>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191

Công việc phù hợp khả năng, phân công hợp lý, phát huy được khả năng, thù lao tương xứng và cơ hội thăng tiến. Do đó doanh nghiệp không sản sinh ra những quản trị viên có khả năng.

Tôi xin nêu chỉ một điểm này để nói về một cái diện rộng hơn, ấy là trình độ quản trị doanh nghi

p mà nó sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong lâu dài. Lý do nêu lên là vì không ít doanh nghiệp ở ta chưa xác định được trình độ quản trị doanh nghiệp của mình trong bối cảnh của những thông tin họ nghe biết.

Trình độ quản trị kinh doanh ở các nước phát triển

Bảng 1 đính kèm dưới đây trình bày sơ lược diễn tiến của cách thức, hay mức độ, quản trị kinh doanh của các nước phát triển trên thế giới từ trước đến nay. Đại thể có bốn trình độ từ thấp đến cao là:

(l) quản trị theo sự thuận tiện, vốn đã và sẽ tồn tại muôn đời,

(2) quản trị theo khoa học, ra đời khoảng năm 1910 và hoàn thiện vào cuối thập kỷ 1950,

(3) quản trị tiên tiến, ra dời khoảng năm 1985, tiêu biểu là ISO và
(4) quản trị hiện đại từ 1990 trở đi.

Các trình độ kia do các doanh nghiệp tạo nên theo từng thời điểm, tùy quy mô phát triển của họ và chỉ sau khi đã hội đủ một tập hợp gồm các yếu tố là yêu cầu của thị trường, được các lý thuyết điển chế hóa, và có các phương tiện mới hỗ trợ. Khi xem bảng, xin độc giả đọc theo từng cột được đánh dấu theo mốc thời gian để thấy toàn bộ khung cảnh.

Bảng 1: Sự phát triển của các phương thức quản trị doanh nghiệp

Sự phát triển của quản trị

Thời gian

1900

1910

1940

1985

1990

Thuận tiện

Khoa học

Tiên tiến

Hiện đại

Yêu cầu của thị trường

– Cách mạng công nghiệp

– Cơ khí hóa

– Sản xuất nhiều, giá thành rẻ

Tiết kiệm lao động

Quản lý chất lượng ( ISO)

– “Khách hàng là thượng đế”.

– Hoàn cảnh thay đổi: Hết chiến tranh lạnh.

Lý thuyết

– Frederick Taylor (quản trị khoa học)

– Henri Fayol ( tổng quát về quản trị)

– Max Weber

– Hawthome (phái hành vi)

Peter Drucker (quản trị hiện đại).

Douglas Mc Gregor

Phương tiện

– Sản xuất dây chuyền.

– Chuyên môn hóa, tự động hóa

– Máy điện toán

– Internet

– Giá vận chuyển giảm

– Băng tần rộng

– Công nghệ mới, phần mềm mới

Doanh nghiệp

Quản trị khoa học:

– Hợp lý hóa sản xuất.

– Lập cơ cấu ( line – staff – matrix).

– Ngân sách

– Kiểm tra nội bộ.

– Kiểm toán bên ngoài

– Phân chia sản xuất

– Tạo một nền móng chung

– Giao việc văn phòng cho nơi khác ( outsourcing).

– Dịch vụ: kế toán, nhân sự, xử lý thư tín dụng.

– Ngân hàng, bảo hiểm

– Tái cơ cấu tổ chức

– (1) Nâng vai trò của nhân viên làm trực tiếp.

– (2) Đơn giản thủ tục

– Tái cơ cấu sản xuất

– Tổ chức lại quanh một số thể thức về mua sắm hàng, tiếp thị và phân phối

– Tăng lợi nhuận bằng giảm chi

– Tăng lợi nhuận bằng tăng thu

( Mua bán/ sáp nhập công ty)

– Quản trị trí thức: phổ biến thông tin đến từng người.

Có vài điểm xin nhấn mạnh là các trình độ quản trị kia vẫn tồn tại và đan xen nhau ở các nước; là không có cách nào hay hoặc dở hơn cách nào, mà mỗi cách tùy thuộc vào quy mô lao động và thị trường mà doanh nghiệp theo đuổi. Vấn đề là khi doanh nghiệp đạt đến hay muốn có một quy mô nhất định nào đó thì phải có cách quản trị phù hợp. Một điều cũng quan trọng là phải di từ cách này đến cách kế tiếp cao hơn, chứ không thể “đốt giai đoạn” vì trong quản trị doanh nghiệp có tâm lý con người, và họ ngại thay dồn tuy nhiên có thể rút ngắn từng giai đoạn vì kinh nghiệm đã có. Dùng hình ảnh để nhận đinh rõ hơn thì các cách thức quản trị đã đi từ căn nhà lá (thuận tiện) lên nhà gạch (khoa học) đến nhà lầu (tiên tiến) và hiện giờ là cao ốc (hiện đại).


Trình độ quản trị doanh nghiệp ở ta

Cho đến khi đổi mới vào năm 1986 thì trình độ quản trị doanh nghiệp ở ta là thuận tiện. Lý do là vì nền kinh tế của chúng ta hoạt động khác về nguyên lý với các nước tư bản phát triển và các cách quản trị kia không được biết đến. Vào lúc ấy, ở các nước phát triển họ đã hoàn tất cách quản trị theo khoa học và đang áp dụng cách quản trị tiên tiến (ISO). Xin xem bảng 2 để thấy khoảng cách về quản trị ờ ta so với các nước phát triển.

Bảng 2: Thực trạng quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam

Thực trạng quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam

Thế giới

Quản trị theo khoa học đã hoàn chỉnh

Năm 1986

Tiên tiến ( củng cố quản trị khoa học)

Quản trị hiện đại

– Quản trị gọn nhẹ.

– Giao vật liệu đúng lúc

Tiến sang ổn định chất lượng ISO

– Chiến tranh lạnh chấm dứt.

– Nhu cầu quân sự chuyển sang dân sự.

Tái cơ cấu về tổ chức

– Phân tán sản xuất.

– Giao việc cho nơi khác

– Tái cơ cấu sản xuất

– Mua bán/ sáp nhập.

– Các chỉ tiêu chính xác đạt mục tiêu ( KP)

– Đào tạo người mới

– Chuyên sâu vào từng lĩnh vực

– Quản trị tri thức

– ERP

Việt Nam

Quản trị theo sự thuận tiện

Năm 1986

Trước cơ hội kinh doanh và nhu cầu thị trường mới, một số doanh nghiệp tư nhân muốn khắc phục các sự yếu kém của cách quản trị theo sự thuận tiện.

Nhận ra nhu cầu kia, vào đầu những năm 1990, nhiều bậc thức giả có cơ hội ra nước ngoài, được tiếp cận với cách quản trị tiên tiến đang áp dụng tại các doanh nghiệp ở đó và được học hỏi các kiến thức ấy tại các đại học hoặc các trung tâm nghiên cứu, họ đã đem chúng về dạy trong các khoa quản trị mới mở ờ nhà, hoặc đem ra áp dụng cho các doanh nghiệp. Cả người dạy lẫn chủ doanh nghiệp đều không nhận ra cách quản trị đang có của mình và cũng không để ý là các kiến thức vừa thu thập là của cách quản trị tiên tiến!

Rất vô tình, nhưng đầy nhiệt tình, họ áp dụng kỹ thuật kia vào cách quản trị theo sự thuận tiện của mình với cố gắng cải tiến nó. Họ đã đốt cháy giai đoạn, lắp cửa ra vào bằng kính cho căn nhà lá! Thực tế đã cho thấy ISO là kỹ thuật của cách quản trị tiên tiến và nó được xây dựng trên nền tảng của quản trị khoa học, giống như muốn xây nhà lầu thì phải biết xây nhà gạch. Việc đem ISO áp dụng cho cách quản trị thuận tiện đã không phát huy được hết tác dụng của nó.

Đường dài cải tiến

Căn nhà lá được gắn cửa kính thì cũng không thay đổi là bao, nên các chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục đòi hỏi. Các nhà tư vấn sẵn sàng đáp ứng bằng cách lấy các tài liệu về quản trị hiện đại đầy rẫy tại các nước phát triển đem về giới thiệu. Các doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng giống như chữa cảm cúm không hết, vì không định ra bệnh mình, nên càng kiếm thuốc kháng sinh mới nhất đem về uống! Do đó, ta đã nghe thấy nào là kỹ thuật hoạch định khai thác nguồn lực (ERP), quản lý cung ứng theo chuỗi (SCM). Chúng là những thành quả mới nhất của công nghệ thông tin, một ngành chỉ có thể hoạt động trên sự hợp lý chứ không phải trên sự thuận tiện. Vì thế các chuyên gia liên quan đã thấy rằng các số liệu của các chương trình này thường không đồng nhất, tốn chi phí do xử lý thông tin trùng lặp và cần nhiều thời gian để đối chiếu.

Vậy, trừ các doanh nghiệp về dịch vụ có thể áp dụng cách quản trị tiên tiến ngay (vì không phải chuyển đổi dây chuyền máy móc và nhân sự), hay những doanh nghiệp không cần, hoặc tự xét mình đã đạt rồi, doanh nghiệp nào muốn tăng khả năng cạnh tranh, giữ được người, thì phải chuyển đổi cách quản trị từ thuận tiện sang khoa học trước khi để mình bị ngây ngất bởi các kỹ thuật hiện dại mà báo chí du nhập hoặc các chuyên gia trong hay ngoài nước giới thiệu, vì chúng là thành quả của quản trị hiện đại và phù hợp với cách này.

Vậy doanh nghiệp bạn đã được quản trị theo khoa học chưa?

Đây là thuốc thử: chủ doanh nghiệp đã tuân theo những quy định mình đã đặt ra; không thay đổi chúng theo ý thích của mình và đã thiết lập trong cơ sở của mình các chế độ kiểm soát có tính tự động bao gồm:

(1) kiểm soát cách thức thực hiện các quy định,
(2) kiểm soát việc chi tiêu tiền bạc,
(3) kiểm soát tiến độ thực hiện kế hoạch và
(4) kiểm soát tính chân thực của sổ sách; nhờ vậy đã có thể ủy quyền cho các cộng sự viên cao cấp của mình.

Nên chăng các doanh nghiệp liên quan nhìn lại vấn đề trước khi đi tiếp?

Luật sư: Nguyễn Ngọc Bích
Nguồn:
  Thời báo kinh tế Sài Gòn

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)