ. Bộ luật Hình sự cũng quy định chế tài nghiêm khắc đối với công chức lợi dụng quyền hạn hoặc vị trí công tác để mưu lợi cá nhân. Theo đó, những công chức lợi dụng quyền hạn và/hoặc vị trí (bao gồm cả xung đột lợi ích) của mình phải bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm.

5. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích

Việc quyết định giám sát thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà chưa cần thiết phải áp dụng biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyên người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.

Người trực tiếp quản lý, sử dụng người có xung đột lợi ích căn cứ vào phạm vi, quy mô, tính chất và nội dung của nhiệm vụ, công vụ, quyết định tự giám sát hoặc giao cho công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình thực hiện việc giám sát.

Nội dung giám sát bao gồm:

– Việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích bao gồm tiến độ và kết quả đã đạt được;

– Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Các nội dung khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích.

Người được giao giám sát có trách nhiệm sau đây:

– Yêu cầu người có xung đột lợi ích thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát;

– Làm việc trực tiếp với người có xung đột lợi ích khi xét thấy cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích giám sát;

– Báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản với người giao giám sát về khó khăn, vướng mắc hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người có xung đột lợi ích để có các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời;

– Báo cáo với người giao giám sát khi có căn cứ cho rằng việc giám sát không phù hợp với xung đột lợi ích hoặc khi xung đột lợi ích không còn.

Những phân tích nêu trên cho thấy, pháp luật về phòng ngừa xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ đã dạt được một số kết quả sau:

Một là, vấn đề xung đột lợi ích bước đầu đã được ghi nhận trong Luật năm 2018. Bên cạnh đó, trong một số lĩnh vực cụ thể, pháp luật chuyên ngành đã quy định về cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích, đặc biệt là những quy định hạn chế lợi ích cá nhân trong kinh doanh, nhận/tặng quà, minh bạch tài sản, thu nhập, hạn chế việc làm thêm…. Những quy định này bước đầu đã góp phần hình thành nhận thức rằng hoạt động công vụ cần hướng đến sự minh bạch, khách quan và liêm chính và những điều này phải được đảm bảo bằng pháp luật. Đồng thời, những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự liêm chính, khách quan, đúng đắn của hoạt động công vụ cần được ngăn chặn, loại bỏ. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục thể chế hóa xung đột lợi ích và kiểm soát xung đột lợi ích trong tương lai.

Hai là, những quy định bước đầu mang bản chất là phòng ngừa xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ đã phát huy tác dụng là công cụ kiểm soát xung đột lợi ích góp phần đảm bảo tính khách quan, liêm chính trong hoạt động công vụ. Đó là những quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, kiểm soát việc tặng/nhận quà, hạn chế về lợi ích kinh doanh và công việc làm thêm của CB, CC, VC. Việc thực hiện những quy định này trong thời gian qua cho thấy bước đầu đã có tác dụng nhất định trong phòng chống tham nhũng nói chung và phòng ngừa xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ nói riêng, qua đó góp phần đảm bảo tính khách quan, liêm chính trong hoạt động công vụ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập