Hợp đồng kinh doanh là hợp đồng được kí kết giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc với các bên có liên quan để triển khai hoạt động kinh doanh của mình.Những quy định về lập hợp đồng bán và chuyển quyền sở hữu trong kinh doanh được phân tích trong bài viết dưới đây
1. Lập hợp đồng bán trong kinh doanh
1. Nguyên tắc lập hợp đồng bán
Việc lập hợp đồng bán trong kinh doanh, cũng như các hợp đồng khác chỉ cần có sự trao đổi với nhau về những điều mà các bên thỏa thuận.Việc bán được xem là hoàn thành khi đã có sự thỏa thuận về vật và về giá (điều 1583 Bộ luật dân sự).Không nhất thiết phải làm giấy tờ mà có thể thỏa thuận với nhau bằng điện tín, bằng miệng, qua điện thoại. Trong trường hợp có mắc míu thì việc chứng minh đã có hợp đồng và nội dung của hợp đồng được sử dụng mọi phương tiện.
2. Ngoại lệ.
Tuy nhiên, một số văn bản quy định phải làm giấy tờ trong việc bán tàu biển, tàu sông, máy bay.
Mặt khác, đối với mọi việc mua để bán lại và mua sắm vì nhu cầu của công việc kinh doanh, pháp luật còn bắt buộc người bán phải làm hóa đơn. Bản chính giao cho người mua, bản thứ hai người bán giữ lại (điều 46 dụ ngày 30-6-1945, đã được sửa đổi nhiều lần).-
Mục đích tủa quy tắc này là nhằm kiểm soát việc thi hành những quỵ định về giá. Chế tài đối với những vi phạm không phải chỉ là tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà còn là những hình phạt về hình sự nữa.
Ngoài ra (luật ngày 14-4-1952, điềù 4), mọi doanh nhân phải ghi vào sổ, tên và địa chỉ của những người mua hàng giá trên 50 phrăng.
3. Chào hàng và nhận mua.
Nguời bán có thể chào hàng với mọi người bằng các cách như phân phát những quyển mẫu hàng, giá cả, bày hàng cùng với giá cả.
Đã chào hàng, không được từ chối bán hàng nếu vẫn còn hàng đó.Nhận mua có thể là lời nhận cụ thể được thể hiện bằng mọi phương tiện, đặc biệt là bằng thư tín. Trong trường hợp này, việc xác định thời điểm lập hợp đồng có khi có khó khăn. Theo án lê, hợp đồng bằng thư tín được lập vào thời điểm và địa điểm người mua gửi thư nhận mua.
Có thể mặc nhiên nhận mua không? cần phải nói rằng, về nguyên tắc, người được chào hàng mà không trả lời là không nhận mua. Tuy nhiên, nêu trước đây giữa các bên đã có những quan hệ kinh doanh thì có thể là đã nhận mua.
Trái lại, đối với những khoản thứ yếu đó người bán đưa ra mà người mua không trả lời thì coi như họ đã chấp nhận, nếu họ đã đồng ý những nguyên tắc của việc mua bán
4. Khuyết tật trong sự thỏa thuận.
Đó là những khuyết tật như trong hợp đồng dân sự: có sự cưỡng bức, sự lừa dối, sự nhậm lẫn và gây thiệt hại cho một bên.
Nhưng cần chú ý rằng, trong luật kinh doanh, sự lừa dối là sự gian dối trong việc khẳng định, ít khi được các tòa án chấp nhận để hủy một việc bán; Đối với sự nhầm lẫn về giá trị của vật bán cũng vậy.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có một loạt văn bản nhằm bảo đảm cho người tiêu thụ được thông tin đầy đủ hơn và để tránh cho họ bị lừa dối (Ví dụ: pháp lệnh số 79- 937 ngày 12-10-1972 về những hàng đóng gói sẵn).
Trong luật kinh doanh, việc gây hại cho một bên chỉ được xử lý đối với việc bán phân bón (luật ngày 8-7-1907). Trong trường hợp này, người mua có quyền kiện để yêu cầu giảm giá trong thời hạn 40 ngày sau khi nhận hàng.
Luật ngày 29-6-1935 đã quy định tạm thời quyền kiện để hủy việc bán cơ sở kinh doanh mà một bên bị thiệt hại trên 33%. Quy đinh này đã bị bãi bỏ nhưng trong năm bán người mua vẫn có quyền kiện để hủy việc bán nếu trong hợp đồng không ghi gì về vắn đề này.
5. Từ chối bán.
Doanh nhân không có quyền từ chối bán cho người thứ ba hàng hóa mà họ có.
Theo điều 37, đoạii 1 của dụ ngày 30-6-1945, được pháp lệnh ngày 25-6-1958 và luật số 73-1193 ngày 27-12-1973 sửa đổi thì doanh nhân sẽ bị phạt tiểu hình nếu họ tử chối bán hàng hóa mà mình có, theo những thông lệ về thương mại, và nếu việc mua không phải lả bất bình thường.Bị can phải chứng minh họ không bán là có lý do chính đáng (quyết định của Tòa phá án ngày 16-7-1980).
Nếu người mua không có trình độ nghề nghiệp hoặc kỹ thuật cần thiết thì việc từ chối bán cho họ những sản phẩm cao cấp hoặc sản phẩm kỹ thuật cao là có lý do chính đáng.Tuy nhiên, từ chối bán thưòng bị khiếu nại
2. Chuyển quyền sở hữu trong hợp đồng bán
1. Nguyên tắc.
Căn cứ vầo luật dân sự (điều 1583 Bộ luật dấn sự),quyền sở hữu vật đã bán đương nhiên chuyển cho người mua sau khi các bên đã thỏa thuận, dù rằng vật đó chưa được giao cụ thể cho người mua.
Quan điểm của Pháp về chuyển sở hữu chỉ căn cứ vàọ sự thỏa thuận giữa các bên sẽ dẫn tới một số nguy cơ cho người thứ ba một lần nữa. Những người này không trở thành chủ sở hữu được vì hàng đó không còn thuộc sở hữu của người bán. Tuy nhiên, nguy cơ này ít hơn vì đối với những động sản, người chiếm hữu ngay tình có quyền sở hữu khi đã chiếm hữu.
Nguy cơ thứ hai là nguy cơ cho người.mua vì họ phải chịu những sự rủi ro về mất hay hỏng hạng hóa, đặc biệt là trong khi vận chuyển.
2. Biệt lệ.
Trường hợp bán vật thuộc chủng loại chưa ghi rõ tên của người mua.
Ví dụ:
Durand mua của Dupont 500 bao cà phê loại 1.
Quyền sở hữu, và cùng với nó là những rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa chỉ chuyển qua người mua khi đã xác định hàng hóa đó là của ai.Vì vậy, Cần phải xác định rõ thời điểm hẳng hóa đó được chỉ rõ là của ai, và trong thí dụ này thì đó là thời điểm những bao hàng đã được đánh dấu và máng tên người mua.. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng chứng minh hàng là của ai, nhưng trách nhiệm chứng minh bao giờ cũng thuộc về người bán vì việc đó có lợi cho họ.
Trong trường hợp bán vật sẽ có trong tương lai thì người mua chỉ được chuyển quyền sở hữu và phải chịu rủi ro khi đã có vật đó.
Ví dụ:
Một doanh nhân mua một cái máy chưa được chế tạo ra. Họ chỉ trở thành chủ khỉ máy đó sẵn sàng được vận hành. Nếu là vật cùng chủng loại thì còn phải xác định vật đó là của ai.
Các bên có thể thỏa thuận về thời điểm chuyển sở hữu.
Trong trường hợp bán dùng thử thì người mua được dùng thử, việc bán chỉ dứt khoát khi người dùng thử đã vừa ý.ở những cửa hàng gọi là “tự phục vụ” , khách hàng bỏ hàng mua vào một cái giỏ của người bán và trả tiền khi ra. Người mua chỉ được sở hữu khi đã trả tiền. Do đó, nếu họ mang hàng đi mà không trả tiền là phạm tội trộm cắp. Mặt khác, quyền sở hữu vẫn thuộc về người bán cho đến khi người mua trả tiền; cho nên nếu hàng bị hỏng trong trường hợp bất khả kháng (như một chai tự vỡ) thì người bán phải chịu rủi ro, không được đòi người mua trả tiền hàng bị mất.
Trong trường hợp bán theo ý muốn người mua cũng vậy, người mua giành cho mình quyền nhận hoặc từ chối vật bán, vì chỉ họ mới có quyền quyết định mua hay không mua.
Trường hợp bán có điều kiện cũng như thế, vì người mua giành cho mình quyền trả lại vật mua, nhưng trong trường hợp này thì khi họ chưa quyết định, họ phải chịu những rủi ro về vật mua (nói chung, họ phải quyết định trong inột thời gian nhất định).
Về phía mình, người bán có thể giành cho mình quyền không bán nữa. Nói chung, đó là trường hợp họ sợ người mua không trả tiền. Do đó, trong trường hợp bán theo ý người mua hoặc bá trả dần, người bán ghi vào hợp đồng một điều khoản vê lưu giữ sở hữu vật bán.
Nếu người mua không trả tiền mua hàng, người bán có quyền lấy lại vật với tư cách người sở hữu để tránh được trường hợp người mua không trả được nợ thì những chủ nợ khác sẽ cũng tham gia trừ nợ bằng vật đó. Tuy nhiên án lệ không chấp nhận hiệu lực của điều khoản này trong trường hợp người mua phá sản.
Để bảo đảm hơn, người bán có khi còn làm hợp đồhg thuê, bán (contrat de location-vente) tức là chỉ cho người mua thuê hàng hóa của mình và người này chỉ trở thành chủ sở hữu khi đã trả tiền đầy đủ. Tiền thuê thực tế là một phần của giá bán.
Sự thỏa thuận đó có giá trị nhưng không được án lệ chấp nhận trong trường hợp phá sản. Trong trường hợp này, người được coi là người cho thuê không được gây thiệt.hại cho các chủ nợ khác bằng cách lấy lại vật.
Ngoài những điềụ khoản làm cho việc mua bán chưa dứt khoát, một số điều khoản khác có thể chỉ nhằm mục đích buộc người bán phải chịu những rủi ro về vận chuyển. .Cũng vì vậy mà “khoản không chịu phì tổn về ga nhận” (franco gare de destination) có tác dụng làm cho người bán phải chịu những chi phí và những rủi ro về xếp và vận chuyển cho đến khi hàng đến ga.
Điều khoản về lưu quyền sở hữu.
Từ khi có luật số 80-335 ngày 15-5-1980, người bán một bất động sản, không phân biệt là loại nào (máy công cụ, ô tô, máy tính V.V…) có thể ghi trong hợp đồng họ vẫn là chủ sở hữu cho đến khi đã được trả đủ tiền.
Khoản này nhằm mục đích, nếu người mua không trả những khoản nợ đúng hạn mà bị tòa án quyết định phải thanh toán nợ hoặc thanh lý tài sản thì người bán được lấy lại vật bạn chứ không trở thành một trong nhưng chủ nợ chỉ được một phần số tiền mà người mua phải trả.
Ngoài ra, cơ chế này khá mềm dẻo , vì người bán chưa được trả tiền có thể từ bỏ quyền sở hữu được lưu, và cho phép người mua, bán lại tài sản cho một người thứ ba. Để bù íại, ngưòi bán yêu cầu người mua chuyển cho mình số tiền bán được.
3. Hậu quả của việc bán
Việc bán làm phát sinh những nghĩa vụ của người bán và của người mua.
3.1. Những nghĩa vụ của người bán.
ạ. Nghĩa vụ giao vật (hoặc chuyển giao vật).
Người bán phải chuyển cho người mua quyên giữ vật vào thời điểm đã thỏa thuận. Thời điểm này có thể là ngay sau khi bán, nếu việc mua bán có tính chất thuần túy và giản đơn, hoặc là chuyển vật bán theo kỳ hạn.
– Về nguyên tắc, người bán không phải vận chuyển cho người mua vật bán mà người mua phải đến lấy, nếu không có sự thỏa thuận trái lại.
Việc giao vật được thực hiện bằng việc giao vật bán cụ thể hoặc giao một cách tượng trưng (như giao dấu hiệu của cây trong rừng).
Trong trường hợp bán cùng một hàng hóa mà những người mua lần lượt bán lại hàng cho nhau thì người bán chỉ phải giao hàng cho người mua cuối cùng.
– Về nguyên tắc, người bán chịu phí tổn về chuyển giao vật. Người mua phải đến nhận hàng và phải chịu phí tổn về đưa hàng đi, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận trái lạị.
Người bán khộng có nghĩa vụ chuyển giao vật nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Họ cũng không có nghĩa vụ đó trong trường hợp người mua bị toà án quyết đinh thanh lý tài sản hoặc thanh toán nợ sau khi đã có hợp đồng bán (Điều 550 mới Bộ luật kính doanh).
Ngược lại, người mua có thể không trả tiện nếu người bán không giao vật bán vào thời điểm đã thỏa thuận. Họ cũng có quyền đòi hỏi phải giao vật bán và yêu cầu tòa án buộc người bán phải chuyển giao vật bán và bồi thường thiệt hại nếu giao chậm.
– Nếu đã hối thúc người bán không có hiệu quả thì người mua có thể mua cũng thứ hàng đó ở chỗ khác, và trong trường hợp cần thiết buộc người bán phải trả chênh lệch giá.
Cuối cùng, người muạ có quyền yêu cầu tòạ án hủy việc bán. Nếu hợp đồng mới chỉ không thi hành được một phần, thì thẩm phán sẽ xem xét có cần hủy việc mua bán không, hay là chi cần buộc người bán phải bồi thường cho người mua.
Tiến hành lại việc bán.
Về luật kinh doanh, nếu vật bán không đúng với đối tượng của hợp đồng, án lệ cho phép không hủy hợp đồng, nếu người mua có yêu cầu, thì tiến hành lại việc bán với sự thay đổi về giá. Đó là trường hợp chỉ có sự thay đổi về chất lượng của vật bán, và thẩm phán có quyền xác định tối hậu giá trong việc tiến hành lại việc bán.‘
b.Nghĩa vụ bảo đảm.
Người bán phải bảo đảm cho người mua chiếm giữ được vật một cách an bình. Nếu người mua bị tước quyền chiếm giữ (như: người bán không còn hoặc không phải là chủ của vật bán) thì người mua có quyền yêu câu hủy việc bán, và yêu cầu bồi thường. .
Người bán cũng phải bảo đảm với người mua về những khuyết tật ẩn dấu của vật bán mà người mua .chỉ phát hiện được sau khi mua.
Người bán chỉ chịu trách nhiệm với những điêu kiện sau đây:
– Nếu vì khuyết tật mà không sử dụng được vật mua đúng mục đích sử dụng hoặc không dùng được một cách bình thưòng.
– Khuyết tật đó là khuyết tật ẩn dấu với người mua. Người bán không chịu trách nhiệm về những khuyết tật mà người mua có thể thấy được (Điều 1642).
– Người mua phải thực sự không biết khuyết tật đó,còn người bán dù ngay tình cũng phải chịu trách nhiệm.
– Cụối cùng là vật đã có khuyết tật từ trước khi bán.
Người bán chuyên nghiệp không được đưa vào hợp đồng với một người không chuyên nghiệp một điều khoản Ịà họ không bảo đảm khuyết tật ẩn dấu.
Tuy nhiên, người bán có thể đưa vào hợp đồng không bảo đảm đối với những khuyết tật ẩn dấu, nhưng điều khoản này chỉ có giá trị nếu họ ngay tình.
Khi có khuyết tật ẩn dấu, người mua có thể yêu cầu hủy việc bán để được trả lại tiền, hoặc có thể yêu cầu giảm giá. Ngoài ra, họ còn có thể đôi bồi thường thiệt hại nếu người bán đã biết khuyết tật đó. Án lệ coi người bán chuyên nghiệp hoặc người sản xuất là người không ngay tình nên họ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại.
“Người mua phải hành động trong một thời gian ngắn” (điều 1648 Bộ luật dân sự) kể từ ngày họ biết được khuyết tật.
Căn cứ vào tính chất của những khuyết tật và những sự kiện khác, tòa án có quyền xem xét người mua có kiện đúng thời hạn không.
3.2. Nghĩa vụ của người mua.
a. Người mua có nghĩa vụ nhận vật mua ở địa điểm mà người bán có nghĩa vụ giao hàng.
Nếu người mua không muốn nhận hàng ở thời điểm hoặc địa điểm đã thỏa thụân, người bán có thể:
-.Yêu cằu Tòa án buộc người mua phải nhận hàng hoặc yêu cầu Tòa án cho ký gửi hàng ở người thứ ba, và phí tổn do người mua chịu.
– Hoặc yêu cầu Tòa án hủy việc bán.
Tuy nhiên, theo những quy định tại điều 1657 của Bộ luật dân sự thì trong việc bán ngũ cốc và động sản, việc hủy là đương nhiên khi đã hết hạn người mua phải nhận hàng. Việc bán bị hủy thì người bán có quyền bán lại vật đó.
Người mua phải trả tiền mua và những chi phí về mua (thù lao cho người thảo hợp đồng, tiền thuê v.v…).
Nếu không có điều khoản khác thì phải trả tiền vào lúc được chuyển giao hàng và ở nơi được chuyển giao hàng.
Người đã trả tiền phải chứng minh là đã trả tiền. Việc chuyển quyền sở hữu vật cũng như việc giao hàng đều không tạo nên suy đoán là người mua đã trả tiền.
b.Chế tài
Nếu người mua không trả tiền, người bán có quyền lưu giữ vật đã bán. Họ cũng được ưu tiền trong việc thanh tóan những món nợ của người mua (nhưng đặc quyền này sẽ mất khi họ bị phá sản).Người bán cũng có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc bán và đòi bồi thường.
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận , nếu người mua không trả tiền vào thời hạn đã định thì việc bán đương nhiên bị hủy. Tuy nhiên, không được hủy việc bán trong trường hợp phá sản hoặc phải thanh toán theo trình tự tư pháp .
c. Người bán có thể buộc người mua phải thực hiện những nghĩa vụ khác, ví dụ: trong trường hợp phải bán lại cho người khác thì phải bán với giá tối thiếu. Đó là cách mà những người sản xuất thường dùng đối với những người bán lẻ. Tuy nhiên biện pháp này đã bị cấm, trừ một số trường hợp hi hữu
Người bán cũng có thể cấm người mua bán lại cho một vùng nhất định. Đó là điều khoản về đặc quyền, tức là nhà sản xuất bán sản phẩm của mình cho một nhà bấn lẻ với điều kiện là người mua không được bán lại ở tỉnh nào đó; ngược lại, nhà sản xuất cũng cam kết không bán hàng cho người bán lẻ ở cùng tỉnh đó.
Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)