Người gửi : H. Phạm

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: – 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN Group. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 34/2008 về tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam

– Thông tư 62/2009 sửa đổi, bổ sung TT 84/2008 hướng dẫn thi hành luật thuế TNCN và NĐ 100/2008.

– Khoản 1 Điều 169 Bộ luật lao động 2012.

– Khoản 3 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

Khi thuê chuyên gia nuớc ngoài vào làm việc tại công ty bạn cần lưu ý tới những vấn đề:
1. Giấy phép lao động:
Trừ trường hợp chuyên gia thuộc diện không phải xin cấp phép lao động theo khoản 1 điều 9 Nghị định 34/2008 về tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Công ty bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho chuyên gia trước khi giao kết hợp đồng LĐ. Các giấy tờ, thủ tục xin cấp giấy phép LĐ bạn có thể tham khảo tại NĐ này.

Ngoài ra, Khoản 1 Điều 169 Bộ luật lao động 2012 quy định về điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

Như vậy, để được vào làm việc tại Việt Nam, trước hết chuyên gia người nước ngoài đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.

Khoản 3 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;

b) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, người nước ngoài phải đáp ứng một trong hai điều kiện trên thì mới được coi là chuyên gia.

2. Thuế thu nhập cá nhân:
a.Trường hợp thử việc

Điều 5 Thông tư 62/2009 sửa đổi, bổ sung TT 84/2008 hướng dẫn thi hành luật thuế TNCN và NĐ 100/2008 quy định:

Tổ chức chi trả tiền tiền lương cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng trở lên cho mỗi lần chi trả thì phải khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân như sau:

– Áp dụng thống nhất một mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập chi trả.

– Trường hợp cá nhân thực hiện dịch vụ chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh không đến mức phải nộp thuế (ví dụ cá nhân có thu nhập không đến 48 triệu đồng/năm nếu là độc thân hoặc dưới 67,2 triệu đồng/năm nếu có 01 người phụ thuộc hoặc dưới 86,4 triệu đồng/năm nếu có 02 người phụ thuộc…) thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu) gửi cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế TNCN.
b. Trường hợp tổ chức thuê lao động theo thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng và có hợp đồng lao động thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% như trên mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu luỹ tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.

Bạn có thể tham khảo: Mẫu hợp đồng thuê chuyên gia cao cấp 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group