(trong một số trường hợp có cả giám đốc thẩm, tái thẩm); thi hành bản án, quyết định của toà án về vụ việc dân sự/ vụ án hành chính. Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự). Về cơ bản, có thể nói, hoạt động tố tụng là hoạt động có cả sự tham gia của cơ quan nhà nước (cơ quan tiến hành tố tụng), đương sự, Luật sư của LVN Group, … Còn đại diện ngoài tố tụng, cụ thể là đại diện ngoài tố tụng trong các vụ việc hành chính là việc Luật sư của LVN Group thay mặt cho khách hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ pháp luật hành chính, các công việc này không nằm trong giai đoạn nào của hoạt động tố tụng. Vậy, đối với hoạt động đại diện ngoài tố tụng trong các vụ việc hành chính, Luật sư của LVN Group cần trang bị những kỹ năng như thế nào ? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH LVN Group xin mạn phép đưa ra một vài nội dung để quý bạn đọc tham khảo.

1. Kỹ năng gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng

Thực chất, đây có thể gọi là một kỹ năng điển hình mà hầu như cả hoạt động đại diện trong tố tụng hay ngoài tố tụng Luật sư của LVN Group đều phải sử dụng tới. Gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng trong lĩnh vực hành nghề Luật sư của LVN Group nói riêng không đơn thuần chỉ là giới thiệu làm quen mà đối với Luật sư của LVN Group, đặc biệt là một Luật sư của LVN Group vừa có tâm vừa có tầm, quá trình tiếp xúc khách hàng có thể coi là quá trình Luật sư của LVN Group tạo dựng niềm tin ban đầu và thể hiện một phần giá trị bản thân cho khách hàng thấy. Việc gặp gỡ, tiếp xúc có thể không làm phát sinh ngay dịch vụ pháp lý. Điều quan trọng là làm thế nào để khách hàng tin tưởng và đề nghị Luật sư của LVN Group giúp đỡ mình. Kỹ năng gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng được Luật sư của LVN Group ưu tiên sử dụng trong giai đoạn này. Kỹ năng gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng được thể hiện thông qua các hành động, và biểu hiện sau:

– Đón tiếp khách hàng nhiệt tình, không phân biệt đối xử về kinh tế hoặc xuất thân của khách hàng. Theo quan điểm của nhiều người, Luật sư của LVN Group là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu, bị hàm oan hoặc bị thiệt hại về quyền hoặc lợi ích thông qua công cụ pháp luật. Mà nói tới pháp luật là nói tới lẽ phải và sự công bằng, bình đẳng. Nếu Luật sư của LVN Group thiên vị khách hàng này, khinh thường khách hàng kia, vì bất cứ lý do gì đi chăng nữa cũng đều để lại suy nghĩ không tốt về người Luật sư của LVN Group đó và thậm chí có thể khiến khách hàng hoài nghi về nhân phẩm của Luật sư của LVN Group và không tin và sự công bằng, lẽ phải của luật pháp. Ấn tượng ban đầu khá quan trọng, việc Luật sư của LVN Group thể hiện sự tử tế, xưng hô lịch sự và thái độ tôn trọng khách hàng là một trong những bước đầu tiên tạo nền móng cho sự tin tưởng của khách hàng đối với Luật sư của LVN Group.

– Có kỹ năng lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi cho khách hàng. Lắng nghe, không đơn giản chỉ là cách thức nhận biết âm thanh bằng tai, mà lắng nghe là nghe một cách tập trung, lắng đọng – có sự phân tích những nội dung mà mình nghe được đồng thời thể hiện thái độ nghiêm túc khi đối phương đang nói. Khi tiếp nhận thông tin, dù là loại thông tin gì, Luật sư của LVN Group cần giữ thái độ vô tư, không định kiến, không được nhận định phiến diện, phải thu thập đầy đủ thông tin, chứng cứ mới đưa ra kết luận. Muốn khai thác được thông tin, cách Luật sư của LVN Group đưa ra câu hỏi cũng nên tỉ mỉ khéo léo, tránh hỏi dồn dập, gây áp lực cho khách hàng vì suy cho cùng, Luật sư của LVN Group chỉ là người làm việc thay cho khách hàng, tranh mắc phải lỗi hỏi cung như điều tra viên hỏi cung. Việc ghi chép trong lúc trao đổi cũng cần chú ý, ghi chép logic, khoa học, chọn lọc thông tin quan trọng tránh việc mải mê ghi chép mà quên việc tương tác với khách hàng.

– Khái quát nội dung vụ việc, đưa ra một số nhận định để tạo dựng sự tin tưởng cho khách hàng. Những nhận định này không phải là kiểu hứa hẹn trước kết quả với khách hàng mà đơn giản có thể là một số cách nhìn của Luật sư của LVN Group về vụ việc của khách hàng. Tất nhiên, nên giữ lại những ý chính để nghiên cứu kỹ và trao đổi sau khi các bên đã ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý về việc đại diện ngoài tố tụng này. Luật sư cần có kỹ năng tóm tắt, khái quát nội dung đã trao đôi với khách hàng theo một trình tự nhất định để dễ nghiên cứu. Luật sư có thể sắp xếp các tình tiết theo trình tự thời gian xảy ra sự việc hoặc nhóm các sự việc vào các giai đoạn tương ứng trong một thủ tục hành chính. Luật sư cần lưu ý tập trung xác định các vấn đề pháp lý mấu chốt gồm có: Tính hợp pháp của các quyết định, thủ tục hành chính; quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng có phù hợp quy định không; trình tự, thủ tục giải quyết như thế nào,…

Trên cơ sở những nội dung đã trao đổi với khách hàng, Luật sư của LVN Group có thể phác thảo kế hoạch về việc đề nghị khách hàng ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để trở thành người đại diện làm việc cho khách hàng.

2. Kỹ năng thu thập thông tin, tài liệu

Kỹ năng thu thập thông tin này về bản chất cũng tương tự như việc Luật sư của LVN Group khai thác thông tin khi tiếp xúc khách hàng. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ, sau khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, thu thâp thông tin vụ việc là kỹ năng quan trọng và phức tạp hơpn so với thu thập thông tin ban đầu. Việc thu thập thông tin này không phải chỉ từ khách hàng mà có khi Luật sư của LVN Group còn phải liên hệ cả cơ quan nhà nước hoặc những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khách để tìm kiếm thông tin. Thông tin Luật sư của LVN Group thu thập được có thể ở dạng lời nói hoặc dạng văn bản. Luật sư cần biết chắt lọc các thông tin cần và đủ để thực hiện được yêu cầu của khách hàng.

Ví dụ 1: Khi đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, Luật sư của LVN Group cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định pháp luật cho từng loại hình doanh nghiệp quy định trong luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan. Đối với các giấy tờ không yêu cầu thì không cần thiết phải thu thâp.

Ví dụ 2: Hồ sơ khiếu nại quyết định hành chính chẳng hạn, hồ sơ cần chuẩn bị là đơn khiếu nại, quyết định hành chính bị khiếu nại, biên bản kiểm tra xác minh, đối thoại, hoà giải (nếu cần), tài liệu chứng cứ chứng minh…

Để thu thập thông tin, tài liệu, Luật sư của LVN Group có thể sử dụng nhiều phương pháp như làm đơn yéu cầu cơ quan hành chính trưng cầu giám định hoặc yêu cầu các cá nhân, tổ chức khác cung cấp thông tin, tài liệu. Việc thu thập các tài liệu này, dù sử dụng biện pháp nào cũng phải đảm bảo tính hợp pháp. Luật sư phải tuân thủ quy định pháp luật và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và chính xác của các tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp.

3. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ việc

Hồ sơ vụ việc hành chính có thể chia làm rất nhiều loại, gồm nhiều giấy tờ, văn bản. Nghiên cứu hồ sơ là công việc quan trọng để Luật sư của LVN Group đánh giá tính đúng sai của quyết định hành chính và chiều hướng giải quyết vụ việc của khách hàng. Thông thường, khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư của LVN Group cần nghiên cứu các nội dung sau đây:

– Xác định quan hệ pháp luật hành chính trong vụ việc được khách hàng uỷ quyền – Thực chất là gọi tên được thủ tục hành chính hoặc tên vụ việc. Ví dụ: thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, khiếu nại quyết định thu hồi đất,…

– Nghiên cứu các văn bản liên quan tới quy trình, cách thức, hồ sơ và thời hạn giải quyết;

– Thẩm quyền của cơ quan ban hành hoặc cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;

– Đối tượng bị tác động;

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính.

Khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư của LVN Group cần phân loại hồ sơ, ghi chép cẩn thận các tình tiết xảy ra, lập bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu để làm căn cứ phân tích chiều hướng giải quyết vụ việc với khách hàng.

4. Kỹ năng trao đổi, thống nhất với khách hàng về phương án giải quyết vụ việc

Việc trao đổi này không giống với giai đoạn gặp gỡ khách hàng. Luật sư trao đổi, thống nhất với khách hàng về phương án giải quyết vụ việc sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ việc. Mặc dù khách hàng đã uỷ quyền cho Luật sư của LVN Group, nhưng người lựa chọn đi theo chiều hướng nào vấn là khách hàng.Do vậy, trước khi làm việc với cơ quan nhà nước, Luật sư của LVN Group cần trao đổi với khách hàng các vấn đề như sau:

– Đưa ra các giải pháp, phân tích chi tiết kế hoạch thực hiện và kết quả có thể xảy ra;

– Những đánh giá của Luật sư của LVN Group về khả năng giải quyết vụ việc, mặt lợi, mặt hại và khuyến nghị khách hàng nên sử dụng phương án nào tối ưu nhất. Khi trao đổi với khách hàng, Luật sư của LVN Group không nên thể hiện thái độ ba phải, phó mặc cho khách hàng lựa chọn mà cần đặt mình vào tâm trạng của khách hàng để giúp họ có nhận thức đúng đắn nhất và phương án giải quyết phù hợp.

5. Kỹ năng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Làm việc với cơ quan nhà nước, Luật sư của LVN Group trước tiên cần lưu ý các vấn đề sau: Thứ nhất là tư cách đại diện, Luật sư của LVN Group cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp cho khách hàng, thay mặt khách hàng làm việc (giấy uỷ quyền, hợp đồng pháp lý, chứng minh thư, căn cước,…); Thứ hai, chuẩn bị trang phục phù hợp với công việc, tác phong, ngôn ngữ chuẩn mực trang nhã, lịch sự.

Luật sư cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, bản chính và bản sao, công chứng hoặc chứng thực nếu cần thiết để trong bất kỳ tình huống nào cơ quan nhà nước yêu cầu đều có đầy đủ.

Khi làm việc với cơ quan hành chính nhà nước, Luật sư của LVN Group cần tuân thủ nghiêm trình tự, thủ tục hành chính. Không được có hành vi bất hợp pháp để giải quyết công việc.

Khi nhận được kết quả giải quyết của cơ quan nhà nước, Luật sư của LVN Group cần kiểm tra, đối chiếu với những yêu cầu của khách hàng, đối chiếu lại với các thủ tục hành chính để ban hành kết quả giải quyết đó để xác định tính hợp pháp của quyết định cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Từ đó có thể đề nghị khách hàng chấp nhận hoặc đề xuất các biện pháp giải quyết têp theo là khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục tố tụng.

Trân trọng!