Lời mở đầu:
Đối với chế định lớn về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội (mà trong lần pháp điển hóa thứ ba đã thay thuật ngữ “chưa thành niên” bằng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi”) được ghi nhận riêng biệt trong Chương XII (Chương cuối cùng) của Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 với 18 điều luật, trong đó cụ thể là từ điều 90 đến điều 107 của Bộ luật.
Về sự phân tích nội hàm các quy phạm của chế định này chỉ đề cập những vấn đề nào có thể được coi là mới và khác so với các quy định trong Chương X tương ứng của Bộ luật Hình sự trước đó (năm 1999), đồng thời cơ bản và quan trọng hơn cả mà qua đó thể hiện rõ nhất nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự của nhà làm luật Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội.
Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức liên quan đến các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Quy phạm về tha tù trước thời hạn có điều kiện và quy phạm về xóa án tích; đặc biệt là tìm hiểu về kỹ thuật lập pháp của chế định lớn về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội…
1. Hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được ghi nhận tại Mục 4 Chương XII với 04 điều, từ điều Điều 98 đến Điều 101 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà việc phân tích nội hàm các quy phạm tại các điều khoản này cho thấy:
Về cơ bản, ngoài việc thừa kế tinh thần và nội dung các quy phạm về hình phạt đối với đối tượng này trong Bộ luật Hình sự (năm 1999), đã có một điểm mỗi được nhà làm luật ghi nhận tại khoản 1 Điều 100 “Cải tạo không giam giữ” về điều kiện cụ thể áp dụng loại hình phạt này theo hai độ tuổi người chưa thành niên phạm tội tương ứng theo sự phân chia 04 loại tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi là chỉ được áp dụng đối với hai nhóm người chưa thành niên phạm tội tưống ứng theo hai độ tuổi cụ thể là: Người từ đủ 16 đến dưói 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do vô ý, gười từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.
2. Quy phạm về tha tù trước thời hạn có điều kiện và xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
a. Quy phạm về tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
– Các quy phạm về tha tù trước thời hạn có điều kiện được quy định riêng cho người chưa thành niên phạm tội được ghi nhận tại Điều 106 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà việc phân tích nội hàm của các quy phạm tại khoản 1 Điều này cho thấy điểm mới mà nhà làm luật quy định người chưa thành niên phạm tội chỉ được hưởng chế định nhân đạo này khi hội đủ các điều kiện cụ thể nêu tại các điểm a, b, c và d của điều luật. Cụ thể điều 106 được quy định như sau:
“Điều 106. Tha tù trước hạn có điều kiện
1. Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Bộ luật này có thể được tha tù trước hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm tội lần đầu;
b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
c) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù;
d) Có nơi cư trú rõ ràng.”
2. Việc tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 66 của Bộ luật này.
b. Quy phạm về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
– Các quy phạm về xóa án tích được quy định riêng đối vói người chưa thành niên phạm tội tại Điều 107 Bộ luật Hình sự năm 2015 (gồm hai khoản) mà việc phân tích khoa học nội hàm các quy phạm tại Điều này cho thấy hai điểm mới là nhà làm luật liệt kê các điều kiện cụ thể để: + Người chưa thành niên dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích nếu đáp ứng đúng các yêu cầu nêu tại các điểm a, b và c (khoản 1);
“Điều 107. Xóa án tích
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.”
+ Riêng người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án được đương nhiên xóa án tích nếu đáp ứng đúng các yêu cầu tương ứng với bốn mức thời hạn khác nhau nêu tại 04 điểm a, b, c và d khoản 2 của điều luật.
“Điều 107. Xóa án tích
…
2. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.”
3. Bình luận về đình chỉ thi hành để rà soát lại và tiếp tục sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015
Cần lưu ý rằng, nếu như không có sự việc tạm (tình chỉ thi hành để rà soát lại và tiếp tục sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất Bộ luật Hình sự năm 2015 vào năm 2017 (mà cứ để thi hành từ ngày 01/07/2016) thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho việc được hưởng quy phạm nhân đạo về đương nhiên được xóa án của người chưa thành niên trong độ tuổi.
Bởi lẽ, trở lại xem xét nội hàm các quy phạm của khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sau khi đã thông qua nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung vào năm 2017) thì cho thấy một số vấn đề dưới đây:
– Các quy phạm nhân đạo tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự năm 2015 tại thời điểm được thông qua (ngày 27/11/2015) đã thể hiện rất rõ việc tất cả các trường hợp bị kết án dù là với thời hạn và hình phạt khác nhau về người chưa thành niên bị cảnh cáo cũng ngang hàng với người chưa thành niên bị phạt tù trên 15 năm và cả hai trường hợp đều cùng sau ba năm mới đương nhiên được xóa án tích (như tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự năm 2015 tại thời điểm thông qua ngày 27/11/2015). Nói một cách khác là tất cả đều cùng một mức giống nhau (mà không hề cụ thể hóa sao cho tương ứng với các hình phạt khác nhau mà trước đó người chưa thành niên đã bị xử phạt). Bằng cách đó, tất cả mọi trường hợp bị kết án đó đều đương nhiên xóa án tích với một mức thời hạn như nhau là sau “03 năm” và khoản 2 Điều 107 tại thời điểm đó chỉ có một câu cuối cùng của Chương XII Bộ luật Hình sự năm 2015.
– Vì nếu nghiên cứu kỹ nội hàm khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự năm 2015 với bốn mức được đương nhiên xóa án tích khác nhau tương ứng từ thấp đến cao tại 04 điểm a (sau 06 tháng), b (sau 01 năm), c (sau 02 năm ) và d (sau 03 năm) dành cho người chưa thành niên thì sẽ chỉ có một mức duy nhất là sau “03 năm” mới được xóa án tích và như vậy, là vô hình chung hai trường hợp bị xử phạt cảnh cáo (sau 06 tháng được xóa án tích) tại điểm a cũng bằng vổi trường hợp bị xử phạt tù trên 15 năm (sau 03 năm được xóa án tích) tại điểm d.
– Sau khi Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung và hoàn thành vào tháng 6/2017 thì quy phạm nhân đạo tại khoản 2 Điều 107 đã được cụ thể hóa, rõ ràng và cụ thể hơn.
4. Kỹ thuật lập pháp về cấu trúc của chế định
Khi phân tích nội hàm của các quy định về người chưa thành niên phạm tội trong Chương XII “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” Bộ luật Hình sự năm 2015, ta có thể nhận thấy là: Đây là Chương nhiều ưu điểm nhất trong tất cả 12 chương thuộc Phần chung;
Về cấu trúc thì tại tất cả 12 chương thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 thì 10 chương là có cấu trúc thống nhất như nhau (chỉ gồm có 02 bậc) đó là dưới bậc 1 (Chương) là trực tiếp và bậc 2 (Điều) ngay; trong khi đó chỉ có hai chương (Chương VIII và Chương XII) là thiếu sự thông nhất (nhất quán) với 11 chương kia khi nó phát sinh thêm một cấu trúc trung gian (gồm đến 03 bậc) — dưới bậc 1 (Chương) đến bậc 2 (Mục) và tiếp theo dưới bậc 2 (Mục) rồi mới đến bậc 3 (Điều).
5. Kỹ thuật lập pháp về thẩm quyền áp dụng một số biện pháp tư pháp
Về thẩm quyền áp dụng một số biện pháp tư pháp. Theo nguyên tắc pháp chế thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 thì “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 31).
=> Như vậy, căn cứ vào quy phạm nêu trên thì chỉ có duy nhất bản án kết tội mới là cơ sở để Tòa án có được thẩm quyền tuyên một ai đó là có (hay không có) tội và logic tiếp theo. Như vậy chỉ có duy nhất 01 cơ quan tư pháp (Tòa án) mới có thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Và vấn đề này phù hợp vói các quy phạm được thừa nhận chung về nhân quyền của văn bản pháp luật quốc tế quan trọng nhất mà gần 200 quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã ký và cam kết thực hiện (Điều 10 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948).
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần nghiên cứu lại xem có hợp lý không khi Bộ luật Hình sự năm 2015 tại một loạt các điều khoản thuộc Chương XII (Điều 92, khoản 2 Điều 93 và khoản 2 Điều 94) cũng quy định thẩm quyền áp dụng ba biện pháp tư pháp như: Khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho cả hai cơ quan hành pháp khác nữa là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.
Trân trọng!