Do thím em không chịu rút 200 triệu tiền mà gia đình chú em đã gửi trước đó ra để trả cho chú em nên bố mẹ em mới phải đặt sổ đỏ vay ngân hàng giúp chú em ạ. Và ngân hàng là người đứng ra đảm bảo là thím em sẽ không rút đc 200 triệu tiền gửi ra nếu ko trả 150 triệu kia ạ. A chị cho em hỏi trong trường hợp nếu đến kì hạn trả tiền để rút sổ đỏ ra mà thím em khôngchịu lấy tiền đã gửi ngân hàng để trả tiền thì ngân hàng có tự động lấy số tiền mà gia đình chú em đã gửi chuyển sang số tiền mà bố em đã đứng ra vay không ạ. Và trong trường hợp này thì nên xử lý thế nào để gia đình em có thể lấy sổ đỏ về được ạ. Em xin cảm ơn ạ.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn tư vấn pháp luật dân sựcông ty Luật LVN Group.
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự 2005.
Nghị định 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP:
“. Sửa đổi khoản 1 và khoản 9 Điều 3 như sau:
“1. Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.”
Căn cứ Điều 336 Bộ luật dân sự năm 2005:
“Điều 336. Xử lý tài sản cầm cố
Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.”
Căn cứ Điều 355 Bộ luật dâ sự năm 2005:
“Điều 355. Xử lý tài sản thế chấp
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này”
Trước hết là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và bố bạn thông qua hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp này bố bạn đã thế chấp sổ đỏ để vay tiền cho cho chú bạn, nếu chú bạn không trả nợ được thì bố bạn sẽ phải trả số tiền nói trên đối với ngân hàng. Người đứng tên thế chấp và có nghĩa vụ trả nợ thay người vay khi người vay không trả được nợ chính là bố bạn. Khi đó, ngân hàng sẽ yêu cầu bố bạn là người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh (người vay). Nếu thím của bạn không chịu rút số tiền trên, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bố bạn vẫn phải trả nợ cho ngân hàng theo đúng hợp đồng bảo đảm đã ký. Trả nợ xong, bạn mới được nhận lại được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của mình.Để có thể rút được “sổ đỏ” nhanh gọn và thuận tiện nhất, bạn có thể yêu cầu chú bạn dùng một tài sản khác để đề nghị ngân hàng nhận thế chấp thay thế cho tài sản của bạn theo quy định tại Điều 354 Bộ luật dân sự. Hoặc bố bạn phải đứng ra trực tiếp trả nợ cho ngân hàng, sau đó yêu cầu chú của bạn trả lại tiền cho bạn.
Điều 354 Bộ luật dân sự:
“Điều 354. Thay thế và sửa chữa tài sản thế chấp
1. Bên thế chấp chỉ được thay thế tài sản thế chấp khi có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, nếu không có thoả thuận khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 349 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp thế chấp kho hàng thì bên thế chấp có thể thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
3. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì bên thế chấp trong một thời gian hợp lý phải sửa chữa tài sản thế chấp hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, nếu không có thoả thuận khác.”
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Dân sự.