Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, liên quan đến kỹ thuật lập pháp của chế định tội phạm trong phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 được cụ thể hóa như thế nào? Phân tích về kỹ thuật lập pháp của chế định tội phạm trong phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Khái quát về kỹ thuật lập pháp của chế định tội phạm trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015

Khi phân tích nội hàm các quy phạm của chế định lớn về tội phạm trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015 là mặc dù cùng với hai chế định lớn khác là trách nhiệm hình sự và các biện pháp cưỡng chế hình sự (gồm hai chế định nhỏ là hình phạt và biện pháp tư pháp), thì tội phạm cũng là một chế định cơ bản, lớn và quan trọng thứ hai (sau chế định trách nhiệm hình sự) của pháp luật hình sự trong nhà nước pháp quyền.

Tuy nhiên, kỹ thuật lập pháp của chế định tội phạm vẫn còn một số điểm cần lưu ý mà chúng ta phải tìm hiểu dưới những mục sau.

2. Kỹ thuật lập pháp về định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm trong phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015

Về định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm (khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015) chưa bảo đảm được một số tiêu chí về kỹ thuật lập pháp, chúng ta có thể kể đến cụ thể là:

a. Khi liệt kê các nhóm khách thể loại mà tội phạm xâm hại đến phải hoàn toàn phù hợp với chính các nhóm khách thể loại mà Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiệm vụ bảo vệ.

b. Tại Điều 1 quy định về nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự năm 2015 và tại Điều 8 quy định về khái niệm tội phạm (Bộ luật Hình sự năm 2015) tuy các khách thể loại mà tội phạm xâm hại đến được liệt kê rất dài nhưng vẫn còn thiếu một loạt các khách thể loại khác rất quan trọng . Như môi trưòng, chế độ kinh tế, hòa bình và an ninh của nhân loại, mà lẽ ra chỉ cần liệt kê gộp chúng vào 4 (hoặc 5) nhóm khách thể loại lớn cần phải được Bộ luật Hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm là đầy đủ và chính xác như: Chế độ hiến định (vì trong Hiến pháp năm 2013 có ghi nhận tất cả các nhóm khách thể loại quan trọng nhất của một quốc gia là chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường,…); Nhân thân (hoặc cụ thể hóa phạm trù này thành là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm), các quyền và tự do của con người và của công dân; và cuối cùng là Hòa bình và an ninh của nhân loại.

c. Việc quy định khái niệm tội phạm tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 (do cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện) chỉ bằng một quy phạm vối các dấu hiệu chung là “thực hiện một cách cố ý”, cùng xâm hại các khách thể loại giống nhau như “độc lập, chủ quyền,… trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” nhưng theo khoản 1 Điều 8 thì tội phạm đó lại do hai chủ thể khác nhau (cá nhân hoặc pháp nhân thương mại) “thực hiện” mặc dù hai chủ thể này có các đặc điểm hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

– Cá nhân (tức “người có năng lực trách nhiệm hình sự”) vì có suy nghĩ và tính toán khi thực hiện hành vi (có lỗi cố ý hoặc vô ý) là đúng, nhưng liệu pháp nhân thương mại có như vậy không mà lại quy định chung dấu hiệu lỗi với cá nhân;

– Ngoại trừ một số khách thể loại tại 33 cấu thành tội phạm (được nêu tại Điều 76) có liên quan đến ba nhóm khách thể loại như trật tự quản lý kinh tế, môi trường và an toàn, trật tự công cộng vì theo khoản 2 Điều 2 “Cơ sở của trách nhiệm hình sự” thì “chỉ pháp nhân thương mại nào… tại Điều 76 mối phải chịu trách nhiệm hình sự” thì liệu hành vi phạm tội của “pháp nhân thương mại” có thể xâm hại đến một loạt các khách thể loại khác được liệt kê tại khoản 1 Điều 8 là: “độc lập, chủ quyền…, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội…, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa…” như “cá nhân” phạm tội hay không;

– Trong khi đó, rõ ràng là trong giai đoạn đương đại theo Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được nhà làm luật Việt Nam quy định chỉ đốì với 33 cấu thành tội phạm, tức là về cơ bản chỉ đối với một số tội xâm phạm: trật tự quản lý kinh tế (tại Chương XVIII), môi trường (tại Chương XIX), và an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XXI) Bộ luật đó – tức là chỉ có 03 nhóm (chứ không phải tất cả các nhóm khách thể loại được liệt kê tại khoản 1 Điều 8 mà cá nhân có thể xâm hại đến. Mặc dù vậy, pháp nhân thương mại lại được đặt ngang hàng với cá nhân trong cùng khoản 1 Điều 8 về khái niệm tội phạm. Như vậy, sai sót lớn về kỹ thuật lập pháp này rõ ràng là cần phải được tiếp tục khắc phục trong tương lai.

3. Thuật ngữ quy định về chủ thể phạm tội và chủ thể bị kết án trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Việc sử dụng thuật ngữ khi quy định về chủ thể phạm tội và chủ thể bị kết án trong Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy có một số điều luật mà việc quy định về chủ thể phạm tội hoặc bị kết án trong đó không chỉ liên quan đến cá nhân người phạm tội hoặc bị kết án (tạm gọi tắt là chủ thể 1) mà còn liên quan đến cả pháp nhân thương mại phạm tội hoặc bị kết án (tạm gọi tắt là chủ thể 2) là đúng (ví dụ: khái niệm tội phạm tại Điều 8 liên quan đến cả hai chủ thể này). Tuy nhiên, khi quy định về chủ thể phạm tội hoặc bị kết án thì Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ quy định chủ thể 1 (mà lại không đề cập chủ thể 2).

Chẳng hạn như:

a. Một số điều luật có quy định đầy đủ cả hai chủ thể phạm tội là hoàn toàn chính xác (như: tại các điều 3, 6, 8, 30-31, 46, 55, 60, 62, trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015.)

b. Một số điều luật chỉ quy định về chủ thể 1 (tức chỉ có “người phạm tội” hoặc “người bị kết án”) như: tại các điều 7, 10, 11, 14, 16, 17, 22, 23,.., mà lẽ ra ở đây cần phải quy định cả chủ thể 2 vì rõ ràng là chủ thể phạm tội nêu tại các điều luật này rất có thể là cả người đại diện cho pháp nhân thương mại đã có sự liên đối trong việc phạm tội (chứ không chỉ riêng cá nhân người phạm tội đơn lẻ).

c. Có trường hợp trong cùng Chương IX tại khoản 1 Điều 60 (điều đầu tiên của Chương) thì có đề cập cả hai chủ thể bị kết án (như “người bị kết án”, “pháp nhân thương mại bị kết án”), nhưng tiếp theo ngay sau đó tại 07 điều khác trong Chương này (các điều 62-68) thì lại quy định chỉ có một chủ thể bị kết án là “người bị kết án”. Và như vậy, chính đặc điểm này của Chương IX và một vài chương khác của Bộ luật Hình sự năm 2015 là minh chứng xác đáng cho sự cần thiết cấp bách và rất quan trọng của việc cần phải có quy phạm chung tại điều đầu tiên của Bộ luật Hình sự về giải thích các thuật ngữ để khẳng định rõ ràng và dứt khoát nội hàm và phạm vi của ít nhất là ba phạm trù có liên quan mật thiết với nhau nhưng không thể đồng nhất như: “chủ thể phạm tội”, “chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự”, và “chủ thể bị kết án”.

d. Ta có thể thất, nếu như ngay từ đầu tại điều luật “Về giải thích các thuật ngữ” mà Bộ luật Hình sự đã có ghi nhận các quy phạm mang tính bắt buộc chung để phân định rõ ràng phạm vi của các phạm trù ví dụ như: “Chủ thể phạm tội — cá nhân phạm tội và cá nhân nhân danh cho pháp nhân thương mại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại và vì lợi ích của pháp nhân thương mại thực hiện phạm tội do Bộ luật Hình sự quy định”; “Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự, cá nhân phạm tội và pháp nhân thương mại vì có liên đới trong việc phạm tội do Bộ luật Hình sự quy định nên bị truy cứu trách nhiệm hình sự”; “Chủ thể bị kết án — chủ thể phạm tội bị Tòa án tuyên bản án kết tội…” và; “Chủ thể nào…” thì có lẽ mọi ngưòi đều hiểu đó là ngụ ý nói đến một trong hai chủ thể (cá nhân và pháp nhân thương mại).

4. Kỹ thuật lập pháp về quy phạm nhiều (đa) tội phạm trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015

Các quy phạm về nhiều (đa) tội phạm của pháp luật hình sự mặc dù có ý nghĩa rất quan trọng đối với thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong việc phân hóa và cá thể hóa tối đa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội tuy nhiên Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa khắc phục được các hạn chế cơ bản đã tồn tại trong Bộ luật Hình sự (năm 1999) như:

a. Chế định này vẫn chưa được ghi nhận với tư cách là một chế định độc lập thuộc chế định về tội phạm.

b. Trong số bốn dạng của chế định này thì mới chỉ có định nghĩa pháp lý của khái niệm tái phạm, mà vẫn còn thiếu một loạt các định nghĩa pháp lý chủ yếu của ba dạng khác như: Thế nào là “phạm tội hai lần trở lên” theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (tức “phạm tội nhiều lần” trong Bộ luật Hình sự năm 1999)?; Thế nào là “phạm nhiều tội” (trong khi đó, theo Bộ luật Hình sự năm 2015 “phạm tội hai lần trỏ lên” vẫn được ghi nhận là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung (điểm g khoản 1 Điều 52) và “phạm nhiều tội” vẫn được nhắc đến tại Điều 55 “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội”; và Thế nào là “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, trong khi Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn ghi nhận là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm b Điều 52 trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015).

5. Kỹ thuật lập pháp về lỗi và các giai đoạn thực hiện tôi phạm trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015

a. Kỹ thuật lập pháp về lỗi trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Các quy phạm về lỗi trong Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa phản ánh rõ tư tưởng chủ đạo của ba nguyên tắc quan trọng trong việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của ngưòi phạm tội (nhân đạo, trách nhiệm hình sự trên cơ sỏ lỗi và phân hóa trách nhiệm hình sự tối đa) vì vẫn giữ nguyên một số hạn chế đã tồn tại 30 năm trước đây, trong Bộ luật Hình sự (năm 1985) và sau đó 19 năm, Bộ luật Hình sự (năm 1999) cũng chưa khắc phục được, cụ thể là:

– Chưa chính thức ghi nhận về mặt lập pháp định nghĩa pháp lý của hai khái niệm rất cơ bản trong luật hình sự như: “Lỗi hình sự’ là gì? và; “Người có lỗi trong (việc thực hiện) tội phạm” được hiểu là như thế nào?

– Khi tội phạm hóa những hành vi nguy hiểm cho xã hội “được thực hiện do vô ý” trong Phần thứ hai “Phần các tội phạm” Bộ luật Hình sự năm 2015 có thể nhận thấy rõ là chỉ có một số hành vi được thực hiện do vô ý bị tội phạm hóa mà hình thức lỗi được nhà làm luật trực tiếp chỉ ra trong tên gọi của tội phạm, chẳng hạn đó là các cấu thành tội phạm tại các điều 128-129, 138-139, 180, 338, 362, 408 trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015. Lẽ ra để khắc phục thiếu sót này của Bộ luật Hình sự (năm 1999), đồng thời để thể hiện rõ hơn nữa nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự và bảo đảm sự chặt chẽ hơn về mặt kỹ thuật lập pháp thì trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 nên chăng cần có sự khẳng định một cách dứt khoát và rõ ràng rằng, “chỉ trong những trường hợp có các điều tương ứng tại Phần riêng Bộ luật Hình sự quy định thì những hành vi được thực hiện do lỗi vô ý mới bị coi là tội phạm”.

– Không sử dụng dù chỉ là một từ “lỗi” nào trong các quy phạm tại hai điều thuộc chế định lỗi ở Phần chung Bộ luật Hình sự, Điều 10 “Cố ý phạm tội” và Điều 11 “Vô ý phạm tội” mà mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả các dấu hiệu của các trường hợp (dạng) lỗi trong trạng thái tâm lý khi phạm tội tương ứng với hai hình thức lỗi về hai trường hợp (dạng) thuộc phạm trù cố ý phạm tội và hai trường hợp (dạng) thuộc phạm trù vô ý phạm tội. Để khắc phục nhược điểm này cần phải ghi nhận theo hưống là tại hai điều đã nêu trong Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tại Điều 10 cần bổ sung thêm một khoản đầu tiên để quy định một cách rõ ràng và dứt khoát định nghĩa pháp lý của khái niệm chung về phạm tội do cố ý là gì (khoản 1) rồi sau đó tại hai khoản tiếp theo mới lần lượt đề cập hai định nghĩa pháp lý của hai khái niệm tương ứng với từng dạng phạm tội do cố ý, cụ thể phạm tội do cố ý trực tiếp là gì (khoản 2), phạm tội do cố ý gián tiếp là gì (khoản 3); còn tại Điều 11 cần bổ sung thêm khoản đầu tiên để quy định định nghĩa pháp lý của khái niệm chung về phạm tội do vô ý là gì (khoản 1) rồi sau đó mới lần lượt đề cập các định nghĩa pháp lý của hai khái niệm tương ứng vối từng dạng phạm tội do vô ý cụ thể là phạm tội do vô ý vì quá tự tin (chủ quan) là gì (khoản 1) và phạm tội do vô ý vì cẩu thả là gì (khoản 3).

Ta có thể nhắc đến điểm nữa là vẫn chưa có sự điều chỉnh về mặt lập pháp về vấn đề trách nhiệm hình sự trong trường hợp lỗi phức tạp (hỗn hợp lỗi), khi trong một cấu thành tội phạm có hai hình thức lỗi cùng tồn tại song song.

– Việc bổ sung hình thức lỗi với tính chất là dấu hiệu bắt buộc của một số cấu thành tội phạm tăng nặng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn chưa được tiến hành (mà lẽ ra có thể bổ sung được để góp phần phân hóa và cá thể hóa tôì đa hơn nữa trách nhiệm hình sự của người phạm tội).

– Khi điều chỉnh các quy phạm về hình thức lỗi cố ý vẫn chưa làm rõ về mặt thuật ngữ và còn thiếu một số dấu hiệu (cả về mặt lý trí và ý chí) của hai dạng cố ý: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

– Việc sử dụng thuật ngữ khi quy định về cố ý phạm tội và vô ý phạm tội vẫn còn thiếu sự nhất quán (chưa thống nhất) khi dùng thuật ngữ “nguy hiểm cho xã hội” (Điều 10), và thuật ngữ “nguy hại cho xã hội” (Điều 11).

=> Tóm lại, cùng với chế định về đa (nhiều) tội phạm, chê định về lỗi hình sự cũng là chế định khó và vô cùng phức tạp vì đòi hỏi nhà làm luật phải đầu tư rất nhiều thời gian và trí tuệ để ngày đêm tìm tòi, suy ngẫm để ra được phương án nào khả thi và tốĩ ưu hơn cả nhằm đáp ứng được đầy đủ và tốt nhất năm tiêu chí cơ bản tối thiểu và bắt buộc chung dưới khía cạnh (về) kỹ thuật lập pháp khi ghi nhận nó trong pháp luật hình sự thực định của nước nhà.

b. Kỹ thuật lập pháp về các giai đoạn thực hiện tôi phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Các quy phạm về các giai đoạn thực hiện tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn giữ nguyên hạn chế cơ bản chưa khắc phục được của Bộ luật Hình sự năm 1999 là: thiếu hoàn toàn các quy phạm về định nghĩa pháp lý của hai khái niệm có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nhằm hỗ trợ tích cực cho thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự tôì đa của chủ thể phạm tội, như thế nào là: tội phạm hoàn thành và tội phạm chưa hoàn thành.

6. Kỹ thuật lập pháp về tự nguyện chấm dứt tội phạm và đồng phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015

a. Kỹ thuật lập pháp về tự nguyện chấm dứt tội phạm trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015

Các quy phạm về tự nguyện chấm dứt tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 16) vẫn còn hạn chế chưa khắc phục được (đã tồn tại trong Bộ luật Hình sự năm 1999) là việc sử dụng thuật ngữ “việc phạm tội” (tức là việc thực hiện tội phạm) trong tên gọi của Điều 16 và cả trong nội dung được quy định tại điều luật đó thực chất là mới chỉ đề cập vấn đề trách nhiệm hình sự của ngưòi thực hành, mà chưa giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm còn lại (ngưòi tổ chức, người xúi giục và người giúp sức) khi họ tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm.

b. Kỹ thuật lập pháp về đồng phạm trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015

Các quy phạm về đồng phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 17) vẫn còn giữ nguyên ba điểm hạn chế cơ bản chưa khắc phục được của pháp luật hình sự trước đây, cụ thể là:

– Bộ luật Hình sự năm 2015 mới chỉ đề cập hành vi của một loại đồng phạm là người thực hành, mà chưa đề cập hành vi của những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức) khi sử dụng thuật ngữ “cùng thực hiện một tội phạm” trong định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm (khoản 1) và “cùng thực hiện tội phạm” trong định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội có tổ chức (khoản 2), mà lẽ ra cần phải sử dụng các thuật ngữ thống nhất là “cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm”, thì mới bảo đảm được hai tiêu chí về kỹ thuật lập pháp (như: hợp lý về mặt thực tiễn và chính xác về mặt khoa học).

– Các định nghĩa pháp lý của các khái niệm người thực hành, người tổ chức và người xúi giục vẫn chưa đầy đủ (các đoạn 2, 3 và 4 khoản 3 Điều 17), còn định nghĩa pháp lý về người giúp sức vẫn còn chung chung và trừu tượng (đoạn 5 khoản 3 Điều 17).

– Chưa bảo đảm được nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự tốì đa vì chưa ghi nhận về mặt lập pháp một loạt các vấn đề quan trọng như: Chưa có các định nghĩa pháp lý của các khái niệm về các hình thức đồng phạm khác, ngoài hình thức đồng phạm đặc biệt là phạm tội có tổ chức; Thế nào là sự vượt quá của người thực hành?; Mặc dù thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự thời gian gần đây đã khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý hình sự này để đấu tranh có hiệu quả với tình hình phạm tội có tổ chức nhưng rất tiếc là trong pháp luật hình sự thực định nước nhà vẫn chưa ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm tổ chức tội phạm là gì?

=> Kết luận: Trên đây là một số hạn chế cơ bản và rõ nét về kỹ thuật lập pháp của các quy phạm có liên quan đến chế định về tội phạm trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trân trọng!