1. Trần lãi suất
1.1. Khái niệm
Trần lãi suất hay lãi suất trần trong tiếng Anh là Interest rate ceiling là lãi suất tối đa được phép trong một giao dịch cụ thể.
Các giao dịch tài chính thường bao gồm trần lãi suất như là một phần trong các điều khoản hợp đồng của họ. Ví dụ, chúng thường được sử dụng trong các hợp thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh (adjustable-rate mortgage agreements – ARM).
1.2. Nội dung
Trần lãi suất cho vay là mức lãi suất tối đa mà người cho vay tính cho người đi vay. Trong thương mại, trần lãi suất nhằm bảo vệ người đi vay khỏi những hành vi cho vay cắt cổ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trần lãi suất thường được sử dụng để bảo vệ người vay trước rủi ro lãi suất có thể tăng đáng kể trong thời hạn của hợp đồng.
Ngoài việc chỉ định mức lãi suất tối đa, các khoản vay có lãi suất thay đổi cũng có thể bao gồm các điều khoản qui định mức tăng tối đa (capped increase). Thông thường, nó có giá trị xấp xỉ tỉ lệ lạm phát, hiện nay dao động khoảng 2%.
Nhìn chung, trần lãi suất và điều khoản về mức tăng tối đa đặc biệt có lợi cho người vay khi lãi suất đang tăng. Nếu lãi suất đạt mức tối đa trước khi khoản vay đến ngày đáo hạn, người vay có thể trả lãi suất thấp hơn so với thị trường trong thời gian dài. Điều này sẽ tạo ra chi phí cơ hội cho ngân hàng bởi vì nếu không có trần lãi suất, họ có thể áp dụng cho người vay mới mức lãi suất cao hơn.
Tại Mỹ, cũng như ở một số quốc gia khác trên thế giới, có nhiều luật và qui định khác nhau liên quan đến trần lãi suất. Một ví dụ phổ biến là luật cho vay nặng lãi (usury law), trong đó phác thảo mức lãi suất tối đa được cho phép.
Thông thường, các tỉ lệ này dao động khoảng 35%. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ với một số người cho vay, như những người chuyên cho vay payday.
1.3. Ví dụ
Xét một thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh (ARM).
Một người đi vay có thể có khả năng trả lãi của hợp đồng ARM với mức lãi suất tại thời điểm khoản thế chấp được đàm phán. Tuy nhiên, nếu lãi suất tăng liên tục trong suốt thời gian thế chấp, hầu hết người vay sẽ không có khả năng trả lãi cho khoản vay. Do vậy, các hợp đồng ARM thường bao gồm trần lãi suất để đảm bảo rằng lãi suất không vượt quá một mức nhất định trong thời gian thế chấp.
Điều khoản này mang lại lợi ích cho cả hai bên: ngoài việc giảm rủi ro lãi suất cho người đi vay, nó cũng làm giảm rủi ro vỡ nợ của người đi vay, do đó giảm rủi ro cho người cho vay.
1.4. Trần lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng là bao nhiêu?
Giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay là một việc làm rất quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch hành động có tác động đến toàn bộ thị trường. Năm 2018 được coi là một năm thành công trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô hướng tới sự phát triển tăng trưởng trong năm 2019 và các năm tiếp theo. Theo đó, lãi suất trần ngân hàng nhà nước áp dụng với tiền gửi tiết kiệm dưới 1 tháng như sau:
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm.Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,0%/năm.
1.5. Lãi suất của một số ngân hàng tiêu biểu
Tuân theo quy định về trần lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng, các ngân hàng cũng đưa ra mức lãi suất huy động tiền phù hợp, cụ thể như sau:
(Đơn vị: %/năm, lãi suất huy động dưới 1 tháng)
Vietcombank | VietinBank | HSBC | ACB | TPBank |
0,5 | 0,5 | 0 | 1,0 | 1,0 |
1.6. Quy định về cách tính lãi trong hoạt động tiền gửi
1 năm = 365 ngày (theo quy định trước đây là 1 năm = 360 ngày).1 tháng = 30 ngày.1 tuần = 7 ngày.1 ngày = 24 giờ.
Theo quy định trên thì công thức tính lãi mới như sau:
– Số tiền lãi của một ngày:
Số tiền lãi ngày = (Số dư thực tế x Lãi suất tính lãi)/365.
– Đối với các khoản tiền gửi duy trì số dư thực tế nhiều hơn một (01) ngày, được sử dụng công thức rút gọn sau để tính lãi:
Số tiền lãi = Tổng ( Số dư thực tế x số ngày duy trì số dư thực tế x Lãi suất tính lãi)/ 365.
Như vậy, số tiền lãi của kỳ gửi tiết kiệm được tính lãi bằng tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách sau (trích Thông tư 14/2017/TT-NHNN):
Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.Đối với khoản tiền gửi mà thời hạn tính từ khi nhận tiền gửi đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, dưới một ngày: Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi được tính từ khi nhận tiền gửi đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, nhưng không được vượt quá một ngày.Trong Thông tư cũng quy định là tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phương pháp tính lãi phù hợp với quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
Như vậy quy định về trần lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng và phương thức tính lãi mới được ban hành đã rất minh bạch, rõ ràng giúp cho người gửi yên tâm về quyền lợi mà mình được hưởng khi gửi tiết kiệm.
2. Giá trần
2.1. Khái niệm
Giá trần trong tiếng Anh được gọi là: Price ceiling là mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán phải chấp hành.
2.2. Giá trần trong kinh tế vĩ mô
Trong kinh tế vĩ mô, giá trần được hiểu đơn giản là mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán phải chấp hành. Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là kiểm soát giá để bảo vệ những người tiêu dùng.
Khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem là quá cao, bằng việc đưa ra mức giá trần thấp hơn, nhà nước hi vọng rằng, những người tiêu dùng có khả năng mua được hàng hoá với giá thấp và điều này được coi là có ý nghĩa xã hội to lớn khi những người có thu nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng.
Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là kiểm soát giá để bảo vệ những người tiêu dùng. Khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem là quá cao, bằng việc đưa ra mức giá trần thấp hơn, nhà nước hi vọng rằng, những người tiêu dùng có khả năng mua được hàng hoá với giá thấp và điều này được coi là có ý nghĩa xã hội to lớn khi những người có thu nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng.
Chính sách giá trần thường được áp dụng trên một số thị trường như thị trường nhà ở, thị trường vốn…
Giả sử khi nhà nước chưa can thiệp, thị trường cân bằng tại điểm E, với mức giá P* và sản lượng Q*. Nếu P* được coi là quá cao, nhà nước qui định giá trần là P1 trong đó P1 thấp hơn P*. Tại mức giá P1, lượng cung giảm xuống còn QS1 đồng thời lượng cầu tăng lên thành QD1.
Thị trường giờ đây không còn ở trạng thái cân bằng. Trên thị trường tồn tại sự thiếu hụt hàng hoá hay sự dư cầu do lượng cầu lớn hơn lượng cung. Trên thị trường tự do, trạng thái dư cầu chỉ là tạm thời vì nó lại tạo ra áp lực tăng giá và chính điều này làm cho dư cầu dần dần bị triệt tiêu, đồng thời thị trường dịch chuyển về điểm cân bằng. Tuy nhiên, ở đây qui định về giá trần của nhà nước khiến cho giá cả không được phép tăng lên vượt quá mức P1. Điều này khiến cho thị trường không trở về được điểm cân bằng.
2.3. Giá trần trong thị trường tự do
Trên thị trường tự do, trạng thái dư cầu chỉ là tạm thời vì nó lại tạo ra áp lực tăng giá và chính điều này làm cho dư cầu dần dần bị triệt tiêu, đồng thời thị trường dịch chuyển về điểm cân bằng. Tuy nhiên, ở đây quy định về giá trần của nhà nước khiến cho giá cả không được phép tăng lên vượt quá mức P1. Điều này khiến cho thị trường không trở về được điểm cân bằng.
Hậu quả của việc thiếu hụt hàng hoá là: ở mức giá P1 nhiều người tiêu dùng không mua được hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của mình; nạn xếp hàng xuất hiện khiến cho việc mua hàng trở nên mất thời gian hơn; thị trường ngầm có cơ hội nảy sinh do sự khan hiếm hàng hoá… Những hậu quả này có thể làm tổn hại lợi ích của người tiêu dùng, không giống như sự kì vọng ban đầu của nhà nước.
2.4. Quy định về giá trần chứng khoán
Trên các bảng giá chứng khoán niêm yết ở các sở giao dịch, các mức giá được quy định bằng màu sắc giúp nhà đầu tư dễ dàng phân biệt. Mức giá trần chứng khoán theo quy định của HOSE và HNX sẽ được niêm yết bằng màu tím. Ngoài ra, tại một số công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể đọc giá trần bằng cách nhìn vào ký hiệu. Theo đó, giá trần sẽ được thêm ký hiệu CE (ceiling), giá sàn sẽ được thêm ký hiệu FL (sàn) bên cạnh.
Đặc biệt trong chứng khoán, giá trần được áp dụng quy tắc làm tròn để giải quyết vấn đề khi giá tham chiếu nhân với biên độ dao động sẽ ra số lẻ. Với những quy định như thế này sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng phân biệt cũng như tìm hiểu sâu hơn về chứng khoán đó.
Giá trần của chứng khoán được tính dựa trên giá tham chiếu và biên độ dao động của các sở giao dịch. Cách tính cụ thể như sau:
Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ giao động)
Trong đó:
– Giá tham chiếu được hiểu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) trong ngày giao dịch trước đó. Mỗi sàn giao dịch sẽ có một cách tính giá tham chiếu khác nhau. Tùy theo nhà đầu tư đang giao dịch trên sàn nào thì hãy tham khảo giá của sàn đó. Đừng nhầm lẫn gây nên kết quả không chính xác.
– Biên độ giao động là thuật ngữ thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Hiểu một cách đơn giản thì giá trần, giá sàn của 1 phiên giao dịch bằng giá tham chiếu cộng/ trừ biên độ giao động. Với mỗi một sàn sẽ có quy định biên độ giao động khác nhau, sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10% và UPCOM 15%.
*Nguồn tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-tran-price-ceiling-trong-kinh-te-vi-mo-la-gi-20190917192758463.htm