Trong bối cảnh đó, nghị viện Liberia đóng vai trò không thể thiếu, với tư cách cơ quan đại diện cho lợi ích của nhân dân, kiểm soát chính phủ, xây dựng những đạo luật phục vụ dân chủ và phát triển. Đặc biệt, với chức năng lập pháp, nghị viện Liberia cần “xuất xưởng” những đạo luật tốt vì những mục tiêu nói trên.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  – 1900.0191

Để hình dung chính xác về vai trò của nghị viện Liberia, cần đặt cơ quan này trong hệ thống phân chia quyền lực, kiểm soát và cân bằng lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp nước này đã có nhiều quy định với mức độ khác nhau giúp cho các nhánh quyền lực có thể hạn chế hoặc kiểm soát quyền lực của nhau. Điều này không những để tránh lạm quyền, mà còn buộc các nhánh quyền lực cùng làm việc với nhau.

Về hệ thống chính quyền, Liberia là nước theo mô hình tổng thống, với nghị viện gồm Thượng viện có 30 thượng nghị sy,ä do nhân dân bầu trong nhiệm kỳ 9 năm và Hạ viện có 64 hạ nghị sỹ, được bầu trong 6 năm. Theo Điều 50 của Hiến pháp Liberia, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, do nhân dân bầu theo nhiệm kỳ 6 năm. Trong quy trình lập pháp, Tổng thống không có quyền đề xuất sáng kiến lập pháp, nhưng có quyền phủ quyết dự luật; dự luật muốn trở thành luật phải có Tổng thống ký ban hành. Các thành viên Nội các chịu trách nhiệm trước Tổng thống, còn Tổng thống chịu trách nhiệm trước nghị viện về chính sách của Chính phủ.

Nghị viện Liberia có vai trò khác nhau liên quan đến hệ thống thứ bậc các văn bản pháp luật của Liberia. Hiến pháp năm 1847, sửa đổi năm 1986 có vị trí tối thượng, các văn bản khác, kể cả các điều ước quốc tế được nghị viện phê chuẩn cũng phải nhất quán với Hiến pháp. Chỉ có 2/3 tổng số nghị sỹ của một trong hai Viện hoặc từ 10 ngàn công dân trở lên mới có quyền đề xuất sửa đổi Hiến pháp, và đề xuất của công dân phải được 2/3 tổng số nghị sỹ của cả hai Viện đồng ý. Điều khoản sửa đổi Hiến pháp cũng phải được 2/3 số nghị sỹ của từng Viện phê chuẩn.

Đối với các điều ước quốc tế, chúng phải được cả hai Viện phê chuẩn, sau đó Tổng thống ký mới có hiệu lực. Dĩ nhiên, đối với các đạo luật, Chính phủ trình phần lớn các dự luật, nhưng nghị viện quyết định việc ban hành và giám sát việc thực hiện chúng; nghị sỹ cả hai Viện có quyền trình dự luật với những quy trình, thủ tục được thiết lập trong Quy chế hoạt động của mỗi Viện.

Đối với các văn bản dưới luật, hay còn gọi là lập pháp ủy quyền, nghị viện Liberia có vai trò giám sát việc ban hành và thực thi chúng. Sở dĩ có dạng văn bản này, vì nghị viện không thể ban hành quy định chi tiết mọi ngóc ngách của cuộc sống, hơn nữa, nhiều vấn đề có tính kỹ thuật, chuyên môn sâu, cho nên nghị viện Liberia ủy quyền cho hành pháp ban hành. Tuy nhiên, điều quan trọng là nghị viện cần thiết lập những giới hạn ngay trong luật đó để các văn bản dưới luật không trái với luật, không làm tổn hại đến quyền của người dân; nghị viện giám sát việc ban hành và thực hiện các văn bản đó theo các chuẩn mực do chính mình đã đặt ra.

Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
——————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;