“Quyền lực” của nhượng quyền
Đã xa rồi cái thời phải dằn ví cả tháng để được thưởng thức ăn “cơm tây, cơm tàu”. Ngày nay với số tiền không quá lớn, tương đương một bữa trưa công sở, thực khách có thể chọn gu ẩm thực kiểu Ý, kiểu Mỹ thậm chí kiểu Thái theo phong cách “nhanh- tiện- giá hợp lý”.
Đó là “quyền lực” mà mô hình kinh doanh nhượng quyền trong ẩm thực đem lại.
Các cửa hàng bán thức ăn theo chuỗi này thường tạm chia làm hai loại: fastfood đúng nghĩa như KFC, BBQ, Lotteria, Pizza Hut, Jollibee, Goloria Jeans Coffees…. hoặc là chuỗi “nhà hàng công sở” với các phần ăn phục vụ nhanh chóng giản tiện nhưng không quá công nghiệp mà Bún ta, Phở 24 của Việt Nam hay ThaiExpress (số 7 Đinh Tiên Hoàng) là điển hình.
Ngoại trừ Bún Ta và Phở 24, điểm chung của các chuỗi “nhà bếp” ngoại này là đều “đổ bộ” vào Việt Nam theo phương thức nhượng quyền kinh doanh. Mô hình này không mới ở Việt Nam với sự có mặt cách đây gần chục năm KFC nhưng năm 2009 được nhiều chuyên gia dự báo sẽ là thời điểm bùng nổ.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: – 1900.0191
Anh Lê Vũ Minh, Phó Giám đốc, Công ty RedSun ITI, doanh nghiệp vừa mua quyền kinh doanh của chuỗi nhà hàng ẩm thực Thái –ThaiExpress hồi tháng 3 lý giải, sở dĩ năm 2009 bỗng nhiên…hấp dẫn vì thị trường bán lẻ đã mở rộng cửa sau ngày 1/1 với những điều kiện kinh doanh dễ dàng hơn cho loại hình này.
Mặt khác, theo anh, người tiêu dùng Việt nhất là giới trẻ ngày nay có xu hướng ưa chuộng những chuỗi nhà hàng hiện đại, tiện dụng nhưng vẫn phải dễ chịu cả về không gian lẫn giá cả.
“Họ không chỉ ăn uống mà còn muốn tận hưởng cảm giác thoái mái của không khí quán xá, cách phục vụ… đó là lý do chuỗi ThaiExpress luôn duy trì tông cam tươi mát và decor nội thất trẻ trung”, anh Minh cho biết.
Ở góc nhìn khác, trong một bài trả lời phỏng vẩn mới đây, ông Lý Quí Trung lại phân tích chính suy thoái kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy nhiều thương hiệu quốc tế, trong đấy có ẩm thực phải mở đường sang các thị trường mới nổi như Việt Nam.
“Theo tôi, khoảng 2-3 năm nữa, hoạt động này tại VN sẽ sôi động hơn, với sự tham gia của nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng quốc tế như Seven-Eleven, Mc Donald, các chuỗi siêu thị…”, ông Trung dự đoán.
Thực tế, đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có khoảng 100 thương hiệu quốc tế hoạt động thông qua phương thức nhượng quyền, phần lớn tập trung vào lĩnh vực ẩm thực. Sự sôi động của thị trường nhượng quyền được các chuyên gia dự báo, có thể không dưới 30%/năm.
Từ những “đại gia” đã “cắm rễ” thâm niên như KFC, Lotteria hay mới vài năm như Goloria Jeans Coffees, Lee’s Sandwiches, Jollibee, BBQ, Pizza Hut… đều chọn năm 2009 để đua nhau mở chuỗi. Cụ thế, Lotteria công bố tăng từ 56 lên 80 cửa hàng, KFC cũng tăng tổng số cửa hàng lên khoảng 80…
Đó là chưa tính đến các thương hiệu ẩm thực theo trường phái phương đông của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc…đang âm thầm nhưng bén rễ nhanh chóng trên thị trường. Vừa đến Việt Nam tháng 3 vừa qua nhưng chuỗi nhà hàng Thái_ThaiExpress cũng đã có kế hoạch mở khoảng 15 cửa hàng nhượng quyền tiếp theo tại Việt Nam.
“Ngoài ThaiExpress do chúng tôi mang về từ Singapore, theo tôi biết, nhiều thương hiệu nổi tiếng khác cũng đang đàm phán để thị trường Việt Nam như Stabuck chẳng hạn… ”, anh Minh cho biết.
Tại sao chọn nhượng quyền?
Thống kê của Hội Liên hiệp chuyển giao thương hiệu quốc tế (IFA) cho biết có đến 90% Cty mua nhượng quyền kinh doanh tồn tại tốt sau mười năm hoạt động, trong khi chỉ có trên 10% công ty tự thành lập theo cách thông thường phải đóng cửa.
Điều đó đủ hiểu vì sao nhượng quyền được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Anh Lê Vũ Minh thẳng thắn “Nếu tự mình mở 1 nhãn hiệu nào đó thì khả năng thành công rất thấp, có khi chỉ 10% thôi nhưng nếu chọn nhượng quyền thì khả năng thành công có thể đảm bảo đến 80%”.
Lý do nhượng quyền có thể đảm bảo tỷ lệ thành công lớn đơn giản vì người mua quyền kinh doanh có thể tránh được các chi phí rủi ro ban đầu, chi phí đầu tư thương hiệu mà lại rút ngắn được thời gian khởi nghiệp.
Đặc biệt nhờ là hệ thống nhượng quyền rộng khắp nên chỉ cần cầm được quyền kin
Kinh doanh ẩm thực đang là mốt của nhượng quyền
Kinh doanh ẩm thực đang là mốt của nhượng quyền yên tâm đã có sẵn một lượng khách quen của thương hiệu này từ trước.
“Khi quyết định chọn kinh doanh ẩm thực chúng tôi đã đi tìm hiểu các mô hình nhà hàng theo chuỗi và nhận thấy có rất nhiều trường phái ẩm thực khác nhau: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, phương Tây… Cuối cùng, chúng tôi chọn ThaiExpress vì đây là mô hình khá hiệu quả, mới chỉ 5 năm mà đã có 80 chi nhánh ở 9 nước. Món Thái lại dễ hợp khẩu vị nhiều người, đặc biệt quen thuộc với du khách nước ngoài nên nhà hàng ThaiExpress tại Hà Nội quá nửa là đón khách quen” , anh Minh cho biết.
Bên bán cũng có lợi rất lớn, không chỉ thu được tiền nhượng quyền mà khi bên mua hoạt động thành công thương hiệu của bên bán cũng sẽ được quảng bá rộng rãi hơn, “có giá” hơn cho các thương vụ sau.
Với những doanh nghiệp không có đủ khả năng, tiềm lực tài chính mà muốn mở rộng chuỗi phân phối trên phạm vi rộng thì đây là một giải pháp hữu hiệu để “chắp cánh thương hiệu”.
Chính các ngân hàng cũng nhận thấy sự hấp dẫn và an toàn của hình thức kinh doanh này, do đó gần đây nhiều ngân hàng rất quan tâm đến những dự án kinh doanh ẩm thực nhượng quyền. Có thể thấy với những cơ hội thuận lợi ít ngành nào có được trong thời điểm hiện nay, việc ẩm thực ngoại nhượng quyền thành mốt tại đô thị là rất gần.
Theo Vietnam Net
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Tư vấn pháp luật lao động;
3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;
2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.
6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;