Trong lĩnh vực SHTT, licence là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc chuyển giao quyền sử dụng, khai thác các đối tượng SHTT. Phương thức chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng SHTT bắt nguồn từ Châu Âu vào khoảng những năm 1960 khi Ủy ban Châu Âu ghi nhận sự tồn tại và hiệu lực của hình thức hợp đồng licence sáng chế (patent) với cách tiếp cận linh hoạt như những thỏa thuận về đại lý hàng hoá. Ngày nay, licence nhãn hiệu được sử dụng phổ biến, đối tượng thoả thuận là quyền sử dụng một nhãn hiệu, một tên tuổi hàng hoá hoặc dịch vụ đang được bảo hộ và lưu thông trên thị trường. Theo hợp đồng, chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép một hoặc một số chủ thể khác sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối sản phẩm gắn nhãn hiệu của mình cho các sản phẩm cùng loại. Như vậy, đồng thời các sản phẩm với nhãn hiệu đã được sử dụng của chủ sở hữu thì các sản phẩm mới của người mua licence cũng được phổ biến và tiêu thụ trên thị trường. Bên
Nếu không xem xét đến khía cạnh SHTT trong kế hoạch xuất khẩu có thể dẫn đến việc DN bị thiệt hại rất lớn nếu sản phẩm của DN bị coi là xâm phạm quyền SHTT của người khác ở thị trường xuất khẩu. Một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu hàng hoá của DN được bảo hộ trong nước không có nghĩa là nó không được bảo hộ dưới tên người khác ở nước ngoài. |
mua licence cũng có thể đề nghị chủ sở hữu nhãn trao toàn bộ quyền sử dụng nhãn hiệu cho mình, nghĩa là bên nhận licence có độc quyền trong việc sử dụng nhãn hiệu để sản xuất, phân phối, phát triển sản phẩm.
Việc xác lập quyền SHTT sẽ cho phép DN tiếp cận các thị trường mới thông qua việc cấp licence sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, cấp giấy phép kinh doanh, thành lập liên doanh, hoặc ký kết hợp đồng hợp tác với các Cty khác. Hiện nay, những DN có thể xuất khẩu trực tiếp là rất ít, thay vào đó nhiều DN chọn phương thức ký hợp đồng licence cho các Cty khác để thu phí licence trọn gói hoặc định kỳ. Hợp đồng licence này thường bao gồm cả phân chia bí quyết công nghệ cũng như phân chia quyền cho phép sản xuất và bán sản phẩm mới do bên chuyển giao licence tạo ra. Vì vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng licence, DN cần phải đảm bảo rằng quyền SHTT liên quan đến sản phẩm được licence đã được bảo hộ đầy đủ ở nước của bên nhận licence và trong hợp đồng phải có điều khoản xác định rõ ai là chủ sở hữu đối với các quyền SHTT đó. Đặc biệt cần quan tâm tới việc đàm phán về giá trong hợp đồng licence.
Giá licence chính là việc xác định giá trị của đối tượng sở hữu công nghiệp trong thời gian chuyển giao. Nói chung, giá licence và phương thức thanh toán như thế nào đều do các bên thoả thuận. (Trước đây Nghị định 63/1996 quy định tại Việt Nam nếu Chủ thể là Tổ chức nhà nước hoặc có vốn Nhà nước góp thì bị giới hạn mức tối thiểu khi chuyển giao và tối đa khi nhận- điều này đã được Nghị định 06 sửa đổi). Sự phức tạp và cần thiết đã đặt ra trong phần này là xác định giá trị như thế nào? Yêu cầu cho việc định giá một sản phẩm, dịch vụ là xác định được giá thị trường của chúng. Nhưng với các đối tượng sở hữu công nghiệp thì yếu tố giá thị trường dường như khá trừu tượng. Trong khi đó, tập hợp các yếu tố ảnh hưởng, xác định gía lại quá phức tạp và biến động không cụ thể theo từng giai đoạn cũng như lãnh thổ. Một ví dụ đơn giản: Một Cty Mỹ khi cấp licence nhãn hiệu của mình cho các chủ thể thuộc các thị trường khác nhau không thể có cùng một giá trị. Có thể cấp cho một Cty tại Mỹ với giá gấp hàng chục lần một Cty ở Việt Nam chẳng hạn. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý tới một số yếu tố cơ bản sau: thị trường, sản phẩm sản xuất hoặc ứng dụng licence, thời hạn bảo hộ hay hợp đồng licence, độ tuổi hoặc tính mới của đối tượng, dạng licence, lãnh thổ licence và môi trường pháp lý, xã hội tại lãnh thổ đó.
Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp
(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)