1. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

Trong quá trình phân tích vụ việc, nghiên cứu hồ sơ vụ án là khâu quan trọng để đi đến những lập luận hợp pháp có lợi nhất. Có những phương pháp nghiên cứu khác nhau cho từng loại hồ sơ tuỳ theo lĩnh vực : hồ sơ của vụ việc hành chính, dân sự, hình sự… Tuy nhiên, điển hình và tiêu biểu nhất vẫn là kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

1. Khái niệm về hồ sơ vụ án hình sự:

Hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các văn bản, tài liệu được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc lập ra trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, được sắp xếp theo một trình tự nhất định phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài.

Thông thường hồ sơ vụ án hình sự được sắp xếp theo một trình tự nhất định, theo nhóm tài liệu, lấy thời gian thu thập làm căn cứ để sắp xếp theo thứ tự tài liệu thu thập trước để ở trên, tài liệu thu thập sau để ở dưới, cụ thể như sau:
– Các văn bản về khởi tố vụ án, khởi tố bị can
– Các văn bản về thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn
– Các tài liệu về kết quả điều tra không thuộc lời khai của những người tham gia tố tụng
– Biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng
– Tài liệu về nhân thân bị can
– Tài liệu về nhân thân người bị hại
– Các tài liệu về đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra
– Tài liệu kết thúc điều tra
– Tài liệu về truy tố
– Tài liệu trong giai đoạn xét xử
– Các tài liệu của Toà án cấp trên khi huỷ án điều tra lại hoặc xét xử lại (nếu có)
Việc nghiên cứu cách sắp xếp hồ sơ vụ án cho phép Luật sư nhìn nhận một cách tổng thể các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để có phương pháp nghiên cứu khoa học, hiệu quả và trích dẫn tài liệu, bút lục có trong hồ sơ đúng và chính xác. Mặt khác, Luật sư của LVN Group phải nhớ thứ tự sắp xếp hồ sơ vụ án để khi kết thúc việc nghiên cứu hồ sơ, bàn giao lại hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng không bị thất lạc, mất thời gian tìm lại, đồng thời học cách sắp xếp tiểu hồ sơ của mình để tiện cho việc tra cứu, trích dẫn khi thực hiện bào chữa tại phiên toà.

2. Khái niệm Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự:

Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các họat động của Luật sư: xem xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất vụ án, diễn biến của hành vi phạm tội, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó, Luật sư của LVN Group xác định những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch, xác định phương án bào chữa hoặc phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ Luật sư cần phải nghiên cứu hồ sơ một cách tòan diện và đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tránh tư tưởng chủ quan chỉ nghiên cứu những tài liệu mà mình cho là quan trọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua. Tuỳ theo hồ sơ vụ án cụ thể, Luật sư có thể nghiên cứu hồ sơ theo thứ tự thời gian diễn ra, theo trình tự tố tụng hoặc theo từng tập tài liệu liên quan đến từng người tham gia tố tụng. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu đầy đủ, ghi chép, lập được hệ thống chứng cứ của vụ án để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bào chữa, đề cương bào chữa hoặc luận cứ bảo vệ quyền lợi cho đương sự.

3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ:

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ là cách thức Luật sư có thể nghiên cứu hồ sơ vụ án theo trình tự tố tụng diễn ra theo thời gian bắt đầu từ quyết định khởi tố vụ án rồi mới nghiên cứu các tài liệu xác định về về hành vi phạm tội của bị can…Người bào chữa có thể nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố tụng , phương pháp này bắt đầu từ việc nghiên cứu Cáo trạng của Viện kiểm sát tiếp đến là Kết luận điều tra và các tài liệu khác. Nghiên cứu theo phương pháp này cho phép nghiên cứu hồ sơ qua đó kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của các quyết dịnh tố tụng. Mỗi phương pháp có thế mạnh khác nhau, tuỳ theo từng hồ sơ vụ án, tính chất phức tạp, số lượng bị can, bút lục có trong hồ sơ của vụ án, thời gian vật chất dành cho việc nghiên cứu, vị trí tham gia tố tụng của người được trợ giúp pháp lý, người bào chữa có thể sử dụng một trong các phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp để đạt hiệu quả cao.

4. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự:

4.1 Kỹ năng nghiên cứu bản cáo trạng:

Luật sư nghiên cứu bản cáo trạng để hiểu nội dung của vụ án, diễn biến hành vi phạm tội của bị can, yêu cầu giải quyết bồi thườngthiệt hại (nếu có) và quan điểm giải quyết vụ án của Viện kiểm sát. Khi nghiên cứu bản cáo trạng, Luật sư cần ghi chép lại đầy đủ các hành vi phạm tội của bị can; tội danh, điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát viện dẫn để truy tố; các chứng cứ được Viện kiểm sát dùng làm căn cứ xác định tội phạm , người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị hại, đương sự. Thông qua nghiên cứu cáo trạng, Luật sư của LVN Group cần rút ra được những điểm quan trọng liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ.

Cùng với việc nghiên cứu cáo trạng, Luật sư cần đọc biên bản giao nhận cáo trạng để tìm hiểu xem bị can có đồng ý với nội dung bản cáo trạng hay không? nếu không đồng ý thì ý kiến của bị can như thế nào, bị can có đưa ra được những chứng cứ để bác bỏ một phần hay toàn bộ nội dung quyết định truy tố hay không? Thông thường, những bị can đồng ý với nội dung bản cáo trạng thì ra phiên toà sẽ nhận tội, ít phản cung; những bị can không chấp nhận nội dung bản cáo trạng thì sẽ không nhận tội và thường thay đổi lời khai. Trường hợp bị can không đồng ý với nội dung bản cáo trạng Luật sư cần nghiên cứu kỹ các chứng cớ để xác định sự thật của vụ án và trao đổi với họ.

4.2 Kỹ năng nghiên cứu bản kết lụân điều tra:

Luật sư nghiên cứu bản kết luận điều tra để hiểu rõvề diễn biến của tội phạm, các chứng cứ mà cơ quan điều tra dùng để hiểu rõ về diễn biến của tội phạm , các chứng cứ mà Cơ quan điều tra dùng để chứng minh tội phạm và quan điểm, ý kiến đề nghị giải quyết vụ án của Cơ quan điều tra.

Trong quá trình nghiên cứu bản kết luận điều tra, Luật sư cần so sánh, đối chiếu, ghi lại những hành vi của bị cáo có nêu trong cáo trạng nhưng không được đề cập trong kết luận điều tra ; những điểm mâu thuẫn giữa bản cáo trạng và kết luận điều tra; quan điểm, ý kiến đề nghị giải quyết vụ án của cơ quan điều tra có lợi cho người được trợ giúp pháp lý mà mình bào chữa, bảo vệ.

4.3 Kỹ năng nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can:

Khi nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can, Luật sư cần làm rõ xem bị can có nhận những hành vi nêu trong cáo trạng hay không. trường hợp bị can nhận tội thì tìm hiểu tư tưởng, động cơ, mục đích, việc thực hiện hành vi phạm tội và sự ăn năn, hối cải của bị can như thế nào? Trên cơ sở đó xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo như hìan cảnh phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, động cơ, muc đích phạm tội, nhân thân của bị can. Trong trường hợp bị can không nhận tội, Luật sư nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can để nắm được các lý lẽ, chứng cứ mà bị can đưa ra để bào chữa cho mình.

Khi nghiên cứu các biên bản hỏi cung, Luật sư cần ghi lại theo trình tự thời gian: các hình vi bị can nhận như trong cáo trạng (có trích dẫn bút lục); hành vi nào cáo trạng nêu nhưng bị can không thừa nhận, các lý lẽ bị can đưa ra để bào chữa, chứng minh cho mình không có những hành vi đó? Hành vi nào ban đầu bị can nhận tội nhưng sau đó không thừa nhận nữa (ghi rõ tội nhận tội ở biên bản hỏi cung nào, bút lục nào?).

Khi nghiên cứu các biên bản hỏi cung, Luật sư cần kiểm tra về thủ tục tố tụng: xem biên bản hỏi cung đầu tiên có ghi phần giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can hay không; biên bản hỏi cung có bị tẩy xóa, sửa chữa hay viết thêm hay không? Nếu bị sửa chữa thì có chữ ký xác nhận của bị can hay không? Trong trường hợp biên bản hỏi cung ghi cả thái độ, cử chỉ của bị can trong lúc trả lời như bị can cúi đầu, im lặng, không trả lời, lý do bị can không ký vào biên bản…thì Luật sư cần ghi lại và lưu ý làm rõ nguyên nhân, trong nhiều trường hợp những cử chỉ, hành vi này thể hiện diễn biến tâm lý, đấu tranh tư tưởng của bị can khi khai báo hoặc bị can phản ứng việc làm sai trái của Điều tra viên.

4.4 Kỹ năng nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người làm chứng:

Luật sư nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người làm chứng để hiểu rõ sự việc phạm tội xảy ra có những người nào biết, nghiên cứu những xác nhận của họ về các tình tiết của sự việc như thế nào. Trên cơ sở đó, Luật sư sử dụng lời khai của những người làm chứng để bảo vệ cho bị cáo hoặc đương sự. Khi nghiên cứu bản ghi lời khai của người làm chứng trực tiếp hay gián tiếp biết về tình tiết của vụ án; mối quan hệ của người làm chứng với bị can, bị cáo, người bị hại như thế nào? Khi người làm chứng tiếp nhận các thông tin về tội phạm thì các điều kiện chủ quan (tinh thần, tuổi tác, nghề nghiệp, khả năng tiếp thu thông tin, nhận thức của người làm chứng…) và điều kiện khách quan ( không gian , thời gian, thời tiết, ánh sáng, âm thanh..nơi xảy ra vụ án) tác động ra sao? Những tình tiết trong lời khai của người làm chứng cần được sử dụng để bảo vệ cho bị can , bị cáo (ghi rõ số bút lục). Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các lời khai của một người làm chứng teong các lần khai khác nhau hoặc mâu thuẫn giữa các lời khai của những người làm chứng thì phải tìm ra nguyên nhân, kiểm tra tính xác thực, trong trường hợp cần thiết phải đối chiếu với các lời khai, chứng cứ khác.

4.5 Kỹ năng nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người bị hại

Luật sư nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người bị hại để nắm vững diễn biến của tội phạm, các hành vi phạm tội của bị can, bị cáo đã thực hiện như thế nào? mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, quan điểm của người bị hại hoặc nhân thân của họ về việc giải quyết vụ án và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Khi nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người bị hại, cần chú ý so sánh, đối chiếu các lời khai của người bị hãi trong các lần khác nhau xem có phù hợp hay mâu thuẫn với nhau; đối chiếu giữa lời khai của người bị hại với lời khai của bị can, bị cáo thì Luật sư cần làm rõ mâu thuẫn trong lời khai của người bị hại với thực tế khách quan và với các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Nếu bảo vệ cho người bị hại, Luật sư cần nghiên cứu và ghi lại những tình tiết xac định hành vi phạm tội của bị can, bị cáo và các chứng cứ xác định về việc bồi thường thiệt hại là có cơ sở.

4.6 Kỹ năng nghiên cứu biên bản đối chất

Trong hồ sơ vụ án có thể có nhiều biên bản đối chất giữa các bị can, bị cáo với nhau; biên bản đối chất giữa bị can và người làm chứng…Khi tham gia tố tụng, Luật sư cần nghiên cứu các biên bản này để có cơ sở đánh giá những lời khai còn mâu thuẫn. Nếu lời khai trong biên bản đối chất có lợi cho người được trợ giúp pháp lý thì cần ghi lại để sử dụng trong quá trình bảo vệ, bào chữa.

4.7 Kỹ năng nghiên cứu các biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, biên bản thực nghiệm điều tra …

Nghiên cứu các biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, biên bản thực nghiệm điều tra… nhằm kiểm tra xem các loại biên bản này có được thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định hay không như có ghi trong thành phần người tham gia, ý kiến người chứng kiến hay không; những đồ vật cần niêm phong có chữ ký của chủ quản đồ vật hay không. Đối với hoạt động điều tra, thu thập vật chứng, Luật sư cần chú ý địa điểm và cách thức thu thập vật chứng, các đặc điểm riêng của vật chứng, quá trình thu thập vật chứng. Luật sư cần so sánh vật chứng với các chứng cứ khác xem có phù hợp hay không để xác định giá trị chứng minh nguồn chứng cứ này.

4.8 Kỹ năng nghiên cứu kết luận giám định:

Nghiên cứu kết luận giám định nhằm kiểm tra các điều kiện để đưa ra kết luận giám định có được bảo đảm hay không (vật chứng, số lượng, chất lượng đồ vật, tài liệu gửi đi giám định, thủ tục yêu cầu giám định…); các phương pháp được áp dụng để thực hiện giám định có cơ sở khoa học hay không. Luật sư cần so sánh kết luận giám định với các chứng cứ khác của vụ án để đánh giá độ chính xác của kết luận giám định. Nếu thấy kết quả giám định không có cơ sở tin cậy (thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với thực tiễn khách quan…) thì ghi lại và đề nghị với Tòa án yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.4.9 Kỹ năng nghiên cứu giấy tờ về lý lịch của bị can, bị cáo và các biên bản, tài liệu khác.

Luật sư cần nghiên cứu giấy tờ về lý lịch của bị can, bị cáo để hiểu rõ về nhân thân của họ; cần ghi tóm ắtt hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống của bị can, bị cáo. Đặc biệt khi bào chữ cho bị can, bị cáo phải chú ý ghi lại những điểm về nhân thân bị can, bị cáo là những tình tiết giảm nhẹ hình phạt để làm cơ sở đề nghị Toà án xem xét quyết định hình phạt. trường hợp Luật sư của LVN Group bảo vệ cho người bị hại thì cần ghi lại những đặc điểm nhân thân bất lợi cho bị cáo như bị cáo có tiền án, tiền sự, những lần vi phạm pháp luật của bị cáo…

Khi tham gia tố tụng, Luật sư cần nghiên cứu các biên bản, tài liệu khác như biên bản giao nhận cáo trạng, các biên bản xác minh của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; các nhận xét và đề nghị của các cơ quan đoàn thể; các đơn từ khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng. Luật sư cần nghiên cứu kỹ các tài liệu này nhằm tìm ra những chứng cứ có lợi cho thân chủ mà mình bảo vệ, bác bỏ những điểm mâu thuẫn, bất hợp lý để đề nghị Toà án bác bỏ, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.

5Kỹ năng chuẩn bị luận cứ bào chữa cho bị cáo

Dù Luật sư của LVN Group giỏi đến đâu chăng nữa, trước khi tham dự phiên tòa đều phải chuẩn bị đề cương chi tiết bài bào chữa, trong đó đặc biệt chú ý đến luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích cho bị cáo trên cơ sở những nhận định, đánh giá, buộc tội bì cáo trong hồ sơ vụ án và các tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan đến vụ án.

Kết quả bào chữa phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị bài bào chữa. Nó giúp cho người bào chữa tự tin, giữ được tâm lý chủ động trong quá trình tranh tụng và lịp thời bổ sung thêm những lậun cứ mới phát sinh trong quá trình tranh tụng. Nếu không chuẩn bị tốt bài bào chữa, Luật sư sẽ rơi vào tình thế bị động, bào chữa tản mạn, dài dòng, lập luận không logic, chặt chẽ, thậm chí dùng những thuật ngữ không chính xác, bỏ sót những tình tiết có lợi cho bị cáo hoặc đương sự, không tập trung vào vấn đề mang tính bản chất nhằm gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

Để chuẩn bị bản luận cứ bào chữa tốt thì người bào chữa phải tổng hợp các tài liệu đã có trong hồ sơ, các tài liệu thu thập được sau khi nghiên cứu hồ sơ, các tài liệu do bị cáo và thân nhân của họ cung cấp; các tài liệu thu nhập được trong quá trình gặp người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án, các tài liệu đã xuất trình với cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị họ ch6áp nhận làm chứng cứ của vụ án và các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hình sự,…mà người bào chữa sẽ sử dụng và viện dẫn khi bào chữa.

Để xây dựng được một bài bào chữa ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, logic và có sức thuyết phục, Luật sư phải tập trung trí tuệ phân tích các quan điểm, nhận định, đánh giá luận cứ buộc tội của Kiểm sát viên về diễn biến vụ án, đặc điểm phạm tội, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và các luận cứ buộc tội. Trên cơ sở đó, so sánh với nhận định, đánh giá, quan điểm của mình sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét hiện trường, tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan, tìm hiểu nhân thân bị cáo và tham khảo ý kiến cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quanhoặc biết vụ việc và đưa ra luận cứ của mình.

Thông thường nội dung của bài bào chữa gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.

– Phần mở đầu của bài bào chữa bao giờ cũng bắt đầu từ những lời thưa gửi xã giao, lịch thiệp: “Kính thưa Hội đồng xét xử; kính thưa vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố, thưa các quý vị…” thể hiện sự tôn trọng với tất cả mọi người. Sau đó, người bào chữa tự giới thiệu về bản thân mình, về tổ chức chủ quản, về lý do tham gia bào chữa, bảo vệ cho thân chủ. Ví dụ: Kính thưa Hội đồng xét xử, kính thưa vị đại diện Viện kiểm sát, tôi là Nguyễn Văn A, trợ giúp viên pháp lý (Luật sư là cộng tác viên) của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Đà Nẵng nhận nhiệm vụ bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là bị cáo Nguyễn Văn B tại phiên toà sơ thẩm hôm nay.

Có nhiều cách để mở đầu khác nhau nhưng nhìn chung, phần mở đầu phải giới thiệu để Hội đồng xét xử, những người tham gia phiên toà biết được người bào chữa, bảo vệ là ai, lý do tham gia bào chữa và bào chữa cho ai? Yêu cầu của phần mở đầu là phải gậy được sự chú ý cho ngừơi nghe, kích thích được sự quan tâm của tất cả những người có mặt ở phiên tòa và định hướng cho họ tiếp nhận những quan điểm, ý kiến tranh luận của Luật sư. Vì vậy, phần mở đầu cần ngắn gọn, rõ ràng, khúc triết, gây chú ý cho ngườ nghe ngay từ đầu.

– Phần nội dung của bài bào chữa cần tập trung phân tích những nhận định, đánh giá, luận cứ buộc tội của cáo trạng và đưa ra những chứng cứ pháp lý chứng minh sự không đầy đủ, mâu thuẫn, không phù hợp với sự thật khách quan của vụ án để phủ nhận lời cáo buộc của Viện kiểm sát và gỡ tội cho bị cáo. Trong phần này phải nêu ra được các chứng cứ, phân tích được các tình tiết có lợi cho thân chủ, phải viện dẫn các căn cứ pháp luật theo hướng có lợi cho thân chủ để từ đóchứng minh cho định hướng bào chữa của mình. Trong trường hợp có tình tiết mới Luật sư thu thập được chứng cứ gỡ tội, giảm nhẹ tội thì sử dụng để bác bỏ luận cứ buộc tội của Viện kiểm sát. Để có luận cứ gỡ tội hoặc đề nghị giảm nhẹ tội, Luật sư phải nêu lên được điều kiện (nguyên nhân phạm tội), phân tích đặc điểm nhân cách của thân chủ lúc phạm tội dẫn đến động cơ phạm tội, làm rõ nguyên nhân dẫn đến bị cáo thực hiện hành vi phạm tội và cấu trúc của hành vi phạm tội. Trong nhiều trường hợp, động cơ phạm tội quyết định hình thức lỗi là tình tiết định tội, định khung hình phạt, nhưng đồng thời cũng là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm trách nhiệm hình sự. Vì vậy, Luật sư cần chú ý đề cập đến những vấn đề trên khi nó có tác dụng gỡ tội hoặc là tình tiết giảm nhẹ tội.

– Phần kết luận của bài bào chữa cần ngắn gọn và biểu cảm, trong đó khẳng định quan điểm, nhận định cuối cùng của người bào chữa với những chứng cứ pháp lý rõ ràng và đưa ra những đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điểm, khoản, điều của các luật tương ứng để từ đó đưa ra những kết luận có lợi cho người được trợ giúp pháp lý cũng như việc giải quyết vần đề khác của vụ án. Cuối cùng, Luật sư thể hiện sự tin tưởng vào phán quyết công minh, bình đẳng, khách quan và đúng pháp luật của Hội đồng xét xử và chân thành cảm ơn.

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý:

1. Khi chuẩn bị luận cứ bào chữa, sau mỗi ý phải để khoảng trống, cách dòng để có thể bổ sung thêm được những nội dung mới phát sinh tại Toà án, tránh phải sửa chữa, tẩy xoá trong bản bào chữa. Đây là kinh nghiệm thực tiễn có nhiều tiện ích nên người bào chữa cần lưu ý.

2.Bài bào chữa dù soạn thảo cẩn thận đến đâu cũng không phải là hoàn hảo nhất vì nó được chuẩn bị trên cơ sở những gì đã có trong hồ sơ vụ án và những chứng cứ, tài liệu thu thập được. Nó có thể chưa đầy đủ hoặc thừa, vô dụng khi tại phiên toà phát sinh những tình tiết mới, sự kiện mới, chứng cứ mới hoặc bên buộc tội tự rút bỏ hoặc bổ sung thêm những chứng cứ buộc tội của mình. Vì vậy, Luật sư của LVN Group cần phải tập trung cao độ chú ý lắng nghe khi Kiểm sát viên đọc bản luận tội, và những câu hỏi, trả lời, ý kiến tranh luận của những nhười tham gia phiên toà để kịp thời điều chỉnh quan điểm, nhận xét, đánh giá và đưa ra luận cứ gỡ tội phù hợp;

3. Khi tranh tụng tại Toà án, Luật sư nên sử dụng đề cương chi tiết của bài bào chữa mà không nên đọc bài bào chữa chuẩn bị sẵn. Như vậy sẽ giúp cho Luật sư của LVN Group tự tin và tự nhiên hơn, tự do, thoải mái hơn mà không phụ thuộc nhiều vào bài bào chữa. Đương nhiên là Luật sư phải thuộc bài bào chữa đã được chuẩn bị.

4.Trước khi tham dự phiên toà, người bào chữa phải kiểm tra bản bào chũa, bài bảo vệ bằng cách đọc lại và rà soát lại nội dung, luận cứ bào chữa, đồng thời chuẩn bị tài liệu, chứng cứ cần thiết phục vụ bào chữa. Tài liệu, chứng cứ phục vụ bào chũa phải được sắp xếp khoa học, thuận tiện cho việc sử dụng tại phiên toà bắng cách tài liệu nào cần sử dụng trước thì để lên trên, cái nào sử dụng sau thì để xuống dưới, tráng trường hợp khi cần viện dẫn thì tìm mãi không thấy.

2. Tổng giám đốc IMF đối mặt án 74 năm tù

Dominique Strauss-Kahn đang tiếp tục bị giam tại New York sau khi tòa án Mỹ bác đơn xin bảo lãnh tại ngoại một triệu USD của ông này hôm qua, và giám đốc IMF phải đối mặt với mức án lên tới 74 năm tù.

Người đứng đầu IMF tiếp tục bị giam do các công tố viên lo ngại khả năng ông này có thể chạy sang châu Âu, giống như Roman Polanski, đạo diễn có quốc tịch kép Pháp – Ba Lan lẩn trốn 32 năm liền lệnh bắt tại châu Âu, sau một bê bối tình dục tại Mỹ. Polanski bị bắt năm 2009 khi tới Thụy Sĩ.

Telegraph dẫn lời thẩm phán Melissa Jackson giải thích rằng Strauss-Kahn bị bắt khi cố gắng rời nước Mỹ trên một chiếc máy bay ở phi trường John Kennedy New York. Pháp không có hiệp ước dẫn độ tội phạm với Mỹ, vì vậy nếu Strauss-Kahn về được quê hương, sẽ không có cơ chế pháp lý nào đảm bảo rằng ông sẽ quay trở lại để ra hầu tòa.

Tổng giám đốc IMF đối mặt án 74 năm tù

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoạigọi:1900.0191

Sau khi thất bại trong việc xin bảo lãnh tại ngoại kèm khoản tiền một triệu USD, người đàn ông 62 tuổi và là cha của 4 đứa con này đang phải đối mặt với bản án lên tới 74 năm tù, nếu bị chứng minh là đã tấn công tình dục một cô phục vụ phòng tại khách sạn xa hoa Manhattan Sofitel, chiều thứ bảy tuần trước.

Phản ứng trước diễn biến bất lợi đối với thân chủ của mình, Luật sư của LVN Group Benjamin Brafman tuyên bố: “Cuộc chiến mới chỉ vừa bắt đầu. Ông Strauss-Kahn vô tội.” Ông Brafman khẳng định tấm vé về Pháp của thân chủ mình đã được đặt trước từ lâu, chứ không phải là một chiếc vé khẩn cấp để chạy trốn như cáo buộc, và ông Strauss-Kahn chỉ vội vã vì có một cuộc hẹn ăn trưa mà thôi.

Thậm chí tổng giám đốc IMF còn gọi lại cho khách sạn Manhattan Sofitel, và cho biết ông đang ở đâu sau khi nhớ ra rằng đã bỏ quên điện thoại ở đó. “Nếu chỉ vì một chiếc điện thoại, ông ấy sẽ không gọi lại và nói rằng đang ở sân bay JFK”, Luật sư của LVN Group Brafman lý luận.

Vị Luật sư của LVN Group cũng khẳng định, nếu được phép tại ngoại, thân chủ của ông sẵn sàng ở lại New York cùng con gái Camille, hiện là sinh viên, và không rời đi nơi khác trước khi vụ việc được sáng tỏ. Ông Brafman cho biết thêm rằng vợ của Strauss-Kahn, bà Anne Sinclair, cũng đã tới New York hôm qua, cùng với tuyên bố chồng của bà vô tội.

Tuy nhiên, mọi lý lẽ của vị Luật sư của LVN Group đều không thuyết phục được thẩm phán Jackson, và phiên tòa xét xử ông Strauss-Kahn sẽ được tiếp tục vào ngày 20/5. Từ nay cho tới hôm đó, tổng giám đốc IMF được cho là bị giam giữ tại nhà tù Rikers Island, New York.

Trong khi đó, một nhà văn nữ 31 tuổi có tên Tristane Banon hôm qua tiết lộ rằng Strauss-Kahn từng tìm cách cưỡng bức cô. Nữ văn sĩ người Pháp này cho hay vụ việc xảy ra năm 2002 khi cô tới phỏng vấn tổng giám đốc IMF cho một cuốn sách đang viết dở.

Luật sư của Banon cho hay sẽ bắt đầu đưa sự việc này ra ánh sáng. Trong khi đó, Luật sư của LVN Group của Strauss-Kahn chưa có bình luận gì về cáo buộc kể trên.

3. Jacqueline Nguyễn – thẩm phán liên bang gốc Việt đầu tiên tại Mỹ

Bà Jacqueline Nguyễn đã được Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấp thuận làm thẩm phán liên bang với tỷ lệ tuyệt đối 100% sau khi bà được Tổng thống Obama tiến cử.

Từ trại tỵ nạn thành thẩm phán liêng bang Hoa Kỳ

Theo BBC, cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện diễn ra hôm 1-12-2009. Các Thượng Nghị sỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 97-0 chuẩn thuận việc bà Nguyễn đã trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên giữ chức thẩm phán liên bang. Một vị trí có thể nói là rất quan trọng trong hệ thống tư pháp Mỹ.

Trước đó, Ủy ban Tư pháp Thượng viện cũng đã thông qua với 100% số phiếu thuận.

Bà Nguyễn sẽ cùng 24 thẩm phán khác phục vụ tại tòa án quận liên bang ở Quận Trung tâm của Los Angeles. Khu vực vẫn được coi là “quận tư pháp liên bang lớn nhất tính theo dân số”. Quận này phục vụ 17 triệu người tại các hạt ở trung và nam California bao gồm Los Angeles, Orange, San Bernardino, Riverside, Ventura, Santa Barbara và San Luis Obispo.

( Lưu ý là thuật ngữ “ Tòa án quận liên bang – Federal District Court” tại Mỹ khác với tòa án cấp quận huyện tại Việt Nam. Tòa án quận liên bang thuộc hệ thống tòa án liên bang (gồm : Tòa án liên bang đặc biệt ( Special federal court, tòa án quận liên bang ( Federal district cuort), tòa án phúc thẩm liên bang (Federal court of appeals) và Tòa thượng thẩm liên bang ( United States Supreme)) – chia theo các khu vực địa lý, có thể bao gồm nhiều bang. Hệ thống tòa án án bang có tư cách độc lập so với hệ thống tòa án của từng bang (state courts).

Jacqueline Nguyễn - thẩm phán liên bang gốc Việt đầu tiên tại Mỹ

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoạigọi:1900.0191

Trước đó, từ tháng 7-2009, Tổng thống Barack Obama đã tiến cử bà Jacqueline Nguyễn sau khi nhận được đề nghị của Thượng Nghị sỹ Dianne Feinstein.

Tại phiên bỏ phiếu của Thượng viện, bà Feinstein, Thượng Nghị sĩ đại diện cho California phát biểu rằng :

“Thẩm phán Nguyễn sinh ra ở Nam Việt Nam. Bà tới đất nước này khi 10 tuổi trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam. Thẩm phán Nguyễn là thẩm phán từng trải với thành tích cả với tư cách là thẩm phán và là công tố viên liên bang. Thẩm phán Nguyễn sinh ra ở Nam Việt Nam. Bà tới đất nước này khi 10 tuổi trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam. Gia đình bà sống vài tháng trong trại tị nạn ở Camp Pendleton tại San Diego trước khi tới sống ở khu La Crescenta ở Los Angeles. Bà nhập tịch Hoa Kỳ năm 1984. Bố mẹ của Thẩm phán Nguyễn đã phải làm hai, ba việc một lúc ở Los Angeles và thẩm phán Nguyễn cùng các anh chị em cùng làm việc với bố mẹ – từ lau dọn phòng khám nha khoa tới gọt vỏ và cắt táo cho một công ty làm bánh và cuối cùng là quản lý cửa hàng bánh rán mà bố mẹ họ đã mua và sở hữu.”

Đồng môn của tổng thống Obama

Báo Daily Journal, tờ báo được coi là báo pháp luật lớn nhất ở California cũng có bài dài ba trang về bà Nguyễn. Theo đó, bà được các đồng nghiệp coi là người có “sự kết hợp độc đáo của tính cách tuyệt vời và đầu óc sắc bén”.

Bà Nguyễn đã học bốn năm tại trường Occidental College, trường mà Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng học một năm.Tại đây bà được học bổng bốn năm và biên tập tạp chí văn học của trường.

Những tác phẩm yêu thích của bà là “The Sound and the Fury” (“Âm thanh và Cuồng nộ”) của William Faulkner và “The Joy Luck Club” (“Phúc Lạc Hội”) của Amy Tan.

Sau Occidental College, bà theo học luật tại Đại học California ở Los Angeles.

Những người cùng làm việc với bà nói bà luôn tỏ ra “tĩnh tâm khi gặp sức ép” và luôn sẵn sàng lắng nghe cả hai phía của một tranh luận.

Người ta cũng nói khi xử án bà không ngại tìm hiểu thật kỹ vụ việc để đi tới quyết định hợp lý.

Là một người di dân, bà cũng hiểu được sự rắc rối của hệ thống pháp luật đối với dân nhập cư vào Mỹ và cố gắng giải thích để những người phải vào chốn công đường hiểu những gì họ sẽ trải qua.

Bà Nguyễn có chồng, ông Pio S. Kim là một trợ lý công tố viên trưởng, một con trai 10 tuổi và con gái 8 tuổi.

(LVN GROUP FIRM: Biên tập.)

4. Tìm hiểu quy chế toà án quốc tế

Điều 1. Tòa án quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, được tổ chức và hoạt động theo đúng các nghị quyết dưới đây của bản quy chế này.

Chương 1.

TỔ CHỨC TÒA ÁN

Điều 2. Tòa án có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn, không căn cứ quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế.

Điều 3.

1. Tòa án được cấu tạo gồm 15 người, trong đó không thể có 2 công dân của cùng một quốc gia.

2. Người có thể được xem xét để đưa vào thành phần của Tòa án, như công dân của một quốc gia, được coi là công dân của chính quốc gia đó, mà ở quốc gia ấy công dân này thường xuyên sử dụng các quyền công dân và các quyền chính trị của mình.

Điều 4.

1. Các ủy viên Tòa án được Đại hội đồng và Hội đồng bảo an lựa chọn trong số những người có tên trong danh sách theo đề nghị của các tiểu ban dân tộc của Pháp viện thường trực quốc tế phù hợp với những nguyên tắc dưới đây.

2. Đối với các thành viên Liên hợp quốc không có đại diện trong Pháp viện Quốc tế thì các ứng cử viên do các tiểu ban dân tộc được các chính phủ của họ ủy quyền đưa ra, phải tuân thủ các điều kiện đã được điều 44 Công ước Lahay năm 1907 về việc giải quyết bằng phương pháp hòa bình các cuộc xung đột quốc tế quy định đối với các thành viên của Pháp viện thường trực quốc tế.

3. Những điều kiện mà trong đó các quốc gia thành viên của quy chế này, nhưng lại không phải là thành viên của Liên hiệp quốc, có thể tham gia vào việc lựa chọn thành viên của Tòa án, được Đại hội đồng, nếu không có một điều ước đặc biệt, quy định theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an.

.Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:   1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Điều 5.

1. Ít nhất là trong vòng 3 tháng, trước khi bầu cử Tổng thư ký liên hiệp quốc gửi cho các ủy viên Pháp viện thường trực quốc tế của các quốc gia thành viên của quy chế này và cho các ủy viên của các tiểu ban dân tộc được chỉ định theo điểm 2 của điều 1 văn bản đề nghị để mỗi một tiểu ban dân tộc, trong khoảng thời hạn quy định, đưa ra những ứng cử viên có thể nhận nhiệm vụ của ủy viên Tòa án.

2. Không một tiểu ban nào được đưa ra quá 4 ứng cử viên, trong đó không quá 2 ứng viên có cùng quốc tịch của một quốc gia được tiểu ban đại diện. Số lượng ứng cử viên được tiểu ban đưa ra trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được vượt quá 2 lần số ghế bầu.

Điều 6. Điều cần thiết là mỗi tiểu ban trước khi đưa ra các ứng cử viên, phải hỏi ý kiến các cơ quan xét xử cao nhất, các khoa luật, các trường Cao đẳng tư pháp và các viện Hàn lâm của các quốc gia đó cũng như các phân viện của các viện Hàn lâm quốc tế chuyên nghiên cứu về luật.

Điều 7.

1. Tổng thư ký Liên hiệp quốc lập danh sách theo thứ tự ABC tất cả những người được đề cử, trừ những trường hợp đã nói ở điểm 2 của Điều 12, chỉ được bầu những người có tên trong danh sách đó.

2. Tổng thư ký trình bản danh sách lên Đại hội đồng và Hội đồng bảo an.

Điều 8. Đại hội đồng và Hội đồng bảo an khi bầu cử ủy viên Tòa án hoàn toàn độc lập nhau.

Điều 9. Khi bầu cử các cử tri cần phải cân nhắc không những chỉ mỗi ứng cử viên nói riêng phải thỏa mãn tất cả những yêu cầu đã nêu ra mà toàn bộ cơ cấu thành phần các thẩm phán nói chung cần phải đảm bảo đại diện của các hình thái văn hóa chủ yếu nhất và các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới.

Điều 10.

1. Những người được coi là trúng cử là những ứng cử viên được tuyệt đại đa số phiếu bầu cử ở cả Đại hội đồng cũng như ở cả Hội đồng bảo an.

2. Bất cứ việc biểu quyết nào ở Hội đồng bảo an, cả khi bầu thẩm phán cũng như khi chỉ định ủy viên uỷ ban phối hợp đã được nêu ở điều 12 đều được tiến hành không có sự phân biệt bất kỳ nào giữa các ủy viên thường trực và không thường trực của Hội đồng bảo an.

3. Trong trường hợp nếu như tuyệt đại đa số phiếu cả ở Đại hội đồng cũng như ở Hội đồng bảo an, chọn nhiều công dân của cùng một quốc gia trùng nhau thì người được công nhận trúng cử là người nhiều tuổi hơn

Điều 11. Nếu sau phiên họp thứ nhất triệu tập để bầu cử có một hoặc vài ghế trống thì phải triệu tập phiên thứ hai, trong trường hợp cần thiết phải triệu tập phiên thứ ba.

Điều 12.

1.Nếu sau phiên thứ 3 có một hay vài ghế trống thì trong bất kỳ thời gian nào, theo yêu cầu của Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an, ủy ban phối hợp có thể được triệu tập với thành phần gồm 6 ủy viên: 3 ủy viên theo sự chỉ định của Đại hội đồng, 3 ủy viên theo sự chỉ định của Hội đồng bảo an để bầu lấy một người thế vào mỗi ghế trống với số phiếu chiếm tuyệt đại đa số và đệ trình người được đề cử lên Đại hội đồng và Hội đồng bảo an xem xét.

2. Nếu ủy ban phối hợp nhất trí để một người nào đó ứng cử mà thỏa mãn mọi yêu cầu thì tên người đó có thể được ghi vào danh sách ứng cử viên ở điều 7.

3. Khi ủy ban phối hợp thấy rằng việc bầu cử không tổ chức được thì lúc đó các thành viên của Tòa án đã được bầu cử bước vào giai đoạn đã được Hội đồng bảo an quy định, lựa chọn các thành viên của Tòa án trong số các ứng cử viên có số phiếu trùng nhau hoặc ở Đại hội đồng hoặc ở Hội đồng bảo an để thế vào ghế trống.

4. Trong trường hợp phiếu của các thẩm phán bằng nhau thì phiếu của người có số tuổi cao hơn sẽ có ưu thế.

Điều 13.

1. Các thành viên của Tòa án được bầu cử cho thời hạn 9 năm và có thể được bầu lại, tuy nhiên với một điều kiện là thời hạn toàn quyền của 5 thẩm phán khóa đầu tiên sẽ hết sau 3 năm và thời hạn toàn quyền của 5 thẩm phán kia sẽ hết sau 6 năm.

2. Tổng thư ký ngay sau khi kết thúc bầu cử khóa đầu tiên, phải xác định bằng cách rút thăm ai trong số các thẩm phán được trúng cử vào các nhiệm kỳ 3 năm và 6 năm đã nêu trên.

3. Các thành viên của Tòa án tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi họ được thay, thậm chí sau khi bị thay thế họ phải có nhiệm vụ kết thúc những việc đang làm dở.

4. Trong trường hợp thành viên tòa án đệ đơn về hưu, đơn đó được gửi đến cho Chủ tịch Tòa án để chuyển cho Tổng thư ký. Sau khi Tổng thư ký nhận được đơn thì vị trí đó coi như khuyết.

Điều 14. Những ghế trống được bổ sung theo trình tự đã được quy định đối với lần bầu cử đầu và phải tuân theo các nguyên tắc dưới đây: trong vòng một tháng sau khi có ghế khuyết, Tổng thư ký gửi giấy mời như đã nêu ở điều 5, còn ngày bầu cử do Hội đồng bảo an ấn định.

Điều 15. Thành viên của Tòa án được bầu để thay thế một thành viên khác mà thời hạn toàn quyền của người đó chưa hết vẫn ở trọng trách cho đến khi mãn hạn của người mình thay thế.

Điều 16.

1. Thành viên Tòa án không được thực hiện một nhiệm vụ chính hoặc hành chính nào và không tự cho mình làm một việc nào khác có tính chất nghề nghiệp.

2. Những điều nghi vấn về vấn đề này do Tòa án xác định và giải quyết.

Điều 17.

1. Không một người nào trong số các thành viên của Tòa án được làm nhiệm vụ chánh án, Luật sư của LVN Group hay trạng sư trong bất kỳ vụ án nào.

2. Không một người nào trong số các thành viên của Tòa án được tham gia vào việc giải quyết một vụ việc mà trước đó trong vụ việc này người đó từng tham gia với tư cách là chủ tịch, Luật sư của LVN Group hay trạng sư cho một trong các bên, hoặc là thành viên của Tòa án quốc gia hay Tòa án quốc tế, là nhân viên của ủy ban điều tra hay các tư cách nào khác.

3. Những nghi ngờ về vấn đề này được Tòa án xác định và giải quyết.

Điều 18.

1. Thành viên của Tòa án không được bỏ nhiệm vụ, trừ khi theo ý kiến nhất trí của các thành viên khác, thành viên đó không còn thỏa mãn các yêu cầu đã nêu ra.

2. Về việc này, Tổng thư ký phải được thư ký của Tòa án thông báo

3. Ngay sau khi nhận được thông báo, ghế đó coi là khuyết.

Điều 19. Các thành viên của Tòa án trong khi thực hiện nhiệm vụ xét xử được sử dụng quyền ưu đãi và quyền bất khả xâm phạm về ngoại giao.

Điều 20. Mỗi thành viên của Tòa án có nghĩa vụ trước khi nhận nhiệm vụ phải trịnh trọng tuyên bố trong phiên họp công khai của Tòa án là sẽ thừa hành nhiệm vụ một cách vô tư và tận tình.

Điều 21.

1. Tòa án bầu chủ tịch và phó chủ tịch, nhiệm kỳ 3 năm, Chủ tịch và phó chủ tịch có thể được bầu lại.

2. Tòa án cử thư ký của mình và có thể áp dụng những biện pháp để cử những người giữ những trách nhiệm khác cần thiết như thế.

Điều 22.

1. Trụ sở của Tòa án là La Hay. Tuy nhiên điều đó không cản trở việc Tòa án có thể họp hay thực hiện chức năng của mình ở các địa điểm khác trong mọi trường hợp mà Tòa án xét thấy chỗ đó là cần thiết.

2. Chủ tịch và thư ký Tòa án phải ở tại trụ sở của Tòa án.

Điều 23.

1. Tòa án họp thường kỳ ngoại trừ trong những kỳ nghỉ mà thời hạn và thời điểm các kỳ nghỉ này do Tòa án xác định.

2. Ủy viên Tòa án có quyền nghỉ phép theo định kỳ, thời hạn và thời điểm do Tòa án quy định trong đó có sự lưu ý về khoảng cách từ La Hay, đến quê quán của mỗi thẩm phán.

3. Các ủy viên của Tòa án có nghĩa vụ chịu sự điều hành của Tòa án trong bất kỳ thời gian nào, trừ thời gian đang nghỉ phép và vắng mặt do ốm đau hoặc do những lý do nghiêm trọng khác cần được giải thích cho chủ tịch Tòa án biết.

Điều 24.

1. Nếu vì một lý do nào đặc biệt đó thành viên của Tòa án thấy rằng họ không cần phải tham gia vào việc giải quyết một vụ việc nhất định thì báo cáo điều đó cho Chủ tịch.

2. Nếu Chủ tịch Tòa án nhận thấy rằng một thành viên nào đó của Tòa án vì một lý do đặc biệt nào đó không cần thiết phải tham gia vào việc họp bàn về một vụ việc nhất định thì Chủ tịch báo trước cho thành viên về điều đó.

3. Nếu trong vấn đề này nảy sinh sự bất đồng giữa Chủ tịch và ủy viên của Tòa án thì sự bất đồng này sẽ được Tòa án xác định và giải quyết.

Điều 25.

1. Ngoài những trường hợp đã nêu trong quy chế này, Tòa án họp phiên toàn thể.

2. Trong điều kiện mà số lượng thẩm phán có mặt để lập Tòa án không dưới 11 người, quy chế này của Tòa án có thể cho phép là một hay vài thẩm phán, do hoàn cảnh riêng có thể tham dự, vào các phiên họp một cách hợp lệ.

3. Số lượng thẩm phán hợp lệ để lập phiên họp xét xử là 9 người.

Điều 26.

1. Mức độ cần thiết Tòa án có thể lập ra một hay nhiều ban gồm 3 thẩm phán hay nhiều hơn nữa theo sự suy xét của Tòa án để phân tích các phạm trù nhất định của vụ việc, chẳng hạn, vụ việc về lao động và các vụ việc liên quan đến quá cảnh và liên lạc.

2. Tòa án, bất kỳ trong thời gian nào, có thể thành lập một ban để phân tích một vụ việc nhất đỉnh. Số lượng thẩm phán để thành lập một ban như vậy do Tòa án quy định với sự nhất trí của các bên.

3. Các vụ việc sẽ được các ban nêu trong điều này, nghe và giải quyết nếu như các bên yêu cầu.

Điều 27. Quyết định, nghị quyết của một số các ban nêu ở điều 26 và 29 được coi là quyết định, nghị quyết của Tòa án.

Điều 28. Các ban đã nêu ở điều 26 và 29, với sự đồng ý của các bên, có thể họp và thực hiện nhiệm vụ của mình ở các địa điểm khác ngoài La Hay.

Điều 29. Nhằm mục đích thúc đẩy việc giải quyết các vụ việc, mỗi năm Tòa án lập ra một ban có thành phần gồm 5 thẩm phán, theo yêu cầu của các bên, ban này có thể xem xét giải quyết vụ việc theo trình tự xét xử sơ bộ. Được chọn thêm 2 thẩm phán để thay những thẩm phán thấy mình không có thể tham gia vào các phiên họp.

Điều 30.

1. Tòa án vạch ra nội quy quy định nguyên tắc thực hiện chức năng của mình, Tòa án còn quy định các nguyên tắc xét xử.

2. Trong nội quy của Tòa án có thể nêu lên việc tham gia của các phụ phẩm vào các phiên họp của Tòa án hay của các ban của Tòa án những không có quyền biểu quyết.

Điều 31.

1. Các Thẩm phán có quốc tịch của một trong các bên được quyền tham gia vào các phiên họp về một vụ việc đang được Toà án tiến hành.

2. Nếu trong thành phần có mặt xét xử của một Thẩm phán có quốc tịch của một bên thì bên kia có thể cử một người theo sự lựa chọn của mình để tham gia vào việc xét xử. Người đó được lựa chọn trong số những người được đưa ra ứng cử theo như đã nêu ở điều 4 và 5.

3, Nếu trong thành phần có mặt xét xử không có một Thẩm phán nào của các bên thì mỗi bên có thể chọn Thẩm phán theo như đã nêu ở điểm 2 của điều này.

4. Quyết nghị của điều này được áp dụng trong trường hợp đã được nêu ở các điều 26 và 29, trong trường hợp ấy Chủ tịch yêu cầu một hay, trong trường hợp cần thiết, 2 thành viên của Tòa án trong thành phần của các ban dành chỗ của mình cho ủy viên của Toà án có quốc tịch của các bên hữu quan; hay khi những người này vắng mặt, trong trường hợp không thể tham gia, sẽ dành chỗ cho các thẩm phán được các bên lựa chọn.

5. Nếu ở một bên có một vấn đề chung thì các bên, do điều đó có liên quan đến việc áp dụng các nghị quyết trước, được xem như là một bên. Trong trường hợp có các mối nghi ngờ về vấn đề này thì nó sẽ được Tòa án xác định và giải quyết.

6. Các thẩm phán được lựa chọn theo điểm 2, 3, 4 của điều này cần phải thỏa mãn các điều kiện đòi hỏi của điều 2 và điểm 2 của điều 17 và các điều 20, 24 của bản quy chế này. Họ được tham gia một cách bình đẳng với các đồng sự của họ trong việc tham gia nghị quyết.

Điều 32.

1. Các ủy viên của Tòa án lĩnh lương cả năm.

2. Chủ tịch Tòa án lĩnh phụ cấp đặc biệt cả năm.

3. Phó Chủ tịch lĩnh phụ cấp đặc biệt từng ngày trong thời gian thừa hành chức vụ Chủ tịch.

4. Những Thẩm phán được lựa chọn theo như đã nêu ở điều 31 mà không phải là ủy viên của Tòa án thì lĩnh thù lao từng ngày của họ thừa hành nhiệm vụ chức trách của mình.

5. Các khoản lương, phụ cấp, thù lao do Đại hội đồng ấn định. Nó có thể ít hơn trong thời gian phục vụ.

6. Lương của thư ký do Đại hội đồng ấn định theo đề xuất của Tòa án.

7. Các nguyên tắc do Đại hội đồng đặt ra quy định các điều kiện trong đó các ủy viên của Tòa án và thư ký Tòa án được hưởng tiền hưu trí khi họ về hưu cũng như các điều kiện mà các ủy viên và thư ký Tòa án lĩnh phí tổn đi đường.

8. Các khoản lương, phụ cấp, thù lao đã nêu ở trên đây được miễn mọi khoản đóng góp.

Điều 33. Liên hợp quốc chịu chi phí của Tòa án theo như Đại hội đồng đã quy định.

Chương 2.

QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN

Điều 34.

1. Chỉ các quốc gia mới là các bên trong các vụ tranh chấp được Tòa án giải quyết.

2. Với các điều kiện của bản quy chế này, Tòa án có thể được hỏi các tổ chức quốc tế công khai về những tin tức có liên quan đến vụ tranh chấp mà Tòa án đang xem xét, cũng như thu nhập các tin tức cần thiết được tổ chức đó chuyển đến theo sáng kiến riêng của họ.

3. Khi có một vụ tranh chấp đang được Tòa án giải quyết. Tòa án phải giải thích văn kiện pháp lý cho một tổ chức quốc tế nào đó hay một điều ước quốc tế đã công nhận hiệu lực của văn bản đó. Thư ký Tòa án thông báo và gửi cho tổ chức quốc tế đó bản sao tất cả các hồ sơ giấy tờ đó.

Điều 35.

1. Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia là thành viên của quy chế này.

2. Các điều kiện Tòa án giải quyết tranh chấp đối với các quốc gia khác sẽ do Hội đồng bảo an quy định theo các điều khoản cụ thể từ các điều ước quốc tế hiện hành. Các điều kiện này trong mọi trường hợp không được để các bên ở vị trí bất bình đẳng trước Tòa án.

3. Khi có một quốc gia không phải là thành viên của Liên hiệp quốc nhưng lại là một bên trong một vụ tranh chấp thì Tòa án quy định số tiền mà bên đó phải đóng góp vào việc chi phí của Tòa án. Quyết định này không áp dụng nếu như quốc gia đó đã tham gia vào việc chi phí của Tòa án.

Điều 36.

1. Tòa án tiến hành xét tất cả các vụ tranh chấp mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong hiến chương Liên hợp quốc hay các điều ước quốc tế hiện hành.

2. Các quốc gia thành viên của quy chế này bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận vô điều kiện (ifso facto) đối với mỗi quốc gia khác bất kỳ đã nhận nhiệm vụ như vậy: thẩm quyền xét xử của Tòa án là nghĩa vụ xét xử về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến:

a. Giải thích điều ước.

b. Vấn đề bất kỳ liên quan đến Luật quốc tế.

c. Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế.

d. Tính chất mà mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế.

3. Những tuyên bố nêu trên có thể là không điều kiện hay trong điều kiện có thiện cảm từ phía các quốc gia này hay quốc gia khác hay trong thời gian nhất định.

4. Những bản tuyên bố đó được chuyển tới Tổng thư ký bảo quản. Tổng thư ký gửi các bản sao cho các thành viên của quy chế này và cho thư ký Tòa án.

5. Các tuyên bố dựa trên cơ sở của điều 36 quy chế của Thường trực Pháp viện quốc tế vẫn còn có hiệu lực, thì trong quan hệ giữa các thành viên của quy chế này, các tuyên bố đó được coi như công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc tế và là nghĩa vụ đối với mình trong thời hiện tại có hiệu lực của các tuyên bố và phù hợp với các điều kiện đã trình bày trong đó.

6. Trong trường hợp tranh chấp về quyền xét xử được đưa đến Tòa án thì vấn đề đó sẽ được Tòa án xác định và giải quyết.

Điều 37. Trong tất cả các trường hợp khi điều ước quốc tế hiện hành dự kiến chuyển vụ tranh chấp cho một tòa án được Hội quốc liên hay Thường trực pháp viện quốc tế thiết lập thì vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của quy chế này phải được chuyển đến Tòa án quốc tế.

Điều 38.

1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:

a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;

b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật;

c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận

d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.

2. Quyết định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của Tòa án, xác định như vậy (ex aequo et bono), nếu các bên thỏa thuận điều này.

Chương 3.

THỦ TỤC XÉT XỬ

Điều 39.

1. Ngôn ngữ chính thức của Tòa án là tiếng Pháp và Anh. Nếu các bên thỏa thuận tiến hành giải quyết vụ việc bằng tiếng Pháp thì ra nghị quyết bằng tiếng Pháp. Nếu các bên thỏa thuận tiến hành giải quyết vụ việc bằng tiếng Anh thì ra nghị quyết bằng tiếng Anh.

2. Khi không có thỏa thuận nào về việc sẽ dùng ngôn ngữ nào thì mỗi bên được sự gợi ý của Tòa án, có thể dùng ngôn ngữ mà bên đó thích. Nghị quyết của Tòa án được làm bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong trường hợp này Tòa án đồng thời xác định văn bản nào trong số 2 văn bản đó là chính thức.

3. Theo yêu cầu của một bên bất kỳ nào, Tòa án có nhiệm vụ cho bên đó có quyền dùng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Pháp và tiếng Anh.

Điều 40.

1. Các vụ tranh chấp được đưa đến Tòa án, không phụ thuộc vào các tình tiết, hay là dựa vào các thỏa thuận đặc biệt, hay là dựa vào đơn viết gửi cho thư ký Tòa án. Trong cả 2 trường hợp cần phải nêu rõ đối tượng của sự tranh chấp và các bên tranh chấp.

2. Thư ký Tòa án nhanh chóng báo cáo cho tất cả các bên hữu quan.

3. Thư ký Tòa án cũng thông báo cho các thành viên Liên hợp quốc thông qua Tổng thư ký Liên hợp quốc, và bất cứ quốc gia nào khác đều có quyền tham gia phiên tòa.

Điều 41.

1. Nếu như, theo ý kiến của Tòa án, các tình tiết đòi hỏi, Tòa án có quyền nêu rõ những biện pháp tạm thời cần thiết để đảm bảo quyền của mỗi bên.

2. Từ lúc này cho đến khi có quyết định cuối cùng phải thông báo về các biện pháp đã đề xuất được chuyển đến các bên và Hội đồng bảo an.

Điều 42.

1. Các bên phát biểu thông qua đại diện của mình.

2. Họ có thể sử dụng trước Tòa án sự giúp đỡ của trạng sư, Luật sư của LVN Group.

3. Các đại diện, Luật sư của LVN Group, trạng sư đại diện cho các bên ở Tòa án được sử dụng quyền ưu đãi và bất khả xâm phạm cần thiết để họ thực hiện được nhiệm vụ của mình.

Điều 43.

1. Thủ tục xét xử bao gồm 2 phần: thủ tục viết và thủ tục nói.

2. Thủ tục viết bao gồm viết thông báo cho Tòa án và cho các bên các bản bị vong lục, và nếu cần, những câu trả lời các vấn đề đó cũng như tất cả các giấy tờ và tài liệu xác nhận các bản đó.

3. Tất cả các thông báo này được chuyển qua thư ký theo trình tự và thời hạn mà Tòa án đã quy định.

4. Mọi giấy tờ của một trong các bên đệ trình cần phải được báo cho phía bên kia bằng bản sao có chứng thực.

5. Thủ tục nói là Tòa án nghe các nhân chứng, các giám định viên, các đại diện, các Luật sư của LVN Group và các trạng sư.

Điều 44.

1. Để chuyển tất cả các thông báo cho những người khác trừ các đại diện, Luật sư của LVN Group, trạng sư thì Tòa án phải gửi trực tiếp cho chính phủ của quốc gia mà trên lãnh thổ quốc gia đó Tòa án muốn chuyển thông báo.

2. Nguyên tắc ấy cũng được áp dụng trong trường hợp khi cần thiết phải áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ tại chỗ.

Điều 45. Việc nghe vụ án được tiến hành dưới sự chủ trì của Chủ tịch hay nếu Chủ tịch không thể chủ trì được thì Phó Chủ tịch. Nếu như không có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và không có ai có thể chủ trì thì Thẩm phán nhiều tuổi nhất có mặt sẽ chủ trì.

Điều 46. Việc nghe vụ án ở Tòa án được tiến hành công khai, nếu như không theo một quyết nghị khác của Tòa án hay nếu như các bên yêu cầu không cho phép khán giả được đến dự.

Điều 47.

1. Mỗi phiên họp xét xử đều ghi biên bản được Thư ký hay Chủ tịch ký.

2. Chỉ có biên bản đó mới là chính thức.

Điều 48. Tòa án điều khiển hướng đi của vụ án, xác định hình thức và thời hạn mà trong đó mỗi bên cần phải trình bày hết lý lẽ của mình, và áp dụng mọi biện pháp có liên quan đến vụ việc thu thập chứng cứ.

Điều 49. Thậm chí trước khi bắt đầu nghe vụ án, Tòa án có thể yêu cầu các đại diện đưa ra văn bản bất kỳ hay một sự giải thích, trong trường hợp từ chối phải lập biên bản.

Điều 50. Tòa án trong thời gian bất kỳ có thể giao việc tiến hành điều tra hay giám định cho một người bất kỳ, cho đồng sự, cho phòng, ủy ban hay cho một tổ chức nào khác do mình lựa chọn.

Điều 51. Trong khi nghe vụ án, tất cả các câu hỏi có liên quan đến vụ án được nêu ra cho các nhân chứng và các giám định viên phải theo đúng các điều kiện đã được Tòa án quy định trong Quy chế đã được nhắc tới trong điều 30.

Điều 52. Sau khi đã thu thập chứng cứ, trong thời hạn đã được ấn định để làm việc đó. Tòa án có thể không nhận tất cả các chứng cứ giấy tờ và lời nói mà một trong các bên muốn đưa ra không có sự thỏa thuận của bên kia.

Điều 53.

1. Nếu một trong các bên không trình diện trước Tòa án không đưa ra lý lẽ của mình thì bên kia có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo hướng có lợi cho mình.

2. Trước khi xác nhận lời thỉnh cầu đó, Tòa án có nhiệm vụ phải biết rõ không phải sự cần thiết của vụ án đối với Tòa án, theo các điều 36 và 37, mà cần phải thấy rõ là yêu sách đó có đủ cơ sở thực tế và pháp lý hay không.

Điều 54.

1. Khi các đại diện, các Luật sư của LVN Group, trạng sư dưới sự chủ trì của Tòa án, trình bày xong lời giải thích của mình về vụ án, Chủ tịch tuyên bố là đã nghe hết.

2. Tòa án sẽ nghỉ để thảo luận quyết định.

3. Phần nghị án của Tòa án được tiến hành bằng các phiên họp không công khai và được giữ bí mật.

Điều 55.

1. Tất cả các vấn đề được quyết định bằng đại đa số số phiếu của Thẩm phán có mặt.

2. Trong trường hợp ngang bằng số phiếu thì phiếu của Chủ tịch hay Thẩm phán thay thế Chủ tịch có giá trị quyết định.

Điều 56.

1. Trong phán quyết cần phải đưa vào những ý kiến mà trên cơ sở đó ra phán quyết.

2. Phán quyết ghi tên các thẩm phán là những người thông qua phán quyết đó.

Điều 57. Nếu trong phán quyết từng phần hay toàn phần không biểu thị được ý kiến nhất trí của các Thẩm phán thì mỗi Thẩm phán có quyền nêu ý kiến riêng của mình.

Điều 58. Phán quyết được Chủ tịch và Thư ký Tòa án ký. Nó được đọc trong các phiên họp công khai của Tòa án sau khi thông báo chính thức cho các đại diện các bên.

Điều 59. Phán quyết của Tòa án chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia tham gia vào vụ tranh chấp và coi trọng vụ tranh chấp đó.

Điều 60. Phán quyết đã làm xong thì không kháng cáo trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa hay về phạm vi phán quyết thì Tòa án phải giải thích các vấn đề đó theo yêu cầu của bất kỳ bên nào.

Điều 61.

1. Yêu cầu phúc thẩm phán quyết có thể đưa ra trên cơ sở đó những tình tiết mới được phát hiện mà về tính chất của nó có ảnh hưởng quyết định đến xuất phát điểm của vụ tranh chấp và những tình tiết đó cả Tòa án, cả bên yêu cầu xem xét lại để không biết, với điều kiện tất yếu là việc không biết đó không phải là hậu quả của sự thiếu thận trọng.

2. Việc mở phúc thẩm là do quyết định của Tòa án khi xác nhận có tình tiết mới công nhận tính chất làm cơ sở cho việc phúc thẩm vụ tranh chấp và do đó thông qua yêu cầu về phúc thẩm.

3. Tòa án có thể yêu cầu để các điều kiện của phán quyết được thi hành, trước khi Tòa án tiến hành phúc thẩm vụ án

4. Yêu cầu phúc thẩm vẫn phải được công bố thời hạn chậm nhất là 6 tháng sau khi phát hiện ra các tình tiết mới.

5. Không một yêu cầu nào về phúc thẩm được xét sau 10 năm kể từ lúc ra phán quyết.

Điều 62.

1. Nếu như một quốc gia nào đó thấy rằng phán quyết về vụ tranh chấp có thể động chạm đến lợi ích nào đó có tính chất pháp lý của quốc gia đó thì nước đó có thể yêu cầu Tòa án quyết định cho tham gia vào vụ việc đó.

2. Quyết định một yêu cầu như vậy thuộc về Tòa án.

Điều 63.

1. Trong trường hợp xảy ra các vấn đề phải giải thích bản điều ước mà trong đó, trừ các bên hữu quan của vụ tranh chấp có các quốc gia khác tham gia, thư ký Tòa án phải nhanh chóng báo cho tất cả các quốc gia này.

2. Mỗi quốc gia trong số các quốc gia này sau khi đã nhận được thông báo, có quyền tham gia vào vụ việc, và nếu quốc gia đó sử dụng quyền này, thì việc giải thích được ghi trong phán quyết cũng nhất thiết như nhau.

Điều 64. Khi không có một quy định nào khác của Tòa án thì mỗi bên phải chịu án phí của riêng mình.

Chương 4.

NHỮNG KẾT LUẬN TƯ VẤN

Điều 65.

1. Tòa án có thể có những kết luận tư vấn về một vấn đề pháp luật bất kỳ nào theo yêu cầu của một cơ quan bất kỳ được chính Hiến chương Liên hợp quốc hay theo đúng bản quy chế này, cho toàn quyền được yêu cầu.

2. Các vấn đề mà kết luận tư vấn của Tòa án được sửa chữa dựa theo nó, được trình lên Tòa án bằng đơn trình bày chính xác vấn đề để yêu cầu kết luận, kèm theo tất cả tài liệu có thể dùng để làm sáng tỏ vấn đề.

Điều 66.

1. Thư ký Tòa án nhanh chóng báo tin về đơn có yêu cầu kết luận tư vấn cho tất cả các quốc gia có quyền tham gia vào Tòa án.

2.Ngoài ra, thư ký Tòa án bằng cách giữ đặc biệt và trực tiếp thông báo cho một quốc gia bất kỳ có quyền đến Tòa án cũng như cho một tổ chức quốc tế bất kỳ nào có thể (theo ý kiến của Chủ tịch Tòa án, nếu như Tòa án không họp) cung cấp những tin tức về vấn đề cụ thể nào đó, rằng Tòa án sẵn sàng nhận trong thời hạn Chủ tịch đã quy định, tất cả những tài liệu văn bản báo cáo bằng lời trong phiên họp công khai được triệu tập nhằm mục đích đó.

3. Nếu như quốc gia có quyền đến Tòa án không nhận được thông báo đặc biệt đã được nhắc nhở ở điểm 2 của điều này thì quốc gia đó có thể bày tỏ nguyện vọng được đệ trình bản báo cáo bằng văn bản hay được nghe Tòa án thông qua quyết định về các vấn đề đó.

4. Các quốc gia và các tổ chức đệ trình các bản báo cáo bằng văn bản hay bằng lời hay cả những quốc gia và những tổ chức này được phép thảo luận các bản báo cáo của các quốc gia hay các tổ chức khác ở hình thức, giới hạn và trong thời hạn do Tòa án hay nếu như Tòa án không họp, Chủ tịch Tòa án quy định trong từng trường hợp riêng biệt. Để đạt được mục đích này Thư ký Tòa án thông báo, trong thời hạn cần thiết, tất cả những bản báo cáo bằng văn bản đó cho các quốc gia và các tổ chức đã gửi những bản báo cáo tương tự.

Điều 67. Tòa án đưa ra kết luận tư vấn của mình trong phiên họp công khai đã được báo trước cho Tổng thư ký và các đại diện của các thành viên Liên hợp quốc trực tiếp có liên quan và cho đại diện của các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác.

Điều 68. Trong khi thực hiện các chức năng tư vấn của mình. Tòa án, ngoài những điều đã nêu ra, lấy các phán quyết có liên quan đến các vụ việc tranh chấp trong quy chế này làm chủ đạo, ở mức độ mà Tòa án công nhận là chúng áp dụng được.

Chương 5.

SỬA ĐỔI

Điều 69. Những sửa đổi quy chế này được đưa vào theo đúng trình tự đã được Hiến chương Liên hợp quốc nêu lên đối với việc sửa đổi quy chế, tuy nhiên, phải tuân theo tất cả những nguyên tắc mà có thể được Đại hội đồng quy định theo đề nghị của Hội đồng bảo an về việc tham gia của các quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc nhưng lại là thành viên của quy chế.

Điều 70. Tòa án có quyền đề nghị những điều sửa đổi quy chế này mà Tòa án xét cần thiết, phải báo cáo bằng văn bản những điều đó cho Tổng thư ký để tiếp tục xem xét phù hợp với các nguyên tắc đã được trình bày ở điều 69.

NGUỒN DỊCH: LAWSOFT

(LUATMINHKHUE.VN: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

5. Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng thẩm phán và công tố viên tại Học viện Thẩm phán CHLB Đức

Năm 1968, Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các Bang của CHLB Đức lần thứ 35 tổ chức tại Bad Driburg đã thông qua Nghị quyết về công tác bồi dưỡng thẩm phán, công tố viên. Tháng 3 năm 1968, khoá bồi dưỡng ngắn hạn đầu tiên cho các thẩm phán với tên gọi “Flying Academy of Judges” đã được tổ chức. Trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị này, 40 khoá bồi dưỡng đã được lần lượt tổ chức tại các Bang. Tuy nhiên, ngay từ khi ra đời, chương trình bồi dưỡng “Flying Academy of Judges” vẫn chỉ được coi là một “giải pháp.

1.Giới thiệu về Học viện thẩm phán Cộng hoà Liên bang Đức

Nhận thức vấn đề này, năm 1969, Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các Bang lần thứ 38 đã khẳng định phải bố trí ngay một địa điểm cố định để thành lập Học viện Tư pháp. Năm 1970, Trier (Bang Rhineland – Palatinate) đã được lựa chọn làm trụ sở của Học viện, việc khởi công và hoàn thành trụ sở được hoàn tất trong năm 1971. Tính đến năm 1987, đã có 25.000 học viên tham gia các khoá bồi dưỡng tại Trier. Đến nay, Trung tâm bồi dưỡng tại Trier có 86 phòng học và đầy đủ các trang thiết bị học tập hiện đại nhất. Ngoài ra, Trung tâm có 01 thư viện, 01 phòng đọc sách, internet, phòng xem tivi, câu lạc bộ và các hoạt động thể thao như bể bơi, bóng bàn, xe đạp… Đến năm 1998, kỷ niệm 25 năm thành lập Trung tâm, theo thống kê, số lượt học viên tham dự các khoá bồi dưỡng là 50.000 người.

Sau khi thống nhất đất nước, tại Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp lần thứ 62 được tổ chức vào tháng 11/1991, Trung tâm bồi dưỡng tại Wustrau (Bang Brandenburg) đã được sáp nhập vào Học viện Tư pháp. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị học tập của Wustrau đã được cải tạo và nâng cấp cho đến hết năm 1992. Hiện tại, Trung tâm có 86 phòng học, 03 phòng hội thảo và đầy đủ các trang thiết bị học tập và thể thao. Đến năm 1998, kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm, số lượt học viên tham dự các khoá bồi dưỡng là 10.000 người.

Học viện thẩm phán CHLB Đức hiện tại hoạt động trên cơ sở Bản thoả thuận hành chính có hiệu lực từ ngày 01/01/1993. Theo Bản thoả thuận này, Học viện hoạt động dựa trên cơ sở hỗ trợ tài chính từ Bộ Tư pháp Liên bang và 16 Bộ Tư pháp Bang. Trung tâm bồi dưỡng tại Wustrau được hoạt động với tư cách độc lập và có đầy đủ thẩm quyền như Trung tâm bồi dưỡng tại Trier. Chức năng chính của Học viện là thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao đối với các thẩm phán và công tố viên với nội dung chính là truyền tải các kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, chính trị, xã hội, kinh tế và các lĩnh vực khoa học khác.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng thẩm phán và công tố viên tại Học viện Thẩm phán CHLB Đức

Luật sư tư vấn & bào chữa tại tòa án – Ảnh minh họa

2.Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức bồi dưỡng của Học viện

2.1.Mô hình tài chính của Học viện thể hiện sự khích lệ mạnh mẽ của Chính phủ Liên bang và sự liên kết chặt chẽ, sự cam kết, ủng hộ của các Bang đối với việc tập trung và thống nhất trong công tác bồi dưỡng thẩm phán và công tố viên

Hiện tại, Học viện thẩm phán hoạt động dựa trên sự hỗ trợ tài chính từ Bộ Tư pháp Liên bang với tỷ lệ 50%. Tỷ lệ đóng góp ngân sách này thể hiện rõ trách nhiệm đặc biệt quan trọng và sự khích lệ mạnh mẽ của Chính phủ Liên bang đối với công tác bồi dưỡng thẩm phán và công tố viên từ cấp độ quốc gia.

Tỷ lệ đóng góp còn lại (50%) do các Bang chi trả theo thoả thuận giữa Bộ Tài chính các Bang với nhau. Tỷ lệ này được đánh giá trên cơ sở thu ngân sách của Bang từ thuế (tỷ lệ: 2/3) và số dân cư tại Bang đó (tỷ lệ: 1/3). Sự đóng góp của các Bang thể hiện sự liên kết chặt chẽ và sự cam kết, ủng hộ của các Bang đối với việc bồi dưỡng thẩm phán và công tố viên của Bang mình một cách tập trung tại một cơ sở bồi dưỡng vừa mang tính thống nhất của Liên bang vừa mang những đặc thù cụ thể của từng Bang.

Trong năm 2007, tổng số kinh phí Bộ Tư pháp Liên bang và các Bang hỗ trợ cho Học viện thẩm phán là 3.399.600euro, trong đó Trung tâm bồi dưỡng Trier là 1.933.500euro và Wustrau là 1.466.100euro. Kinh phí này được dùng để trang trải cho các hoạt động sau: trả lương cho nhân viên Học viện, chi phí ăn, ở, sinh hoạt cho học viên trong thời gian tham gia khoá học (chi phí đi lại của học viên do Bộ Tư pháp Bang chi trả), tiền giảng và chi phí đi lại cho các giảng viên.

2.2.Mô hình quản lý hành chính của Học viện mang tính tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác bồi dưỡng thẩm phán, công tố viên

Đứng đầu Học viện thẩm phán là 01 Giám đốc với tiêu chuẩn là có đủ bằng cấp và đang đảm nhận một chức danh tư pháp (thông thường là thẩm phán), do Bộ Tư pháp các Bang luân phiên giới thiệu với nhiệm kỳ 03 năm. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm quản lý 02 cơ sở bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi dưỡng hàng năm, đảm bảo 02 cơ sở bồi dưỡng phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, xây dựng báo cáo và đề xuất kiến nghị hàng năm và phụ trách quan hệ công chúng. Giúp việc cho Giám đốc, tại mỗi cơ sở bồi dưỡng có 01 cán bộ quản lý hành chính và khoảng hơn 10 nhân viên phục vụ. Bộ máy của Học viện thẩm phán cũng hết sức gọn nhẹ, tinh giản do Học viện chủ trương không xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu. Hiện tại, Học viện đã phát triển được một đội ngũ với khoảng 950 giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia trong các lĩnh vực như thẩm phán, công tố viên tại các toà án, viện công tố, Luật sư của LVN Group từ các công ty, giáo sư các trường đại học, những học giả từ các viện nghiên cứu với những bài báo, nghiên cứu đã được đăng tải và đánh giá cao. Với cách tiếp cận này, ngoài việc tiết kiệm được kinh phí hoạt động của bộ máy nhân sự, Học viện cũng có nhiều khả năng đa dạng hoá các khóa bồi dưỡng của mình mà không phụ thuộc vào trình độ và những kiến thức cố định của lực lượng giảng viên cơ hữu. Ngoài ra, với cách tiếp cận này, học viên còn có thể được truyền tải kiến thức, kinh nghiệm trong rất nhiều lĩnh vực khoa học một cách sống động, đầy mầu sắc và mang tính định hướng thực tiễn cao như nó đã tồn tại trong thực tế cuộc sống.

2.3.Chương trình bồi dưỡng của Học viên có sức hút do ngày càng phong phú và đa dạng, được xây dựng trên nền tảng của nhu cầu thực tiễn tại các Bang và nhu cầu cụ thể của từng thẩm phán, công tố viên

Tính đến năm 2005, đã có 92.687 học viên tham gia 2.692 khoá học do Học viện thẩm phán, theo đánh giá, tỷ lệ đáp ứng là hết sức khích lệ: 91%. Để đạt được kết quả này, một trong những nguyên nhân quan trọng là chương trình bồi dưỡng của Học viện ngày càng phong phú, đa dạng, phù hợp với thực tế nhu cầu của các Bang và nhu cầu cụ thể của các thẩm phán, công tố viên. Một số kinh nghiệm có thể rút ra từ quá trình xây dựng chương trình bao gồm: (1) Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng, (2) Định hướng chương trình bồi dưỡng và (3) Sự đa dạng về hình thức và sự phong phú về nội dung của các khóa bồi dưỡng.

Hàng năm, Học viện thẩm phán không tự xây dựng chương trình bồi dưỡng của mình. Để phù hợp với thiết chế tài chính và nhu cầu bồi dưỡng của các Bang, Học viện tổ chức 01 hội nghị về xây dựng chương trình bồi dưỡng năm, thành phần bao gồm Bộ Tư pháp Liên bang và các Bang để tổng hợp và đánh giá nhu cầu bồi dưỡng một cách khách quan và toàn diện. Ngoài ra, đại diện các hiệp hội trong lĩnh vực pháp luật (ví dụ: hiệp hội thẩm phán…) cũng được mời tham dự với tư cách tham vấn. Hàng năm, Bang nào chủ toạ của Hội nghị Tư pháp các Bang đó sẽ chủ toạ hội thảo xây dựng chương trình bồi dưỡng.

Về định hướng xây dựng chương trình bồi dưỡng, để đảm bảo tính thiết thực, phù hợp và hiệu quả của chương trình đối với những người hiện đang là thẩm phán, công tố viên, việc xây dựng chương trình được định hướng như sau: 45% chương trình bồi dưỡng tập trung vào các lĩnh vực pháp luật cụ thể với tỷ lệ là: 4/10 dành cho Luật Dân sự, 4/10 dành cho Luật Hình sự và 2/10 dành cho các lĩnh vực khác, 30% chương trình bồi dưỡng tập trung vào các lĩnh vực liên ngành (ví dụ: luật Châu Âu…), 25% chương trình bồi dưỡng tập trung vào định hướng hành vi, kỹ năng tác nghiệp.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, để tạo sức hút của các khoá học, Học viện cũng không ngừng nâng cao sự đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung của các khóa bồi dưỡng. Có thể nói, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá loại hình các sản phẩm bồi dưỡng đã trở thành một trong những thế mạnh của Học viện. Ngoài các khoá bồi dưỡng, thuyết giảng của chuyên gia, nhà nghiên cứu, Học viên đang tập trung nhiều vào việc tổ chức các buổi hội thảo để thảo luận, tranh luận và trao đổi nhiều vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội như “Truyền thông và tội phạm”, “Người Do Thái và công lý”…. Kết quả cho thấy, mỗi năm Học viện tổ chức khoảng 150 hội thảo thu hút được hơn 5.000 thẩm phán và công tố viên tham gia.

(LVN GROUP FIRM: Biên tập.)