1. Khái quát chung về tranh chấp thừa kế

Thừa kế di sản thừa kế là quyền lợi hợp pháp của người thừa kế (thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc phân chia di sản nảy sinh mâu thuẫn giữa những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc phân chia di sản dẫn đến tranh chấp.

Theo quy định của pháp luật, tranh chấp về thừa kế bao gồm tranh chấp về hàng thừa kế và tranh chấp về di sản thừa kế:

– Tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại;

– Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 612 Bộ Luật dân sự năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Tranh chấp di sản thừa kế bao gồm tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản hoặc yêu cầu chia di sản thừa kế.

Hàng thừa kế là tập hợp những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản làm căn cứ để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tranh chấp về hàng thừa kế thường là những tranh chấp về yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác, chủ yếu phát sinh giữa những người thừa kế trong cùng một hàng thừa kế, đặc biệt là những trường hợp con nuôi, con ngoài giá thú,…

2. Vụ việc về thừa kế có tranh chấp

Lưu ý: Nhân vật và địa điểm xảy ra vụ việc đã được cắt bỏ để bảo đảm tính bảo mật thông tin của khách hàng. Dưới đây là tóm tắt nội dung vụ việc:

Ông A, bà B có 6 người con trai và gái là C, D, E, F, G và H. Ông bà AB có một miếng đất ở có diện tích 630 m2. Năm 2017 ông A mất không để lại di chúc, do bà B vẫn còn nên các con chưa nghĩ tới việc chia đất đai nhà cửa. Đầu năm 2021, bà B mất đột ngột nên chưa kịp để lại di chúc. Sáu con của ông bà AB đã thống nhất để cho vợ chồng con út là H thừa kế. Lúc đó vì nghĩ là đủ anh chị em nhất chí nên H đã không lập văn bản. Đến một năm sau người anh thứ tư là F đòi chia một phần đất thừa kế vì có chuyện mâu thuẫn trong gia đình. Lúc này cả C, D, E, G và H cũng đồng ý. Vì có sáu anh chị em lên thống nhất chia làm sáu. Bốn người còn lại vẫn để cho H thừa kế nên chỉ chia làm hai tôi năm phần còn F ấy một phần. Nhưng F không nghe đòi chia làm sáu rồi bắt thăm vào đâu F ấy lấy phần đó. H không đồng ý vì trường hợp F bốc thăm vào phần đất ở giữa thì đất của H sẽ không liền mảnh nhau, làm sổ đỏ sẽ rắc rối. H đến nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn vụ việc.

3. Phân tích vụ việc, xác định yêu cầu của khách hàng

Vụ việc trên là tranh chấp thừa kế, các bên trong quan hệ tranh chấp trên là anh em ruột trong một gia đình. Do bố mẹ qua đời đột ngột nên không để lại di chúc. Do vậy, tài sản thừa kế được chia theo quy định của pháp luật.

Trong phần trình bày của khách hàng, có nội dung về việc sáu anh chị em đã thoả thuận phân chia di sản thừa kế nhưng lại không lập thành văn bản và thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực văn bản thoả thuận đó nên đây được xem là một bất lợi của anh H. Điều này càng bất lợi hơn khi anh F lật lại muốn chia một phần di sản. Nếu khởi kiện, anh F sẽ chối bỏ việc đã từng thoả thuận để lại phần thừa kế của mình cho người em út.

Cách phân chia di sản mà 5 người C, D, E, G và H muốn là nhà có sáu anh chị em lên thống nhất chia làm sáu. Bốn người còn lại vẫn để cho H thừa kế nên chỉ chia làm hai H năm phần còn F ấy một phần.Cách chia của F là chia là 6, F bốc ngẫu nhiên được mảnh nào thì F lấy mảnh đó. Từ cách chia di sản thừa kế không thống nhất này đã dẫn đến tranh chấp.

Yêu cầu tư vấn của khách hàng

H muốn Luật sư của LVN Group tư vấn xem cách phân chia của H có đúng không, có được chấp nhận nếu khởi kiện không và nếu không thì có cách chia nào tốt nhất không ?

4. Nội dung tư vấn cho khách hàng

Khi mất, ông bà AB không để lại di chúc nên theo quy định của pháp luật, trong trường hợp không có di chúc, di sản sẽ được chia theo pháp luật theo điều 650 bộ luật dân sự 2015. Theo thứ tự, di sản sẽ được chia theo hàng thừa kế thứ nhất quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết….;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Vậy 6 người con của bố, mẹ H sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng nhau; do đó miếng đất sẽ được chia thành 6 phần bằng nhau và mỗi người sẽ được hưởng 1 phần.

Việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định tại khoản 2 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2015:

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản”.

Do đó, việc phân chia di sản thừa kế ưu tiên sự thỏa thuận của các đồng thừa kế và việc thỏa thuận của 6 anh chị em phải được lập thành văn bản. Do thỏa thuận phân chia di sản thừa kế lúc đầu giữa 6 người không được lập thành văn bản nên thỏa thuận đó không được coi là hợp pháp nên yêu cầu chia thừa kế của người anh thứ tư của Hlà có căn cứ.

Vì vậy, chia di sản trong trường hợp này thì 6 người phải có văn bản thỏa thuận với nhau về vị trí cũng như diện tích di sản của mình. Sau đó, 4 người kia nếu muốn tặng cho H di sản của mình thì họ có thể làm hợp đồng tặng cho di sản của mình cho H sau khi đã nhận di sản thừa kế của mình. Trong trường hợp 6 người không thỏa thuận được với nhau về việc chia di sản thừa kế (trong trường hợp này là về vị trí của miếng đất) thì có thể nhờ UBND xã tại địa phương nơi có nhà hướng dẫn làm thủ tục phân chia di sản và 6 người cùng kí xác nhận vào văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế đó.

Trên thực tế, cả hai cách chia của H và F đều có khả năng được áp dụng vì chưa xác định được vị trí đất mà sáu anh chị em sẽ nhận thừa kế

Nếu vẫn không thể thỏa thuận với nhau và có tranh chấp xảy ra khi thời hiệu khởi kiện về thừa kế vẫn còn theo quy định tại điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015:

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Căn cứ vào mục đích sử dụng và tình trạng đang sử dụng và nguyện vọng của các bên khi chia di sản thừa kế Tòa án sẽ xem xét đến yêu cầu chia di sản. Khi đó, các bên phải tuân theo pháp quyết của Tòa án.

5. Lưu ý về kỹ năng của Luật sư của LVN Group khi tư vấn về tranh chấp phân chia di sản thừa kế

Tư vấn về phân chia di sản thừa kế hay từ vấn về bất kể một lĩnh vực nào, các kỹ năng mà Luật sư của LVN Group hầu như đều phải sử dụng tới gồm có: Kỹ năng gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi với khách hàng; Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin; Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật áp dụng; Kỹ năng xây dựng các phương án tư vấn cho khách hàng; Kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn cho khách hàng.

Đối với vụ việc trên, các thông tin khách hàng H cung cấp tưởng chừng như đầy đủ thực tế lại thiếu rất nhiều tài liệu quan trong mà chưa thấy đề cập tới. Các tài liệu này bao gồm: căn cứ xác định quan hệ cha mẹ con – để xác định hàng thừa kế chuẩn (ví dụ giấy khai sinh của sáu anh chị em); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông bà AB – xác định di sản này có hợp pháp không; Vụ việc này đã được sáu anh chị em khởi kiện chưa – xác định xem H đã khởi kiện chưa hay chỉ mới tới tư vẫn đề xây dựng phương án tư vấn,… Do đó, đối với vụ việc mà chưa rõ thông tin, hoặc chưa có các tài liệu cần thiết, Luật sư của LVN Group cần đặt ra nghi vấn, sử dụng kỹ năng thu thập thông tin để có cơ sở đưa ra phương án tư vấn, không được vội vàng nhận định dựa trên lời kể ban đầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, kỹ năng tìm kiếm các quy định pháp luật áp dụng là kỹ năng thiết yếu, vụ việc nào Luật sư của LVN Group cũng phải sử dụng tới. Trường hợp này, Luật sư của LVN Group cần tra cứu xem có luật, thông tư hoặc giải đáp nào xác để xem xét việc thoả thuận phân chia di sản miệng được coi là hợp pháp không. Nếu không thì chỉ có thể hướng dẫn khách hàng lập văn bản khai nhận di sản có công chứng hoặc chứng thực theo đúng quy định.

Việc soạn thảo văn bản tư vấn cũng không thể làm một cách qua loa, đại khái. Kỹ năng soạn thảo văn bản là một trong những kỹ năng căn bản nhất mà bất kỳ Luật sư của LVN Group nào cũng phải nắm vững trong suốt cuộc đời hành nghề của mình. Khi soạn thảo thư tư vấn, Luật sư có thể soạn theo mẫu của văn phòng, công ty mình hoặc thiết lập một mẫu thư tư vấn để sử dụng riêng. Mẫu thư tư vấn pháp lý, có thể tham khảo mẫu tại bào viết: Thư tư vấn pháp lý thường dùng – Mẫu thư phản hồi yêu cầu tư vấn cụ thể của khách hàng. Bên cạnh đó, việc sắp xếp nội dung tư vấn một cách logic, khoa học, đầy đủ chặt chẽ; sử dùng từ ngữ lịch sự, trong sáng, đơn giản, dễ hiểu cũng là điều không thể thiếu.

Tham khảo bài viết: Các kỹ năng cần thiết khi tư vấn pháp luật bằng văn bản

Trân trọng!