1. Sức mạnh quân sự là gì?

Sức mạnh quân sự là tổng thể lực lượng vật chất và tinh thần của một nhà nước (hay liên minh các nước) và khả năng huy động các lực lượng đó để đạt được mục đích của chiến tranh, hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác. Nó được biểu hiện tập trung nhất ở sức mạnh của lực lượng vũ trang trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong điều kiện chiến tranh. Sức mạnh quân sự của một nước là sức mạnh tổng hợp của: tiềm lực quân sự; tiềm lực kinh tế; tiềm lực chính trị tinh thần; tiềm lực khoa học – công nghệ.

Sức mạnh quân sự bao giờ cũng phản ánh bản chất giai cấp của một nhà nước nhất định, không có sức mạnh quân sự phi giai cấp. Mọi sự tuyên truyền về tính chất phi giai cấp của sức mạnh quân sự chỉ là sự lừa bịp. Các nước khác nhau thì sức mạnh quân sự khác nhau. Bởi vì, sức mạnh của các nhân tố và việc kết hợp chúng để tạo thành sức mạnh quân sự là khác nhau.

Sức mạnh quân sự của một quốc gia được tạo thành bởi bốn nhân tố cơ bản sau đây:

Tiềm lực kinh tế: Tiềm lực kinh tế của một quốc gia là khả năng về kinh tế có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, phát triển xã hội và củng cố quốc phòng; là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác. Tiềm lực kinh tế là nhân tố suy đến cùng quyết định đến mục đích, bản chất của sức mạnh quân sự, khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sức mạnh quân sự. Nó còn quyết định đến việc trang bị vũ khí kỹ thuật, tổ chức biên chế và cách đánh, chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật quân sự.

Tiềm lực chính trị – tinh thần: là khả năng về chính trị – tinh thần mà một nước có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh để thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Tiềm lực chính trị – tinh thần có mối liên hệ hữu cơ với các loại tiềm lực khác, quyết định hiệu quả sử dụng các loại tiềm lực. Trong quân sự, tiềm lực chính trị – tinh thần được biểu hiện ở ý chí, quyết tâm của quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để hoàn thành nhiệm vụ. Trong mỗi cuộc chiến tranh, tiềm lực chính trị – tinh thần phát huy đến mức độ nào lại phụ thuộc vào các yếu tố: mục đích, tính chất của cuộc chiến tranh, bản chất của chế độ xã hội, trình độ của lực lượng sản xuất, quan niệm về giá trị đạo đức, truyền thống, trình độ văn hoá của dân tộc và năng lực điều hành của các cơ quan lãnh đạo của mỗi bên tham chiến.

Tiềm lực quân sự: là khả năng về vật chất và tinh thần của một nước có thể huy động để tạo thành sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, cho chiến tranh. Nó được biểu hiện trước hết ở khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển năng lực chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang; ở nguồn dự trữ về sức người, sức của phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, cho chiến tranh. Tiềm lực quân sự được xây dựng trên nền tảng của các tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực khoa học – công nghệ… theo những định hướng mà nhà nước vạch ra. Mức độ huy động tiềm lực quân sự phụ thuộc trực tiếp vào tính chất của từng nhiệm vụ quân sự và từng cuộc chiến tranh cụ thể, vào bản chất chế độ xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống quân sự của mỗi dân tộc.

Tiềm lực khoa học – công nghệ: là khả năng về khoa học – công nghệ mà một nước có thể huy động nhằm giải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của xã hội. Nó được biểu hiện ở trình độ và khả năng phát triển khoa học; ở số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học; ở cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu, triển khai và ứng dụng khoa học… Tiềm lực khoa học được động viên cho nhiệm vụ quân sự phụ thuộc trực tiếp vào mục đích, tính chất nhiệm vụ quân sự và của cuộc chiến tranh; vào bản chất chế độ xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất của mỗi nước.

2. Lịch sử nguy cơ tăng cường quân sự và mở rộng chiến tranh thời kỳ phong kiến

Một chứng bệnh đang lan tràn Châu Âu thế kỷ 19: Các vua chúa tăng gia các đạo quân của họ một cách tùm lum. Bệnh lan rộng và tất yếu trở thành truyền nhiễm, vì khi một nước đã tăng quân thì nước khác cũng phải tăng theo. Làm như thế quốc gia sẽ phá sản. Mỗi vị Hoàng đế đều sợ nước mình sa vào nguy cơ bị tiêu diệt, nên tất cả các nước đều trong tư thế kình địch nhau, và người ta gọi đó là “hoà bình”. Thế là Châu Âu tàn lụi đến mức dân chúng trong ba cường quốc giàu sụ này cũng không còn gì để ăn nữa.

Châu Âu thế kỷ 18, 19 chế độ phong kiến Quân chủ chuyên chế bộc lộ sự suy thoái Các quốc gia nghèo đi với những của cải và hệ thống thương mại khắp thế giới, vì phải nuôi quân lính và đầu tư cho quân sự một cách mù quáng.

Các Hoàng đế lớn không những chỉ mua chuộc quân đội các vua chúa chư hầu mà còn mua chuộc các đồng minh láng giềng. Thế là các ngài cứ phải luôn luôn bỏ tiền ra chi phí. Tiếp theo đó là sự tăng gia đóng góp liên miên. Và như một cách uống thuốc dự phòng, người ta chẳng tình toán thu nhập mà cứ tiến hành chiến tranh với số vốn sẵn có trong tay. Đã từng nghe nói có ông vua đẹm cầm số tài sản nước mình ngay trong thòi bình, và dùng đến những cách thức gọi là “biện pháp bất thường” để tự làm cho nước mình phá sản. Các biện pháp này “bất thường” quá đến nỗi bọn con nhà hư hỏng nhất cũng không tưởng tượng nổi.

3. Xu thế nâng cao tiền lực quân sự ngày ngay

3.1. Cường quốc quân sự Nga

Đánh giá này được thực hiện hàng năm bởi Global-Firepower Agency dựa trên phân tích và so sánh sức mạnh của quân đội của tất cả các nước về – số lượng nhân viên quân sự thường trực và dự bị, số lượng vũ khí, xe máy chiến đấu được sở hữu bởi lực lượng mặt đất, hải quân, không quân, ngân sách quốc phòng, các cuộc tập trận và hoạt động mua sắm vũ khí.

Nga được coi là một trong những cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới với hơn một triệu người phục vụ trong quân đội. Xét riêng lực lượng Lục quân Nga, năm 2019, được đánh là lớn nhất thế giới.

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington tổ chức hội thảo về chương trình vũ khí của quân đội Nga và hiện trạng lực lượng vũ trang Nga vào năm 2035.

Tại đây, giới chuyên gia cho rằng năng lực tương lai của quân đội Nga phụ thuộc phần lớn vào mức độ thành công của Moskva khi thay thế các loại vũ khí có từ thời Liên Xô bằng các loại vũ khí hiện đại. Trong khi đó, các chuyên gia cũng cho rằng Nga đang đạt tiến bộ trong quá trình hiện đại hóa lực lượng quân sự, đồng thời không còn chỉ phụ thuộc vào khả năng răn đe hạt nhân.

3.2. Tiềm lực quân sự của Mỹ

Xét về tiềm lực kinh tế Mỹ là quốc gia đứng đầu trong các quốc gia Tư Bản Chủ Nghĩa và được thừa nhận có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới, với mạng lưới căn cứ quân sự ở nước ngoài nhiều hơn bất cứ nước nào, bất cứ lực lượng nào trong lịch sử nhân loại. Politico dẫn nguồn tin Mỹ tiết lộ Washington hiện có xấp xỉ 800 căn cứ quân sự thường trực trên khắp thế giới, vận hành bởi hơn 230.000 binh lính.

Trong năm tài chính 2014, đã có 610 tỷ đô la dành cho quốc phòng. Năm 2015, ngân sách có thấp hơn 2014 (569.3 tỷ đô la – theo một số nguồn). Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, quy mô ngân sách quốc phòng của Mỹ vẫn bỏ xa các đối thủ “bám sát nhất” như Nga và Trung Quốc.

Riêng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ duy trì 154.000 binh sĩ đồn trú, gồm 50.000 binh sĩ tại 109 căn cứ ở Nhật Bản, 28.000 quân nhân làm nhiệm vụ tại 85 căn cứ ở Hàn Quốc. Ở châu Âu, nước này sở hữu tới 65.000 quân nhân tại 350 căn cứ, gồm 58 căn cứ ở Italia và gần 180 cơ sở quân sự trên lãnh thổ Đức.

3.3. Sức mạnh hạt nhân Triều Tiên

Là một nước phát triển theo hướng Chủ Nghĩa Xã Hội, quá trình phát triển của quân đội Triều Tiên cơ bản dựa trên lý luận quân sự của Liên Xô trước đây và của Nga hiện nay mà chủ đạo là học thuyết “Chiến tranh hai chiến tuyến”.

Theo đó, một lực lượng lớn bộ đội được chi viện mạnh bởi pháo binh, thiết giáp và bộ binh cơ giới đột phá qua khu vực phi quân sự, tiêu diệt lực lượng đối phương ở tiền duyên bằng các mũi đột kích nhanh, từ đó nhanh chóng chiếm lĩnh toàn bộ bán đảo.

Hành động tác chiến này được chi viện bởi chiến tuyến thứ hai, tức là lực lượng đặc nhiệm xâm nhập vào hậu phương chiến lược của đối phương, phá hoại các căn cứ quân sự, sở chỉ huy, khống chế hệ thống thông tin và mạng lưới giao thông.

Tổng quân số quân đội Triều Tiên khoảng 1.200.000 người, trong đó lực lượng đặc nhiệm khoảng 200.000 người, lục quân khoảng 1 triệu người, 2/3 bố trí ở giáp vùng đệm quân sự.

Những vũ khí chủ yếu gồm khoảng 6.000 xe tăng, hàng nghìn giàn phóng tên lửa 240mm và pháo tầm xa 170mm, tên lửa đất đối hạm SSN-2B, khoảng 950 máy bay chiến đấu MiG-21, hệ thống phòng không KS-19, tên lửa đất đối không HN-5A, tàu ngầm lớp Romeo…

Ngoài lực lượng thông thường, Triều Tiên còn có khả năng hạt nhân răn đe khá hiệu quả, bao gồm cả khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân và bắn đầu đạn hạt nhân.

Kỹ thuật hạt nhân của Triều Tiên chủ yếu nhận từ Liên Xô. Triều Tiên luôn có tên trong danh sách hơn 20 nước có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế.

4. Cuộc chạy đua vũ trang hiện nay

Cùng với kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, ngoại giao, sức mạnh quân sự là một tiêu chí quan trọng nhằm xác lập vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Một số nước lớn phát triển sức mạnh quân sự, nhất là vũ khí tối tân, tạo ưu thế tuyệt đối, nhằm bảo vệ vị thế siêu cường, tranh giành lợi ích chiến lược hay răn đe “đánh đòn phủ đầu”. Có nhiều ý kiến cho rằng, chi tiêu quốc phòng toàn cầu tăng đột biến trong thập kỷ qua nhưng có thể bị đảo ngược do hậu quả của đại dịch Covid-19 và nguy cơ suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, cứ nhìn vào bức tranh ngân sách quốc phòng của các nước lớn ở châu Á năm ngoái và năm nay, có thể thấy suy đoán này hoàn toàn sai lầm.

Thực tế này cho thấy những khó khăn, thách thức trước mắt như Covid-19 không làm ảnh hưởng đến những chiến lược dài hạn của các quốc gia trong việc khẳng định vị thế của mình. Những nguy cơ chung từ dịch bệnh không khiến các nước gắn kết hơn, thấu hiểu hơn mà ở góc độ bao trùm, sự ganh đua, cạnh tranh và dè chừng lẫn nhau còn đang lớn dần lên. Điều này đồng nghĩa với môi trường an ninh khu vựa đang dần xấu đi khi các quốc gia đối thủ muốn dùng sức mạnh quân sự như một vũ khí răn đe đối phương.

Hiện nay, môi trường an ninh chính trị khu vực tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất ổn và thách thức. Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc bị các nước trong khu vực coi là sự đe dọa và vì vậy hàng tỷ đô la đã được ném vào trang bị vũ khí mới nhằm tạo ra sự cân bằng lực lượng. Ngoài ra, một yếu tố tác động khác là nhiều nước châu Á đang ngày càng có tiềm lực về kinh tế, có khả năng tự trang bị cho mình các phương tiện bảo hộ nhằm tránh lệ thuộc vào những “chiếc ô” của các đồng minh lớn. Điều này cũng thúc đẩy các nước đổ tiền vào trang bị quân sự, quốc phòng… Thực tế này dẫn đến việc, nếu các nước ngày càng tăng cường sức mạnh quân sự quá mức cần thiết, tiếp tục gây lo ngại cho các nước khác, vô hình trung tạo ra một vòng tròn kích thích “cuộc đua” vũ trang.

Giới quan sát cho rằng, để tránh khỏi một cuộc chạy đua vũ trang ồ ạt như vậy, gây bất ổn an ninh toàn cầu, giải pháp tối ưu là phát huy vai trò của các cơ chế đa phương, các cơ chế kiểm soát, giám sát đa phương và sự cam kết ràng buộc trách nhiệm của các nước theo các công ước, hiệp ước đã ký. Vai trò của đối thoại, ngoại giao cũng là hình thức quan trọng nữa giúp đẩy lùi những cơn “sóng ngầm” chạy đua vũ trang.

5. Hậu quả của việc chạy đua vũ trang (CĐVT)

Nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân: cuộc chạy đua vũ trang trong toàn cầu hóa hiện nay đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với tốc độ nhanh và quy mô lớn; các loại vũ khí được sản xuất ra có sức tàn phá và hủy diệt tăng gấp nhiều lần so với trước. Nếu chạy đua vũ trang không được ngăn chặn, thế giới này sẽ ra sao? Bởi ngày nay, lý do để nổ ra chiến tranh rất đơn giản. Cuộc chiến tranh I-rắc nổ ra là để “tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt” mà thực tế là không có. Còn chiến tranh I-xra-en – Li-băng nổ ra chỉ vì có 2 binh sĩ I-xra-en bị “bắt cóc”! Chỉ thế thôi, nhưng sức tàn phá thì ghê gớm. Chạy đua vũ trang là tiền đề để chiến tranh nổ ra trên thế giới. Khi vũ khí đã sẵng sang thì trong phút chốc giọt nước tràn ly chiến tranh sẽ nổ ra chính là mối nguy hại với toàn nhân loại.

Thiệt hại về kinh tế: Cuộc CĐVT, nhất là chạy đua giành giật ưu thế về vũ khí, trang bị công nghệ cao vốn rất tốn kém đang tạo ra nghịch lý rất lớn trên thế giới là xung đột, chiến tranh và nghèo đói ngày càng gia tăng. Theo một thống kê, ước tính tới những năm đầu thế kỷ 21, trên thế giới đã có trên 1,3 tỷ người có thu nhập dưới 1USD/ ngày và trên 2,8 tỷ người có thu nhập dưới 2 USD/ngày. Chênh lệch giữa thu nhập của 5% số người giầu nhất và 5% số người nghèo nhất cũng đang ngày càng doãng ra, nếu như năm 1960 là 30/1, năm 1990 là 60/1, thì hiện nay tỷ lệ đó là khoảng trên 80/1. Các nước tư bản phát triển với 20% dân số thế giới hiện chiếm giữ 80% GDP toàn cầu, trong khi đó các nước nghèo nhất cũng chiếm 20% dân số thế giới chỉ được hưởng có 1% GDP của thế giới. Hiện hàng năm có khoảng 30 triệu người chết đói và toàn cầu đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lương thực nghiêm trọng. Tuy hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo hiện nay, nhưng thế giới cũng đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ (truyền thống và phi truyền thống), nhất là xung đột quân sự, chiến tranh cục bộ, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố, sự can thiệp từ bên ngoài, thiên tai, dịch bệnh, v.v. Một thống kê cho thấy, hiện tại, mỗi năm, thế giới xảy ra khoảng hơn 140 cuộc xung đột, chiến tranh; trong 10 năm cuối của thế kỷ 20 và cho đến tận hôm nay, thế giới chưa có một ngày nào không có tiếng súng.