1. Hộ chiếu là gì?

Hộ chiếu dịch sang tiếng anh là passport. Đây là một loại giấy tờ tùy thân được dùng với mục đích là xuất nhập cảnh. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp hộ chiếu.

Theo định nghĩa của cơ quan nhà nước, hộ chiếu là giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài. Theo cách hiểu đơn giản và thông dụng thì hộ chiếu là chứng minh thư quốc tế để công dân ra nước ngoài và trở về Việt Nam. Với các nước miễn visa cho người có hộ chiếu Việt Nam thì không cần xin visa, còn đối với các nước bắt buộc phải xin visa thị thực thì người dân cần xin cấp visa nước đó để thuận lợi nhập cảnh như các nước ở châu Âu và châu Mỹ như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, …

Theo luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Trên hộ chiếu gồm các thông tin cơ bản như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp; ngày tháng năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ , chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Tùy vào mục đích sử dụng của hộ chiếu thì ở nước ta có 03 loại hộ chiếu chính, đó là:

  • Hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu phổ biến nhất thường dùng để đi du lịch;
  • Hộ chiếu công vụ là loại hộ chiếu dành cho những người làm công vụ tại nước ngoài;
  • Hộ chiếu ngoại giao chỉ dành cho quan chức thuộc cấp cao trong bộ máy nhà nước.

Cụ thể, hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu phổ biến được cấp cho công dân Việt Nam có thời hạn từ 10 năm trở lên. Độ tuổi để được cấp hộ chiếu theo quy định là từ đủ 14 tuổi kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, đối với công dân từ 9 tuổi đến 14 tuổi được cấp hộ chiếu nhưng thời hạn chỉ có 5 năm. Còn đối với trẻ em dưới độ tuổi là 9 tuổi thì không được cấp hộ chiếu riêng cho cá nhân mà phải ghép chung với cha hoặc mẹ.

 

2. Làm hộ chiếu ở tỉnh khác tỉnh thường trú được không?

Hộ chiếu là một cuốn sổ nhỏ được xem như thấm vé thông hành để các bạn có thể thực hiện các chuyển đi nước ngoài, hộ chiếu đóng vai trò là loại giấy tờ giúp nhận dạng cá nhân cũng như quốc tịch của bạn. Hộ chiếu cung cấp những thông tin như ảnh chân dung, họ và tên, ngày tháng năm sinh, ngày cấp, ngày hết hạn, quốc tịch, chữ ký hộ chiếu … của chủ sở hữu. Cần lưu ý, thông tin hộ chiếu không có ngày sinh là không chính xác. Hộ chiếu Việt Nam luôn ghi rõ ngày tháng năm sinh để tránh trường hợp nhầm lẫn do trùng hợp các thông tin khác.

Hiện nay, hộ chiếu Việt Nam cho phép cho phép công dân Việt Nam đi được khoảng 54 quốc gia, vùng lãnh thổ miễn mà không cần visa. Tại khu vực Đông Nam Á, hộ chiếu Việt Nam có thể đi thăm 9 quốc gia miễn visa bao gồm: Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippines, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Brunei. Theo quy định, bất kỳ công dân của Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh thành nơi bạn đăng ký tạm trú.

Theo đó, thẩm quyền cấp hộ chiếu được quy định tại Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam năm 2019, cụ thể như sau:

  • Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  • Trường hợp có thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

Như vậy, nếu người dân đã có thẻ căn cước công dân sẽ được xin cấp hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh của bất cứ địa phương nào. Bởi khi đã làm căn cước công dân, các thông tin sau đây của công dân sẽ được đưa vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cụ thể như:

  • Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch;
  • Tình trạng hôn nhân; nơi cư trú; nơi tạm trú; tình trạng khai báo tạm vắng; nơi ở hiện tại; quan hệ với chủ hộ; họ, tên đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
  • Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình, quan hệ với chủ hộ; ngày tháng năm chết hoặc mất tích

Theo đó, trong căn cước công dân đã có đầy đủ những thông tin cần thiết để làm hộ chiếu mà không cần bổ sung thêm một số giấy tờ chứng thực khác. Nếu công dân muốn làm hộ chiếu mà xa quê, không thể về chỗ đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thì có thể làm tại tỉnh thành khác, thuận lợi với mình. Cần lưu ý khi nộp hồ sơ cấp hộ chiếu vần chuẩn bị các tài liệu theo yêu cầu của pháp luật.

Dựa vào những quy định nêu trên, người dân đã có thẻ căn cước công dân sẽ được xin cấp hộ chiếu tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh của bất cứ địa phương nào. Theo đó, người dân không bắt buộc về nơi cư trú làm hộ chiếu lần đầu. Khi có thẻ căn cước công dân thì toàn bộ thông tin của công dân đó đã được đưa vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Dựa vào những thông tin đó, cơ quan quản lý xuất nhập cnahr các tỉnh có thể dễ dạng tra cứu các thông tin này để làm cơ sở tiến hành cấp hộ chiếu mà người xin cấp không cần về nơi thường trú hay tạm trú. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có thể dễ dàng tra cứu các thông tin này để làm cơ sở tiến hành cấp hộ chiếu mà người xin cấp không cần về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm.

Đặc biệt người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trọng các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công An:

  • Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
  • Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
  • Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Như vậy, một lưu ý quan trọng là công dân phải có thẻ căn cước công dân thì mới có thể đề nghị cấp hộ chiếu tại bất cứ cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nào thuận lợi.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, khi tiến hành thủ tục cấp hộ chiếu lần thứ hai được thực hiện tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

Như vậy, việc cấp hộ chiếu lần thức hai trở đi của công dân dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi, có thể xin cấp ở Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cấp tỉnh của bất cứ tỉnh, thành phố nào. Hoặc người dân có thể liên hệ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xin cấp hộ chiếu từ lần hai trở đi, cụ thể:

– Trụ sở tại Hà Nội:

+ Địa chỉ: 44 – 46 đưòng Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội;

+ Điện thoại: 024 38257941

+ Fax: 024 38243287 – 024 38243288

+ Số điện thoại giải đáp thủ tục xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam: 024 38260922

+ Số điện thoại giửi đáp thủ tục xuất nhập cảnh của người nước ngoài: 024 38264026

– Cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Địa chỉ: 333 – 335 – 337 đường Nguyễn Trãi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Điện thoại: 0839202300

+ Số điện thoại giải đáp thủ tục xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam: 0839201701

+ Số điện thoại giải đáp thủ tục xuất nhập cảnh của người nước ngoài: 039200365

 

3. Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục làm hộ chiếu

– Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông:

Theo quy định của pháp luật, đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông hiện nay là công dân Việt Nam được xem xét cấp hộ chiếu phổ thông, trừ các trường hợp sau đây:

+ Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm các quy định tại Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam năm 2019, bao gồm:

  • Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh;
  • Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài;
  • Tặng, cho , mua , bán, mượn, cho mượng, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh;
  • Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước;
  • Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
  • Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định;
  • Cản trở, tạm hoãn xuất cảnh, trừ trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ công an thống nhất với người ta quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.

+ Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

– Hồ sơ cần chuẩn bị để làm hộ chiếu bao gồm các mục hồ sơ cụ thể dưới đây:

  • Tờ khai đề nghị  cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước 
  • Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu;
  • Bản chụp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
  • Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự, người chưa đủ 14 tuổi

Cần lưu ý một số điều sau đây khi chuẩn bị hồ sơ làm hộ chiếu:

  • Trường hợp hộ chiếu bị mất thì phải kèm theo đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì cần phải xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Cụ thể, Đối với trẻ em dưới 14 tuổi cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ sau:

  • Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi bắt buộc phải kèm tờ khai xin cấp hộ chiếu lần đầu và có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn. Phải đóng giáp lai từng trang và phải có dấu đóng giáp lai lên ảnh;
  • Nếu đề nghị cấp chung hộ chiếu với bố mẹ thì phải kèm theo 1 giấy khai sinh bản sao , kèm giấy khai sinh bản chính để đối chiếu hoặc trích lục giấy khai sinh;
  • Trường hợp cấp riêng phải có 1 tờ khai xin cấp hộ chiếu, cha hoặc mẹ phải ký lên tờ khai và có bản sao giấy khai sinh;
  • Trường hợp không còn cha, mẹ thì phải có cha, mẹ nuôi, phải có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc người nhận nuôi.

Lưu ý:

  • Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử;
  • Người chưa đủ 14 tuổi được cấp hộ chiếu không gắn chíp điện tử;
  • Nếu muốn tách trẻ ra khỏi hộ chiếu cần có: 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu, ảnh chân dung 4 * 6 của trẻ và 01 tờ khai kèm theo ảnh 4 * 6 của bố mẹ để cấp riêng hộ chiếu cho từng người

Nơi nộp hồ sơ:

  • Trường hợp chưa có thẻ căn cước công dân thì nộp hồ sơ tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú;
  • Trường hợp có thẻ căn cước công dân thì nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thành phố trực thuộc trung ương nơi thuận lợi.

Lưu ý: đối với những trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu tiên, có thể nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh của Bộ công an và kèm theo một trong một số giấy tờ sau: Giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám, chữa bệnh; có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết; có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an quyết định.

– Thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trong nước, cụ thể như sau:

+ Thực hiện khai tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu, bao gồm các bước sau đây:

  1. Nhập đầy đủ thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu;
  2. In tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (tại nhà hoặc tại nơi nộp hồ sơ);
  3. Kiểm tra, chỉnh sửa thông tin đã khai;
  4. Đến nộp  hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh

+ Nộp trực tiếp hồ sơ và nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ. Nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với nơi nộp hồ sơ thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát qua bưu điện.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày lễ, ngãy Tết);

+ Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày lễ, ngày tết);

+ Thời hạn giải quyết như sau:

  • Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công am tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;
  • Không quá 03 ngày làm việc đối với các trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

– Lưu ý mới về việc cấp hộ chiếu phổ thông từ ngày 15 tháng 9 năm 2022 về vấn đề cập nhật bị chú “nơi sinh”, cụ thể như sau:

Về thủ tục, Cục Quản lý xuất nhập cản chỉ thực hiện bị chú thông tin “nơi sinh” khi công dân đề nghị. Đối với công dân đã được cấp hộ chiếu mẫu mới, nay đề nghị bị chú thông tin “nơi sinh” thực hiện như sau:

  • Trường hợp công dân xuất trình hộ chiếu cấp trong nước, công dân cần nộp tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu, mục “đề nghị” ghi rõ nội dung “bị chú nơi sinh vào hộ chiếu” (không cần dán ảnh) và kèm theo hộ chiếu mẫu mới đã được cấp;
  • Trường hợp công dân xuất trình hộ chiếu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp, ngoài các giấy tờ nêu trên, công dân phải nộp thêm giấy tờ chứng minh nơi sinh của mình như giấy khai sinh, hộ chiếu mẫu cũ, … ;
  • Thười hạn giải quyết là 02 ngày làm việc nếu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, 05 ngày làm việc nếu nộp hồ sơ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với công dân chưa được cấp hộ chiếu mẫu mới, nay đề nghị cấp hộ chiếu kèm bị chú thông tin “nơi sinh”, thành phần hồ sơ và thời hạn giải quyết thực hiện theo quy định tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2022, tuy nhiên tại mục nội dung đề nghị trong tờ khai hộ chiếu cần ghi rõ “cấp hộc hiếu và bị chú nơi sinh”.

Trên đây là bài viết tham khảo của công ty Luật LVN Group về vấn đề làm hộc chiếu ở tỉnh khác tỉnh thường trú có được hay không và thủ tục thực hiện xin cấp hộ chiếu như thế nào. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích cho quý khách hàng khi muốn tìm hiểu về quy trình, thủ tục làm hộ chiếu, cấp hộ chiếu lần đầu và một số lưu ý khi làm lại hộ chiếu.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu nào về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn miễn phí 1900.0191 để nhận sự giải đáp thắc mắc nhanh chóng, kịp thời đến từ đội ngũ Luật sư của LVN Group và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn của công ty Luật LVN Group chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý khác hàng!