Tuy nhiên, phần lớn nhân sự không có đủ tiền để ký quỹ mà chỉ có thể ký quỹ bằng nhà/đất. Trong trường hợp này, nếu tôi nhận giấy tờ nhà đất trong trường hợp này thì tôi có thể dùng các biện pháp này không:
1. Hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ thanh toán hóa đơn trong hợp đồng lao động, có xác nhận của văn phòng công chứng.
2. Người lao động làm giấy ủy quyền quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho Công ty theo thời hạn của Hợp đồng lao động. Vậy giấy ủy quyền trong trường hợp người lao động lấy tiền của Công ty có thể được quyền chuyển nhượng/ bán đất/nhà không? Hai biện pháp trên có giá trị pháp lý khi xảy ra tranh chấp hay thủ tục có bị vi phạm pháp luật, cũng như có đảm bảo được quyền lợi cho Công ty của tôi chưa.?
Xin Công ty Luật LVN Group tư vấn và đưa ra biện pháp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từchuyên mục Tư vấn pháp luật doanh nghiệp của công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp gọi: 1900.0191
Trả lời:
Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới bạn lời chào trân trọng và cảm ơn bạn đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Về giao dịch bảo đảm
Nội dung tư vấn
Trước hết, bạn cần phải hiểu bản chất của giao dịch bảo đảm dân sự bằng ký quỹ. Căn cứ theo điều 360, Bộ luật dân sự 2005, ký quỹ là:
“Điều 360. Ký quỹ
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
3. Thủ tục gửi và thanh toán do pháp luật về ngân hàng quy định.”
Có thể hiểu, khi thực hiện việc ký quỹ, tài sản được ký quỹ sẽ bị phong tỏa tại ngân hàng. Trong trường hợp này, người lao động không thể bán, cho, tặng hoặc thừa kế quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đã ký quỹ với ngân hàng. Khi người lao động vi phạm nghĩa vụ thanh toán hóa đơn, bạn có thể đến ngân hàng nơi thực hiện việc ký quỹ để yêu cầu thanh toán và xử lí tài sản kí quỹ căn cứ theo điều 40, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm:
“Điều 40. Quyền của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại
Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán đầy đủ, đúng hạn.”
Tuy nhiên, nhà đất không phải là đối tượng của ký quỹ vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải giấy tờ có giá. Vì vậy không thể ký quỹ bằng nhà được.
Vì vậy không cần thiết việc 2 bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng như làm giấy ủy quyền quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho Công ty. Việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong trường hợp này là sai về bản chất bởi chuyển nhượng đất chính là bán quyền sử dụng đất của mình cho người khác để lấy một khoản tiền theo trị giá quyền sử dụng của miếng đất đó. Việc ủy quyền quyền định đoạt sử dung đất không được áp dụng trong trường hợp này.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do bạn cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp.