1. Khái niệm về tranh chấp đất đai

Khái niệm tranh chấp đất đai: Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

– Đặc điểm:

+ Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;

+ Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;

+ Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

2. Phân loại thẩm quyền của Tòa án

2.1. Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (TTDS). Thẩm quyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.

Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 được xây dựng dựa trên Hiến pháp năm 2013 và theo đó nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS năm 2015. Đáng chú ý là sự bổ sung khoản 2 Điều luật này: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”, đây có thể nói là sự thay đổi quan trọng nhất của BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tiếp cận công lý của người dân được thực hiện.

2.2. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 quy định về hệ thống tổ chức Tòa án thì TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các VADS. Do vậy, việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chỉnh là việc xác định xem đối với một VADS cụ thể TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 BLTTDS năm 2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.

2.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của các bên đương sự

Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án. Về căn bản các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015 đã kế thừa các quy định của BLTTDS trước đây.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Tòa án cũng không ngừng được tăng cường và phát triển. Nhằm nâng cao vị thê của Hệ thống Tòa án nói chung và Tòa dân sự nói riêng, Đảng và Nhà nước đã giao cho Tòa án các cấp nhiều thẩm quyền hơn, trong đó lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai với nhiều loại việc trước đây chỉ có ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết, thì nay Nhà nước đã giao thẩm quyền cho Tòa dân sự giải quyết. Đây là một bước phát triển hợp lý, nhằm từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của ba bộ phận cấu thành Nhà nưóc, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền.

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án theo luật Đất đai năm 1987

Điều 21 Luật đất đai năm 1987 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của ủy ban nhân dân như sau:

“Các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai do ủy ban nhân dân nơi có đất đai bị tranh chấp giải quyết theo quy định dưới đây:

1. Ủy ban nhân dẫn xã, thị trấn giải quyết các tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân.

2. Ủy ban nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức thuộc quyền mình quản lý.

3. ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.

4. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với nhau, nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc trực thuộc Trung ương.

5. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của ủy ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan chính quyền cấp trên. Quyết định của chính quyền cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.

6. Việc tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do ủy ban nhân dân các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí thì thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 11, Điều 83 và khoản 26, Điều 107 của Hiến pháp”.

Điều 22 Luật đất đai năm 1987 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân như sau:

“Khi giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Tòa án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm đó”.

Từ quy định trên có thể thấy, Luật đất đai năm 1987 chỉ quy định cho Tòa án giải quyết các tranh chấp tài sản trên đất thì đồng thời mới giải quyết phần đất có tài sản. Do đó, có thể nói tranh chấp đất đai theo quy định của Luật đất đai năm 1987 chủ yếu là thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân.

4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án theo luật Đất đai năm 1993 sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001

Khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực, theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật đất đai năm 1993 thì thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp về đất đai được tăng lên, nhưng chỉ giới hạn bỏi hái loại:

Một là, các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dựng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nựớc có thẩm quyền.

Hai là, tranh chấp về tài sản gắn liền vối việc sử dụng đất.

Trong quá trình hưống dẫn về thẩm quyền giải quyết của Tòa án, tại Thông tư liên tịch số 02-TTLT/TANDTC- VKSNDTC-TCĐC ngày 28-7-1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa ân nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất theo qúy định tại khoần 3 Điều 38 Luật đất đái năm 1993, thì chỉ giới hạn các tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đó được cấp giấy chứng nhận theo Luật đất đai năm 1993 (bia đỏ, bìa do Tổng cục Địa chính phát hành), mới thuộc thẩm quyền giải quyểt của Tòa án, Tòa án mối thụ lý, giải quyết, Thực tế, CÓ một số địa phương để tiết kiệm số giầy chứng nhận địa phương đã in trưốc đó là í)ìa trắng hoặc bìa xanh, ủy ban nhân dân vẫn sử dụng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Do đó, khi người dân gửi đơn đến Tòa án yêu Cầu Tòa án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, và xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bìa trắng, hoặc bìa xanh; theo quy định của Thông tư số 02/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-TCĐC nói trên các Tòa án không dám và không được thụ lý giải quyết đội với các trường hợp đó. Nếu Tòạ án đã thụ lý thì phải đình chỉ giải quyết và chụyển đơn cho ủy ban nhân dân giải quyết theo thẩm quyền, dẫn đến sự phản ứng của địa phương, của dư luận và tại diễn đàn của Quốc hội cũng có những Đại biểu Quốc hội lên tiếng, sau đó Tổng cục Địa chính đã có giải thích lại, nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho người dân theo Luật đất đai năm 1993 thì dù là bìa đỏ (do Tổng cục phát hành) hay bìa trắng, bìa xanh đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Với quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án trong Luật đất đai năm 1993 và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/TTLT/TANDTC-VKSNDTC- TCĐC nói trên, rất nhiều loại tranh chấp đất đai không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (nếu đất tranh chấp không có giấy chứng nhận quyển sử dụng đất được cấp theo Luật đất đai năm 1993 hoặc nếu không tranh chấp tài sản trên đất) mà thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân. Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xuất hiện rất nhiều bất cập, do đó tại Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 3-1-2002 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Địa chính hướng dân việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì mới mở rộng thêm thẩm quyền cho Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai. Theo đó thì cảc tranh chấp liên quan đến quyển sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân được thể hiện như sau:

“Theo quy định của Luật đất đai năm 1993, Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29-3-1999 của Chính phủ “Về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất” (sau đây gọi tắt là Nghị định số 17) và Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01-11-2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 79), thì các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân được xạc định như sau:

1. Trường hợp đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) do Tổng cục Quản lý ruộng đất (trước đây) hoặc Tổng cục địa chính phát hành và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đúng quy định của Luật đất đai năm 1987 hoặc Luật Đất đai năm 1993.

1.1. “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Tổng cực Quản lý ruộng đất (trước đây) hoặc Tổng cục Địả chính phát hành căn cứ vào Luật đất đai năm 1987 hoặc Luật đất đai năm 1993 theo cùng mẫu thống nhất và có số phát hành liên tục.

1.2. “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp” là giấy chứng nhận qụyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Quyết định số 201 /QĐ-ĐKTK ngày 14-7-1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý ruộng đất (trước đây) ban hành “Quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Thông tư số346/ TT-TCĐC ngày 16-3-1998 và Thông tư số 1990120011TT-TCĐC ngày 31-11-2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

1.3. Đối với đất thuộc các trường hợp được nêu tại các điểm 1.1, 1.2 trên đây thì các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất (tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất; thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất) đều thuộc thẩm qụyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

Khi giải quyết các tranh chấp nói trên, cần căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự, Luật đất đai và các văn bạn quy định quy phạm pháp luật khác về đất đai để giải quyết.

2. Trường hợp đất đã có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 17 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số79.

2.1. Các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 17 và đã đừợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 79 bao gồm:

a) Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ qùan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

b) Những giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cấp trong quá trinh thực-hiện các chính sách đất đai trong từng thời kỳ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Căch mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất, thuê đất vẫn liên tục sử dụng đất từ đó đến nay.

c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấi tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp,

d) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất ở mà người đó vẫn sử dụng đất liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp.

đ) Giấy tờ về thừa kế, tặng, cho nhà ở gắn liền với đất mà được Uy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận và đất đó không có tranh chấp.

e) Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.

g) Giấy tờ giao nhà tình nghĩa.

h) Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác nhận kết quả thẩm tra của ủy ban nhăn dân xã, phường, thị trấn.

2.2. Theo quy định tại khoàn 2 Điều 3 Nghị định số 17 đã được sửa đổi, hổ sung theo Nghị định số 79 thì người sử dụng đất có một trong các giấy tờ nói trên cần làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để được thực hiện các quyền theo Nghị định số 17; do đó, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất cần phân biệt như sau:

a) Nếu tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất đó thì do ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

b) Nếu tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết. Theo Nghị định số 17 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 79 thì trong trường hợp này người sử dụng đất cần làm thủ tục để được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; do đó, khi giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc trường hợp này thì Tòa án nhân dân áp dụng Nghị định số 17 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 79 và các điều tương ứng của Bộ luật dân sự tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu.

Trong trường hợp trước khi có tranh chấp mà đất đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 1993 và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Địa chính thì Tòa án thụ lý giải quyết như trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này.

c) Nếu tranh chấp về tài sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nữớc, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có cấc tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với việc sử dụng đất đó, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật đất đai nấm 1993 Tòa án nhăn dân thụ lý, giải quyết theo thủ tục chùng.

3. Trường hợp đất không có một trong cắc giấy tờ được hướng dẫn tại các mục 1 và 2 phần I này:

3.1. Nếu tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất đó thì do Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

3.2. Nếu tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, chò thuê lại quyền sử dụng-đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết và áp dụng các điều tương ứng của Bộ luật dân sự tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu.

3.3. Nếu tranh chấp về tài sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài săn khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với việc sử dụng đất đó, thì Tòa án thụ lý giải quyết.

– Khi giải quyết loại tranh chấp này, cần phải phân hiệt các trường hợp sau:

+ Trong các trường hợp đương sự đã có văn bản của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 1993 thì Tòa án giải quyết cả tranh chấp về tài sản và cả tranh chấp về sử dụng đất.

+ Trọng trường hợp đương sự không có văn bản của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của ủy ban nhân dân cấp cộ thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản, đồng thời xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để úy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chọ đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Trong trường hợp ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, tài sản không được phép tờn tại trên đất đó thì Tòa án chỉ giải quyết trạnh chấp về tài sản”.

5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án theo luật Đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010

Khi Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua, thẩm quyền của Tòa dân sự giải quyết tranh chấp đất đai được mở rộng rất nhiều. Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010 thì Tòa dân sự Tòa án các cấp có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp đất đai saụ đây:

– Tranh chấp quyển sử dụng đất mà đất đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Các tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đó có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đất đai năm 2003:

+ Những giấy tờ về quyển được sử dụng đất đai trựớẹ ngày 15 thảng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyển cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất tạm thời được cơ quan nhà nước cổ thẩm quyền cấp hoặc có tên trong số đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền vối đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ỗ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ về thanh lý; hóa giá nhà ở gắn liền vối đất ỏ theo quy định của pháp luật;

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

– Các tranh chấp quyển sử dụng đất mà đất đó đã có các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật đất đai năm 2003: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 mà trên giấy tờ đó ghi tên ngưòi khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Các tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đó có các giấy tờ sau đây cũng thuộc quyền của Tòa án: Tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đó có các giấy tờ khác bao gồm: bẳn án hoặc quyết định của Tòa án nhân dấn, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyển đã được thi hành.

– Các trường hợp tranh chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

– Các trường hợp tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyển sử dựng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Dù Luật đất đai năm 2003 đã thể hiện ý chí của Nhà nước, giao cho Tòa án rất nhiều thẩm quyền mới về giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng vẫn côn một số lượng đáng kể các tranh chấp quyền sử dụng đất. thuộc thẩm quyền của ủy bàn nhân dân, đó là các tranh chấp quyển sử dụng đất mà đất đó không có các giấy tờ quy định tậi khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003; ví dụ đất tranh chấp mà người sử dụng đất mổi chỉ có tên trong sổ mục kê, sổ giã ngoại, hoặc ghi số thửa trong bản đồ, v.v. cũng đều thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân.