Luật sư tư vấn:

Cảm ơn Bạn đã đặt câu hỏi, thú thực câu hỏi của bạn vừa rộng vừa sâu nên rất khó để có thể trả lời cho Bạn một cách thấu đáo. Chúng tôi xin tập hợp sự hình thành và phát triển quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới qua những dấu mốc lớn. Cụ thể:

Sở hữu trí tuệ là một khái niệm được hình thành muộn hơn nhiều so với khái niệm quyền sở hữu tài sản trên thế giới.

Vào năm 1474, lần đầu tiên có khái niệm về bằng độc quyền sáng chế tại Venice. Bằng độc quyền sáng chế ghi nhận sự sáng tạo của cá nhân là người tạo ra giải pháp kỹ thuật, về bằng độc quyền sáng chế, vào thế kỷ thứ 17 tại nước Anh đã ban hành Đạo luật về Đặc quyền vào năm 1642, là văn bản pháp luật đầu tiên quy định điều kiện cấp bằng độc quyền cho giải pháp kỹ thuật đạt tiêu chuẩn là sáng chế. Việc bảo hộ bằng độc quyền sáng chế trong một thời hạn nhất định.

Vào năm 1710, tại nước Anh,  một đạo luật có tên là Anne đã được Quốc hội nước này thông qua, quyền tác giả được thừa nhân theo đạo luật này. Quy định quyền của tác giả khi còn sống và quyền của người thừa kế của tác giả được độc quyền tái bản sách đã in trong thời hạn 14 năm kể từ khi sách được xuất bản lần đầu tiên. Kế theo nước Anh và nước Pháp có quy định bằng độc quyền sáng chế, quy định quyền của người sáng chế được bảo hộ từ năm 1791.

Bằng độc quyền sáng chế được cấp ở các nước có nền sản xuất công nghiệp phát triển, nhằm tạo điều kiện cho những cá nhân có khả năng bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra các sản phẩm trí tuệ là giải pháp kỹ thuật và giải pháp này được áp dụng vào sản xuất tạo ra hàng hóa, sản phẩm vật chất nhanh hơn, đẹp hơn.

Vào năm 1788, tại Hoa Kỳ, Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định bằng độc quyền sáng chế, điều kiện cấp Bằng bảo hộ cho người tạo ra sản phẩm trí tuệ là sáng chế.

Vào năm 1877, nước có nền công nghiệp phát triển như nước Đức, luật quy định về bằng độc quyền sáng chế được ban hành. Đạo luật này nhằm khuyến khích cá nhân có năng lực sáng tạo, có động lực sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ nhằm cải tiến và thay đổi công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của giai đoạn trước đó.

Việc cấp bằng độc quyền sáng chế được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, đặc biệt vào thế kỷ XIX, một loạt các nước ban hành luật để bảo hộ bằng độc quyền sáng chế cho các sản phẩm trí tuệ có tính mới, tính sáng tạo và áp dụng được vảo sản xuất tạo ra hàng hóa mới. Những nước có Luật Bảo hộ bằng sáng chế độc quyền thời kỳ này phải kể đến là Italia ban hành Luật Bảo hộ sáng chế độc quyền vào năm 1859, Tây Ban Nha vào năm 1878, Thụy Điển vào năm 1884, Bồ Đào Nha vào năm 1896, Canada vào năm 1886, Brazin vào năm 1882, Mêhicô vào năm 1890, Nam Phi vào năm 1896; Ấn Độ và Nhật Bản là hai nước châu Á ban hành Luật Bảo hộ sáng chế độc quyền vào năm 1888. Tuy nhiên, bằng độc quyền sáng chế không phải quốc gia nào cũng coi là một giải pháp tốt nhất trong việc bảo hộ quyền của cá nhân tạo ra các sản phẩm sáng tạo trí tuệ đạt tiêu chuẩn là sáng chế và tác giả được cấp bằng sáng chế độc quyền. Hà Lan là một quốc gia đã hủy bỏ luật về bằng độc quyền sáng chế vào năm 1869 cho đến năm 1910, việc cấp bằng độc quyền sáng chế mới lại được áp dụng tại quốc gia này.

Những giải pháp kỹ thuật được cấp văn bằng độc quyền sáng chế thường dễ bị chiếm đoạt, bởi vì các sản phẩm trí tuệ được công nhận và được cấp bằng độc quyền sáng chế nhưng dễ bị chiếm dụng. Nếu chỉ bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, thì nguy cơ sáng chế bị đánh cắp là không nhỏ, cho nên việc bảo hộ sáng chế cần được mồ rộng trên phạm vi quốc tế. Do có nhiều nguy cơ sáng chế bị lấy cắp về nội dung giải pháp được tạo ra bởi con người, cho nên quyền của người sáng tạo ra các giải pháp đó cần được bảo hộ không những trong một quốc gia, mà còn cần được bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, Công ước Paris về việc bảo hộ công nghiệp được ban hành vào năm 1883. Công ước này đã là công cụ bảo hộ cho cá nhân tạo ra sáng chế ở một quốc gia còn được bảo hộ tại những quốc gia khác. Cùng với việc mở rộng không gian bảo hộ sáng chế trên phạm vi thế giới là việc các quốc gia công nhận lẫn nhau đối với các giải pháp kỹ thuật là sáng chế, Công ước Berne năm 1886 được thông qua nhằm bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Mục đính của các Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật đều có các nguyên tắc là tư tưởng chỉ đạo trong việc bảo hộ các sản phẩm sáng tạo ttí tuệ ngang nhau cho công dân nước ngoài trong một quốc gia nhất định.

Xét về góc độ lịch sử thì sở hữu trí tuệ không phải là khái niệm mới và tĩnh. Kể từ thế kỷ thứ XV, tại Venice, Nhà nước đã ban hành lệnh trao độc quyền cho những người trong lao động đã sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế. Tính chất độc quyền được thể hiện trong việc chỉ người tạo ra giải pháp kỹ thuật đó mới được độc quyền sử dụng những giải pháp kỹ thuật do mình tạo ra như độc quyền áp dụng giải pháp đó vào sản xuất và quyền đó được bảo hộ theo nguyên tắc không ai được xâm phạm dưới bất kỳ hình thức nào. Sự kiện trên đã được lan truyền nhanh chóng sang các nước như Đức, Pháp, Phần Lan và vương Quốc Anh trong suốt thế kỷ XVI. Sự độc quyền sử dụng sản phẩm trí tuệ dưới dạng sáng chế của người tạo ra nó một mặt đã thúc đẩy khả năng tạo ra những chủng loại hàng hóa mới ngày một đẹp hơn, phong phú hơn, mặt khác người độc quyền sử dụng sáng chế sẽ trở nên giàu có nhanh chóng.

Ngoài ra, việc sử dụng độc quyền sáng chế đã tạo ra sự cạnh tranh thương trường và từ đó đã nảy sinh những khát vọng và nghị lực sáng tạo ra những giải pháp kỹ thuật có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Thực tế đã chứng minh, trong nền kinh tế thị trường tự do (mà các nước Tầy Âu đều tồn tại một thị trường như vậy) việc bảo hộ phát minh, sáng chế đã tạo ra hoàn cảnh xã hội đầy tính khích lệ cho việc sáng tạo, là điều kiện vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Như một tất yếu của lịch sử, nhu cầu của nhân loại là sáng tạo, theo đó trí tuệ của con người không ngừng phát triển. Trong một xã hội có môi trường ưu tiên, khích lệ và trân trọng đối với mọi sự sáng tạo cho dù những sáng tạo đó là nhỏ thì khả năng thích nghi với những điều mới lạ, khát vọng vươn tới cái mới sẽ làm thay đổi trình độ sản xuất thực tại của con người, xã hội đó sẽ có điều kiện phát triển không ngừng. Đặc biệt, những cá nhân có trí lực, óc sáng tạo sẽ đam mê tìm ra những giải pháp kỹ thuật mới, phát hiện ra những quy luật vận động của thế giới tự nhiên, những giải pháp kỹ thuật mới nhằm phục vụ những lợi ích lớn lao của nhân loại.

Trong lĩnh vực phát minh, sáng chế và quyền công bố những sản phẩm trí tuệ, việc bảo hộ các sản phẩm trí tuệ dưới hình thức cấp bằng phát minh, sáng chế, đầu tư thương mại vào các sản phẩm trí tuệ đã tạo ra những điều kiện cần thiết và quan trọng cho những người có khả năng đóng góp vào kho tàng kiến thức chung của nhân loại. Việc bảo hộ này đã trở thành nhu cầu của xã hội. Vào năm 1709, tại Anh quốc Đạo luật bản quyền của Nữ hoàng Anh Anne được ban hành, Đạo luật này ghi nhận những lợi ích bản quyền của tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm. Luật Bản quyền đã ghi nhận và bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Những nguyên tắc được quy định trong Luật Bản quyền của Nữ hoàng Anh Anne đã trở thành công cụ bảo hộ quyền của tác giả tác phẩm nhằm chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của tác giả trong lĩnh vực sáng tác văn học, âm nhạc và các sáng tác thuộc lĩnh vực nghệ thuật, khoa học khác. Ngoài những sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới dạng các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn có những đối tượng khác cũng thuộc lĩnh vực sáng tạo trí tuệ của con người. Hiện nay, theo quy định của pháp luật các nước trên thế giới thì những sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới dạng sáng chế đều được bảo hộ. Con người tự mình tạo ra những sản phẩm hàng hóa và sản phẩm văn hóa thông qua quá trình lao động. Những sản phẩm do con người tạo ra ngày một đa dạng và phong phú. Những sản phẩm đó đã mang lại cho con người những lợi ích vật chất và tinh thần. Nền văn hóa và sự giàu có về mặt vật chất trong xã hội đánh dấu bước phát triển của nhân loạt Ngày nay, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa đã được hiểu một cách rộng rãi và nó có vai trò quan trọng không chỉ đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng mà nó còn có nhiều ý nghĩa khác ngoài ý nghĩa kinh tế. Vậy nhãn hiệu hàng hóa có nguồn gốc lịch sử từ bao giờ? Cầu trả lời nằm trong những gì còn lại của nền văn minh nhân loại trong quá khứ dựa trên kết quả của ngành khảo cổ học. Ngành khảo cổ học đã phát hiện ra những đổ dùng bằng gốm do con người tạo ra cách ngày nay khoảng 3.500 năm. Những người thợ thủ công tiền sử đã chạm, khắc các ký hiệu trên những đồ dùng bằng gốm để đánh dấu, phân biệt xuất xứ và nguồn của các đổ dùng bằng gốm đó. Tuy nhiên, các bộ luật, đạo luật được ban hành để bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cũng mới chỉ xuất hiện cách ngày nay khoảng 350 năm vào đầu thế kỷ XVIII tại Vương quốc Anh. Nếu xét về khoảng cách thời gian thì những giá trị nhân văn và giá trị vật chất do con người sáng tạo ra chỉ được chính con người nhận biết và có cơ chế bảo vệ muộn hơn rất nhiều. Vào đầu thế kỷ XVIII, tại nước Anh, Luật Bảo hộ thương hiệu được ban hành để điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực thương mại. Thương hiệu theo khái niệm bảo hộ của luật hiện đại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được dùng để phân biệt nguồn gốc hoặc xuất xứ của một tác phẩm hoặc dịch vụ với mục đích phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp khác. Theo thuộc tính và đặc điểm riêng của thương hiệu thì thương hiệu còn có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ người tiêu dùng, trong việc kết nối một hàng hóa hoặc dịch vụ với nguồn gốc của nó.

Các Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không tĩnh mà luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những đòi hỏi của đời sống kinh tế – xã hội. Những thay đổi trong công nghệ trên thế giới ngày nay một mặt mang lại cho nhân loại những cơ hội thay đổi vượt bậc và căn bản mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, mặt khác cũng đưa ra những thách thức trong việc tạo ra công nghệ và triển khai công nghệ trên phạm vi toàn cầu. Thành tựu của khoa học công nghệ mà nền tảng của nó là sự sáng tạo trí tuệ, không ngừng phát triển song song với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Trong thế kỷ XX con người đã được chứng kiến và sử dụng những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao và có sức mạnh chinh phục tự nhiên như phát minh ra máy potocoppy, đài thu thanh, máy ghi hình, truyền hình cáp, vệ tinh, máy tính và Internet.

Những nước phát triển trên thế giới đều là những nước có được các ngành công nghiệp hiện đại và luôn luôn ở thứ bậc của nền đại công nghiệp và sáng tạo. Thực tế ở các nước phát triển đã cho thấy ngành công nghiệp sáng tạo của họ bao giờ cũng có các đạo luật có những quy định khuyến khích sáng tạo bằng cách quản lý việc sao chép các sáng chế, các biểu tượng định dạng và các hình thức sáng tạo khác. Các đạo luật khuyến khích sáng tạo này luôn điều chỉnh bốn loại “tài sản vô hình” khác biệt là bằng phát minh, sáng chế, thương hiệu, quyền tác giả và bí mật thương mại, được gọi chung là “sở hữu trí tuệ” (Intellectual Property). Căn cứ vào tính chất của những sản phẩm sáng tạo trí tuệ thì các sản phẩm đó có các đặc điểm sau đây:

– Sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu những “tài sản” rất đặc biệt, đó là những sản phẩm trí tuệ có tính sáng tạo. Những sản phẩm trí tuệ này có thể mua bán, chuyển giao quyền sử dụng, cho phép sử dụng, tặng cho, để lại thừa kế tương tự như bất kỳ loại hình tài sản hữu hình nào khác. Theo quy định pháp luật của các nước và của Việt Nam thì chủ sở hữu của các sản phẩm trí tuệ có quyền ngăn cấm việc sử dụng hoặc mua bán trái phép tài sản của mình. Sự khác biệt căn bản giữa sở hữu trí tuệ và các loại sở hữu đối với các loại tài sản khác là gì? Xét về mặt khách thể thì giữa chúng có sự khác nhau bởi sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu được xác lập đối với các sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra dưới dạng vô hình, do vậy sở hữu trí tuệ không thể xác định được các đặc điểm vật chất của chính nó. Do sở hữu trí tuệ có các đặc điểm đặc biệt như vậy cho nên đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ phải được thể hiện bằng cách thức đặc biệt nào đó. Các sản phẩm sở hũu trí tuệ được bảo hộ theo quy định pháp luật của từng quốc gia, do vậy phạm vi bảo vệ, các điều kiện và trình tự bảo vệ tại các quốc gia cũng có những điểm cá biệt. Tuy nhiên, do tính chất và đặc điểm chung của các sản phẩm trí tuệ chi phối mà pháp luật của các quốc gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở một mức độ nào đó cũng có những nét tương đồng. Quyền sở hữu trí tuệ so với quyến sở hữu đối với các tài sản hữu hình khác có những yếu tố khác biệt cơ bản:

Thứ nhất, sự khác biệt về chủ thể, chủ thể quyền sở hữu tài sản là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, Nhà nước và các chủ thể khác có quyền sở hữu tài sản mà phần lớn không phụ thuộc vào việc tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu hay không. Chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ là những người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình và được thừa nhận là tác giả. Đổi với chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp là người được cấp Bằng bảo hộ, chủ sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước Madrid đã được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam:

+ Những cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác được chuyển giao một cách hợp pháp quyến sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa;

+ Chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh bao gồm tổ chức, cá nhân đã đầu tư để tạo ra hoặc có thành quả đầu tư là bí mật kinh doanh;

+ Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa mang chỉ dẫn đó tại lãnh thổ quốc gia, vùng lanh thổ hoặc địa phương tương ứng, với điều kiện hàng hóa do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hóa đó;

+ Chủ thể sử dụng tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh;

+ Người được cấp Bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Như vậy, nếu so sánh với chủ sở hữu đối với các tài sản khác (ngoài quyền sở hữu trí tuệ) thì chủ sở hữu các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ không thể là bất kỳ ai mà chủ sở hữu trí tuệ phải thỏa mãn các quy định của hệ thống pháp luật về sở hữu trí tụệ;

Thứ hai, sự khác biệt về khách thể, khách thể của quyền sở hữu tài sản là vật chất hữu hình và các quyền tài sản luôn luôn xác định được bằng số lượng vật chất cụ thể (Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản). Nhưng khách thể của quyền sở hữu trí tuệ là những sản phẩm vô hình, chúng chỉ được vật chất hóa khi con người áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.

Thứ ba, sự khác biệt về thời hạn, đối với quyền sở hữu tài sản ngoài các đối tượng sở hữu trí tuệ, pháp luật bảo hộ vô thời hạn và chỉ khi có các căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với tài sản chấm dứt. Trong các giao dịch chuyển giao vật và quyền sở hữu đối với vật thì quyền sở hữu trí tuệ lại được xác lập một chủ thể được chuyển giao, trừ trường hợp tài sản là vật bị tiêu hủy. Đối với quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật chỉ bảo hộ trong một thời hạn nhất định mà không bảo hộ quyền đó vĩnh viễn. Sáng chế được bảo hộ 20 năm, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ 5 năm, quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo hộ trong thời hạn 50 năm sau khi tác giả chết;

Thứ tư, nội dung quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu các tài sản khác cũng bao gồm ba quyền năng gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tuy nhiên, chủ sở hữu tài sản là vật chất thì khi thực hiện các quyền năng trên không giống như chủ Bằng bảo hộ thực hiện các quyền năng của mình đối với các sản phẩm trí tuệ. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản không thuộc đối tượng sở hữu trí tuệ cũng có sự khác biệt so với các căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ.

Một yếu tố khác biệt rất đặc thù giữa quyền sở hữu tài sản không thuộc đối tượng sở hữu trí tuệ ở chỗ, tài sản thuộc sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình, do vậy nguy cơ bị xâm phạm là rất lổn và việc xác định thiệt hại cũng rất phức tạp. Quyền sở hữu trí tuệ luôn bị đe dọa xâm phạm, có nguy cơ bị xâm phạm rất lớn và thường tập trung vào mặt thương mại của các sản phẩm sở hữu trí tuệ. Những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ thường diễn ra, đặc biệt đối với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Trong thời đại hiện tại, mọi người đều biết rõ sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ. Khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong các quan hệ xã hội, trong từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng… Ví dụ như sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet và những yếu tố kèm theo sự phát triển đó. Những người không có quyền đã “chiếm dụng không gian điều khiển học”“đạo tặc điều khiển học” nhằm mang lại những lợi ích cho mình mà không phải đến bù một khoản tài sản nào cho việc sử dụng đó. Những người có hành vi vi phạm đã cố ý chiếm đoạt các nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký nhãn hiệu ăn cắp được với tư cách của người có quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa hợp pháp. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng không tránh được những nguy cơ xâm phạm đến quyền tác giả. Ngày nay, các tiến bộ khoa học và công nghệ đã tạo ra những cơ hội gần như là vô hạn trong việc truyền bá các tác phẩm có bản quyền trên phạm vi toàn thế giới. Khoa học công nghệ đã bị lợi dụng do chính đặc điểm của nó và là một phương tiện để một người không trung thực ăn cắp các tác phẩm chỉ bằng một nút bấm trên bàn phím máy vi tính nối mạng. Nhận thức được thực trạng đó và nhằm ngăn chặn hữu hiệu thực trạng ăn cắp bản quyền, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO – (World Interlectual Property Organization) đã thông qua Hiệp định về bản quyền WCT và Hiệp định về biểu diễn và thu thanh WPPT của WIPO vào tháng 12 năm 1996 đã đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong nội dung của pháp luật quốc tế trong mấy chục năm qua. Về lĩnh vực này thì Hoa Kỳ là quốc gia linh hoạt và rất thực tế cho nên đã ban hành Luật Bản quyền thiên niên kỹ thuật số (DMCA). Đạo Luật này đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 12/10/1998, sau đó Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã ký lệnh ban hành đạo Luật này vào ngày 28/10/1998. Luật Bản quyền thiên niên kỹ thuật số của Hoa Kỳ được ban hành nhằm thực hiện các quy định trong hai hiệp định của WIP0 là Hiệp định về bản quyền và Hiệp định về biểu diễn và thu thanh. Qua sự kiện trên, thấy rằng Hoa Kỳ là quốc gia có phản ứng linh hoạt trong lĩnh vực bảo hộ bản quyền phù hợp với các Hiệp định của

WIPO về cùng một lĩnh vực. Nội dung của Luật Bản quyền thiên niên kỹ thuật số gồm có 4 phần đều có nội dung liên quan đễn Luật thực hiện các Hiệp định về biểu diễn, thu thanh và Hiệp định về bản quyền của WIPO năm 1998. Những quy định của Luật này nhằm mở rộng việc bảo hộ cho các tác phẩm theo nguyên tắc các Hiệp định của WIPO và phục hồi việc bảo hộ bản quyền trong các điều kiện tương tự cho các tác phẩm từ các nước thành viên của WCT và WPPT. Đạo Luật này còn có những quy định cấm việc làm hỏng các biện pháp công nghệ được đưa vào các phần mềm thương mại nhằm bảo hộ các tác phẩm có bản quyền, đồng thời ngăn chặn việc can thiệp vào hệ thống thông tin quản lý bản quyền.

Ngoài những nội dung trên, Luật Bản quyền thiên niên kỹ thuật số còn quy định những giới hạn trách nhiệm vi phạm bản quyền trực tuyến: Người cung cấp dịch vụ chỉ hành động như một kênh cung cấp dữ liệu, truyền thông tin số hóa từ một điểm trên mạng đến một điểm khác theo yêu cầu khách hành. Trong một đơn vị thời gian, bản sao của tài liệu đã được cung cấp sẵn trên mạng do hành vi của người không có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ đó, sau đó tài liệu được truyền cho một khách hàng sử dụng dịch vụ trên mạng theo hướng dẫn của người này, người cung cấp dịch vụ giữ tài liệu lại để đáp ứng các yêu cầu sau đó thay vì ỉấy lại tài liệu đó từ nguồn ban đầu trên mạng.

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin trên thế giới đã tạo ra những thách thức mới đối với những nỗ lực nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Cách mạng thông tin bùng nổ trên toàn cầu, theo đó là sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại điện tử, do vậy những yêu cầu bảo vệ các ấn phẩm và các sản phẩm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ dưới dạng nghe nhìn cần phải được đặt ra.

Trên thế giới hiện nay kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển đều có những tiến bộ trong sự thay đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có việc bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và chống cạnh tranh không lành mạnh luôn được quan tâm. về lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học các quốc gia đều đã ban hành luật bản quyền nhằm bảo vệ những tác phẩm văn học, nghệ thuật được đưa lên mạng Internet và đã bị sao chép, đánh cắp. Trước những thực trạng đó, một vấn đề cần phải được giải quyết là các quốc gia trên thế giới phải ban hành luật điều chỉnh mạng Internet với luật bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa và nhờ đó mà các nhãn hiệu đã đăng ký không bị sử dụng trái phép.

Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (Công ước WIPO được ký vào ngày 14/7/1967 tại Stockholm) tại Điều 2 quy định về sở hữu trí tuệ như một nguyên tắc xác định quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ gồm:

–    Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học;

–    Việc biểu diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, các băng âm thanh, đĩa âm thanh và phát thanh, truyển hình;

–    Các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người;

–    Các phát minh khoa học;

–    Các kiểu dáng công nghiệp;

–    Các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và tên thương mại, chỉ dẫn thương mại;

–    Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Những đối tượng được Công ước thành lập tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO bảo hộ trong chừng mực nhất định đã không còn phù hợp với yêu cầu của cuộc sống trong mỗi quốc gia và toàn thế giới. Sau Công ước WIPO, quyền sở hữu trí tuệ đối với những đối tượng là các giống thực vật, mạch tích hợp, bí mật thương mại, thông tin bí mật và các tác phẩm dân gian được quy định bảo hộ.

Những hạn chế của Công ước WIPO đã được khắc phục trở nên hoàn thiện hơn trong Hiệp định TRIPS (các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ). Hiệp định TRIPS là một phần không thể tách rời của Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới được ký tại Marrakesh, Ma Rốc ngày 15/4/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Tại cuộc họp các bộ trưởng ở Brussels tháng 12/1990, do không thống nhất được các cam kết cải cách thương mại nông sản trong tương lai, vòng đàm phán Uruguay bị kéo dài đến 15/12/1993. Ngày 14/4/1994 Vãn kiện cuối cùng của vòng đàm phán Uruguay đã được 123 nước tham gia ký kết tại cuộc họp ở Marrakesh (Ma Rổc). Tuyên bố Marrakesh đã khẳng định kết quả vòng đàm phán Uruguay ỉà nhằm tăng cường nêh kinh tế thế giới và thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng việc làm và thu nhập trên toàn thế giới đồng thời thành lập tổ chức thương mại thế giới WT0 – World Trade Organization. Tổ chức WT0 được thành lập ngày 01/01/1995 là kết quả cùa vòng đàm phán Uruguay kéo dài trong suốt 8 năm. Sự ra đời của WT0 đã góp phần tiếp tục thể chế hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới.

Hiệp định TRIPS quy định những tiêu chuẩn tối thiểu mà các nước thành viên WIPO phải đáp ứng để trao các quyền về bảo hộ sở hữu trí tuệ và thực thi các quyền này. Những điều kiện tối thiểu riêng biệt đòi hỏi tất cả các nước thành viên phải áp dụng liên quan đến bản quyền và các quyền liên quan như thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và các bí mật thương mại. Hiệp định cũng quy định những tiêu chuẩn để kiểm soát các hành vi chống lại cạnh tranh trong hợp đồng bán giấy phép (thông thường, khía cạnh yếu nhất trong một thỏa thuận về sở
hữu trí tuệ là việc thực thi). Hiệp định TRIPS quy định chi tiết các nghĩa vụ về quy trình cho việc thực thi các quy định về hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật giữa các nước tham gia ký kết. Ngoài Hiệp định TRIPS, những chuẩn mực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ còn được các hiệp định khác điều chỉnh, như Hiệp định thương mại TLT được ký vào năm 1994 về đơn giản hóa và hòa hợp quy trình đăng ký thương hiệu ở nhiều nước thành viên. Để có sự hiểu đúng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở các nước có hiệu quả cao, vào ngày 20/12/1996, Hội nghị ngoại giao của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIP0 về một số vấn đề bản quyền và quyền kể cận đã thông qua hai Hiệp định bản quyền WIP0 và Hiệp định về biểu diễn và thu thanh WIP0. Nội dung của Hiệp định bản quyền WIP0 có những quy định bảo hộ bản quyền cho các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu và các quyền phần phối, cho thuê và truyền thông đại chúng. Nội dung của Hiệp định về biểu diễn và thu thanh WIP0 có những quy định bảo đảm an ninh cho các biện pháp công nghệ và thông tin và thực hiện các quyền đó trong môi trường kỹ thuật số ngày càng được sử dụng phổ biến trên thế giới. Sau khi các Hiệp định bản quyền WIP0 và Hiệp định biểu diễn và thu thanh WIP0 được ký kết, các cuộc thảo luận cấp khu vực về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được triển khai, trong đó có khu vực tự do chầu Mỹ đã có sự tham dự của 34 nhà lãnh đạo đại diện cho các quốc gia đã thể hiện cam kết thương mại bình đẳng và mở cửa ở bán cầu Tây vào năm 2005.

Hiệp định TRIPS quy định quyền sở hữu trí tuệ là quyền dẫn chiếu đến tất cả các phạm trù của sở hữu trí tuệ gồm bản quyền và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế (Patent), thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và thông tin bí mật (Điều 1.2). Hiệp định TRIPS được xây dựng dựa trên những nguyên tắc trong Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Trong Hiệp định TRIPS có một quy định rất mới về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc mà trước đây chưa được quy định trong bất kỳ hiệp định nào thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Các nguyên tắc cơ bản của WTO:

Nguyên tắc thương mại là việc các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ (MFN), có nghĩa là chế độ đãi ngộ ở các lĩnh vực một quốc gia dành cho hàng hóa của các nước bạn hàng này đến mức nào thì cũng phải dành cho hàng hóa của các nước bạn hàng khác chế độ đãi ngộ tương tự, bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào. Các quốc gia có chính sách đối xử như thế nào đối với hàng hóa sản xuất trong nước, thì cũng phải đối xử với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên WTO;

Nguyên tắc tự do hóa thương mại là việc dỡ bỏ hàng rào thương mại thông qua đàm phán song phương và đa phương phù hợp với pháp luật, thể lệ và khả năng cụ thể của từng nước. Cho đến nay, hầu hết các nước đều hưởng ứng nguyên tắc tự do hóa thương mại của WTO để tranh thủ khả năng và cơ hội hợp tác, liên kết kinh tế ở các mức độ khác nhau và tham gia vào phân công lao động quốc tế;

Nguyên tắc dành điều kiện thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển. Trong điều khoản “Hỗ trợ khả năng” của WTO, các nước phát triển cam kết dành chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho các nước chậm phát triển;

Nguyên tắc bảo hộ thương mại trong nước bằng hàng rào thuế quan;

Nguyên tắc ổn định thương mại;

Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh lành mạnh;

Nguyên tắc không hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu.

 Hiệp định TRIPS của WTO là một trong bốn Hiệp định phụ lục trong Hiệp định thành lập WTO. Hiệp định TRIPS quy định việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo hướng bảo đảm áp dụng các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang được áp dụng ồ các nước, đồng thời những quy định của các nước về sở hữu trí tuệ cũng cần phải phù hợp với những quy định của wipo. Căn cứ vào nội dung của Hiệp định TRIPS có thể nhận định, cho đến thời điểm hiện nay Hiệp định TRIPS của WTO là văn bản có nội dung đầy đủ và toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ.  

Như vậy, sở hữu trí tuệ không còn là vấn đề của một quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề lớn của toàn cầu. Sở hữu trí tuệ không còn là cách đặt tên theo nghĩa thông thường của một sản phẩm hay một sự vật nhất định mà là vấn đề phức tạp nằm ở ranh giới giữa nhiểu môn khoa học và tự nó đã đòi hỏi sự xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Sở hữu trí tuệ là gì? Một cầu hỏi đặt ra không dễ trả lời vì tính đa dạng, phức tạp của chính nội dung và phạm vi khoa học được nghiên cứu và được thể hiện dưới dạng các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo ra. Theo tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại, con người ban đầu chỉ chiếm hữu nhũng vật thể tự nhiên phục vụ cho nhu cầu tổn tại và phát triển. Cùng với nền sản xuất hàng hóa trong xã hội, sản xuất tinh thần cũng không thể thiếu được trong mối quan hệ nhất định giữa người với người. Văn hóa sản xuất vật chất là cội nguồn phát sinh văn hóa tinh thần của con người, giữa chúng có sự tác động cho dù trực tiếp hay gián tiếp thì đều có mối quan hệ chặt chẽ trong suốt quá trình tiến hóa tri thức chung của nhân loại. Do vậy, sở hữu trí tuệ là một hình thức sở hữu độc đáo, đặc biệt xét về đặc tính của nó. Tuy nhiên, sở hữu trí tuệ không tổn tại độc lập với các hình thức sở hữu tài sản khác. Xét về quyền sở hữu trí tuệ thì bên cạnh các quyền nhân thân là quyền tài sản của chủ thể sáng tạo. Giữa quyền nhân thân và quyến tài sản trong quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ luôn luôn tổn tại mối liên hệ hữu cơ và được thể hiện trong mối liên hệ pháp lý giữa quyền và nghĩa vụ: Quyền này là tiền đề của quyền kia và quyền tài sản chỉ có thể xác định cho một chủ thể nhất định được dựa trên căn cứ quyền nhân thân có mỗi liên hệ trực tiếp với tài sản.

Trong thời đại ngày nay, các thể chế sở hữu trí tuệ rất đa dạng và được triển khai không những trên quy mô từng quốc gia mà còn được biết đến trên phạm vi toàn thế giới. Nó được điều chỉnh bằng những hiệp ước và công ước quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả. Pháp luật của các quốc gia và quốc tế đều quy định việc bảo hộ pháp lý đối với các quyền nhân thân và các quyền tài sản của tác giả. Sở hữu trí tuệ được hiểu là kết quả sáng tạo của cá nhân trên cơ sở pháp luật, trong đó quyền của chủ thể sáng tạo được độc quyền trong thời hạn nhất định khi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra. Quyền của chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ mang đầy đủ nội dung của quyền sở hữu, do vậy tác giả còn có quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm hoặc cạnh ttanh không lành mạnh tôi quyền sở hữu (trí tuệ) của mình. Theo sự liệt kê các đối tượng sở hữu trí tuệ tại Điều 2 Công ước thành lập WIPO thì sở hữu trí tuệ được chia thành hai phần, đó là: Sở hữu công nghiệp và quyền tác giả, quyền kế cận quyền tác giả.

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất luôn luôn thay đổi, trong đó kỹ thuật không ngừng phát triển và được đổi mới thông qua những sáng kiến, sáng chế, phát minh. Trong thời đại ngày nay, các hoạt động sở hữu trí tuệ đa dạng, phong phú và đang được triển khai trên phạm vi rộng không còn bó hẹp trong một quốc gia nào. Việc pháp luật bảo vệ các sản phẩm trí tuệ được xuất phát từ sự cần thiết để bảo vệ các quyền của con người đã sáng tạo ra các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu sáng công nghiệp. Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp tạo môi trường và đảm bảo sự tự do sáng tạo trong việc nghiên cứu khoa học và hoạt động kỹ thuật của con người. Việc quy định những khung pháp lý để bảo đảm cho việc sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không còn là vấn đề của một quốc gia mà là một vấn đề có tính chất toàn cầu không những trong lĩnh vực giá trị của những sản phẩm trí tuệ mà còn cả trong lĩnh vực bảo vệ sản phẩm trí tuệ của con người.

Tuy nhiên, pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp của mỗi quốc gia khác nhau được quy định khác nhau. Sự khác nhau đó dựa trên phạm vi, tính chất đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, thời hạn và mức độ được bảo hộ. Nhưng nhìn chung, quyền sở hữu công nghiệp mà các quốc gia quy định đều có chung những đặc điểm là: Khai thác tính chất thương mại hoặc khai thác tính chất hữu ích về mặt công nghiệp. Tính chất thương mại của một giải pháp kỹ thuật được bảo hộ có khả năng áp dụng thương mại. Tính chất thương mại đã được thể hiện ở chính các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa bao gồm các yếu tố để phân biệt được của người tiêu dùng.

Việc bảo hộ tên thương mại của các nước trên thế giới đều dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh độc lập. Tên thương mại là những ký tự có thể đọc được và thường được thể hiện bằng từ ngữ hoặc từ ngữ kèm theo chữ số. Các yếu tố cấu thành tên thương mại ở dạng mô tả loại hình tổ chức hoặc hình thức tồn tại của chủ thể kinh doanh, mô tả lĩnh vực kinh doanh hoặc mô tả xuất xứ địa lý và thành phần phân biệt được thể hiện dưới tên riêng.

Về tên thương mại có nhiều yếu tố cấu thành và không loại trừ các yếu tố đó được tập hợp theo sáng kiến của nhà kinh doanh như tên khai sinh của cá nhân kinh doanh, tên đầy đủ của một doanh nghiệp. Vì vậy, tên thương mại của một chủ thể kinh doanh được coi như một quyền liên quan tới tài sản của
chủ thể đó. Tên thương mại còn là một nguồn thông tin hữu ích cho người tiêu dùng, cho nên nó phải được bảo hộ theo quy định của pháp luật để ngăn chặn một cách có hiệu quả những hành vi xâm phạm lợi ích của khách hàng.

Nói đến quyền sở hữu trí tuệ là nói đến một quan hệ pháp luật về quyền sở hữu. Quyền sở hữu tnỉốc hết thuộc về phạm trù pháp lý bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về trình tự thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt một khách thể thuộc quyền sở hữu của chủ thể. Căn cứ vào khách thể của quan hệ sở hữu thì quan hệ sở hữu về tài sản (khách thể là vật thể) và quan hệ về sở hữu trí tuệ (khách thể là các sản phẩm trí tuệ).

Quan hệ sở hữu về tài sản được điều chỉnh bằng pháp luật khi nhà nước xuất hiện trong xã hội có tư hữu về tài sản. Có thể kết luận rằng, quan hệ sở hữu trí tuệ luôn đóng vai trò quyết dinh các mối quan hệ khác trong xã hội và quyết định bản chất của chế độ trong một xã hội nhất định. Suy cho cùng, mọi quan hệ của con người trong xã hội chỉ nhằm mục đích củng cố quyền sở hữu tài sản. Để có tài sản, con người phải không ngừng tìm những phương thức lao động mới, cải tiến công cụ lao động và giải pháp tạo ra của cải vật chất. Trong quá ttình tìm kiếm những giải pháp lao động mới, con người ngày càng hoàn thiện hơn xét trong tổng thể hình thành tư duy của con người theo đó tài sản tạo ra ngày một nhiều, phong phú hơn về chủng loại, đáp ứng nhu cầu mọi mặt về cuộc sống của con người. Đối với mỗi xã hội khác nhau thì lại có chế độ sở hữu khác nhau và trong cùng một thời điểm lịch sử phát triển của nhân loại cũng tổn tại nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Bản chất giai cấp về quyền sở hữu tài sản được phản ánh trong chính các quy phạm pháp luật quy định về quyền sở hữu của mỗi quốc gia. Nhìn chung, quyền sở hữu tài sản có những đặc điểm pháp lý sau đây:

+ Quyền sở hữu tài sản do pháp luật quy định và khách thể của quyền sở hữu bao gồm vật và các quyền về tài sản của một người;

+ Thời hạn của quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế và đa phần tài sản của chủ sở hữu không buộc phải đăng ký.

Quan hệ sở hữu trí tuệ được điều chỉnh bằng pháp luật rất muộn so với quan hệ về quyền sở hữu tài sản mặc dù trên thực tế đã tồn tại sự sáng tạo không ngừng của con người trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh. Cùng với lao động tạo ra của cải vật chất, con người còn tạo ra các sản phẩm tinh thần như các bài hát, bài thơ, cầu chuyện phản ánh cuộc sống mọi mặt của con người. Cùng xuất phát từ lao động tạo ra vật chất, con người tạo ra những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp nhằm nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mình.

Quyền sở hữu trí tuệ là một quan hệ pháp luật đặc biệt vì khách thể của quyền sở hữu trí tuệ không phải là vật cụ thể mà là sản phẩm của lao động sáng tạo được thể hiện dưới dạng phi vật chất. Nó chỉ được vật chất hóa khi được mang ra áp dụng vào sản xuất, kinh doanh. Khách thể của quyền sở hữu trí tuệ được phân làm hai nhóm chính vận dụng trong đời sống tinh thần của con người và làm phong phú hơn nhu cầu tinh thần của con người và nhóm được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh tạo ra các sản phẩm vật chất mang tính công nghệ.

– Đối với nhóm sản phẩm trí tuệ ở dạng không áp dụng vào sản xuất kinh doanh.

Khách thể của quan hệ pháp luật về quyền tác giả là những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đã được tác giả sáng tạo. Đó là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người được biểu hiện dưới hình thức khách quan nhất định. Phạm vi khách thể không phụ thuộc vào quy mô, dung lượng thông tin, khoa học, hàm lượng trí tuệ, hình thức được biểu hiện và chất lượng tốt, xấu. Các thành quả của sáng tạo trí tuệ rất phong phú, đa dạng thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau về hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng tác phẩm có được cũng khác nhau.

Tác phẩm văn học – nghệ thuật, khoa học là những sản phẩm tinh thần và là món ăn tinh thần cho bất kỳ ai tự giác tìm hiểu để tu dưỡng, để hiểu biết và để khám phá thế giới. Hơn nữa, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học không được thể hiện ở dạng vật chất nhất định mà nó chỉ thông qua vật chất để thể hiện tư tưởng của tác giả. Vì vậy, sự vi phạm quyền tác giả rất khó kiểm soát trong một quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là quyền đối với các sản phẩm trí tuệ và các sản phẩm trí tuệ là khách thể của quyền sở hữu trí tuệ và cần được bảo vệ như các tài sản khác. Nhận thức được vấn đề đó, hiện nay hẩu hết các nước trên thế giới đều ban hành Luật Bảo hộ quyền tác giả. Pháp luật về quyền tác giả do vậy đã được hiểu là công cụ pháp lý bảo hộ cho các cá nhân sáng tạo một sản phẩm trí tuệ có quyền đứng tên tác giả, quyền đặt tên tác phẩm, quyền thay đổi nội dung tác phẩm, quyền công bố tác phẩm và các quyền kế cận quyền tác giả.

Pháp luật của các nước đều quy định tác giả và chủ sở hữu tác phẩm đều có quyền ngăn chặn người khác sử dụng tác phẩm của mình trái phép. Tác giả có quyền cho người khác sao chép hoặc mô phỏng tác phẩm, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, dựng phim từ tác phẩm, phát thanh, truyền hình thông qua phổ biến điện từ hoặc dầy cáp, phỏng dịch hoặc chuyển thể tác phẩm. Quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học luôn thuộc về cá nhân sáng tạo ra tác phẩm. Thường thì quyền tác giả không buộc phải đăng ký chính thức nhưng quyền đó được bảo hộ khi có hành vi xâm phạm.

Các nước trên thế giới quy định đối tượng bảo hộ quyền tác giả khác nhau, nội dung và thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền kề cận quyền tác giả cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn mô hình Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo những tiêu chuẩn chung được quy định trong Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. Theo Công ước Berne thì thuật ngữ “các tác phẩm văn học và nghệ thuật” được hiểu rất rộng gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được biểu hiện dưới bất kỳ hình thức hay phương thức nào. Do vậy, Điều 2 của Công ước Berne không định nghĩa thế nào là một tác phẩm văn học và nghệ thuật mà chỉ quy định hình thức biểu hiện của một tri thức, một lượng thông tin, một hình tượng, một động tác, một kỹ năng sáng tạo ở một dạng nhất định. Phạm vi tác phẩm văn học – nghệ thuật được bảo hộ rất rộng theo hình thức và tính chất thể hiện các sản phẩm trí tuệ rất khác nhau. Tuy nhiên, theo Điều 2 của Công ước Berne thì luật pháp quốc gia thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền quyết định không bảo hộ các sản phẩm nói chung hoặc những thể loại khác cụ thể nào đó, trong khi các tác phẩm ấy chưa được ấn định trên một hình thái vật chất.

– Đối với nhóm khách thể quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng vào sản xuất kinh doanh.

Những đối tượng sở hữu công nghiệp khi được áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh nó mang lại những lợi ích vật chất nhất định. Quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ thuộc nhóm sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, công ty, doanh nghiệp đối với những thành quả sáng tạo như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí các mạch tích hợp, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa, bí mật thương mại, các quyền công nghệ sinh học và các giống thực vật. Những đối tượng trên được luật pháp của các nước quy định đầy đủ hoặc không đầy đủ trong việc bảo hộ toàn bộ hay từng phần và có thời hạn. Việc bảo hộ hay không bảo hộ các đối tượng nêu trên còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia và mức độ quan hệ của quốc gia đó với quốc gia khác. Ngoài ra, còn do quan điểm lập pháp của mỗi quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Nhưng nhìn chung, các nước tham gia vào các hiệp ước quốc tế đa phương hay song phương đều quan tầm đến việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ về nhóm đối tượng sở hữu công nghiệp. Ví dụ, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của sở hữu trí tuệ TRIPS, Hiệp định này quy định những thủ tục thực hiện đối với Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới có hiệu quả cao hơn so với các thủ tục thực hiện những hiệp định quốc tế khác.

Hiệp định TRIPS được ký kết nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau:

–      Khuyến khích việc bảo hộ có hiệu quả và thỏa đáng đối với quyền sở hữu trí tuệ;

–      Bảo đảm cho các biện pháp và thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ không gây trở ngại đối với thương mại chính đáng.

Hiện tại đã có khá nhiều các công ước, hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Công ước Parts năm 1883 vế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (được xem xét lại vào năm 1967 và sửa đổi lần cuối vào năm 1979); Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật (được xem xét lại năm 1971 và sửa đổi năm 1979); Công ước Roma vế bảo hộ người biểu diễn, người đạo diễn các chương trình phát thanh, truyển hình; Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đến mạch tích hợp (IPIC) được th ông qua tại Washington năm 1998. Nhưng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các công ước và hiệp ước nêu trên vẫn chưa thực đầu đủ và chưa bao quát hết được nhiểu phương diện cơ bản thuộc quyền sở hữu trí tuệ. Thành viên của các công ước này rất đa dạng và không bao gồm hết các thành viên của WTO. Một số quy định về thoái hạn bảo hộ sáng chế cũng chưa được quy định. Từ thực trạng trên, phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ trong một công ước quốc tế đa phương có hiệu lực pháp lý cao nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả và theo đó giảm thiểu tối đa những hạn chế và những lệch lạc trong quan hệ thương mại quốc tế. Có thể nhận định rằng, TRIPS là hiệp định đa phương quy định đầy đủ và toàn diện nhất về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nội dung những quy định của TRIPS về bản quyền có liên quan.

Hiệp định TRIPS được tôn trọng áp dụng có hiệu quả vì nội dung của Hiệp định TRIPS đã quy định tương đối toàn diện hơn so với các Hiệp ước quan trọng của WIPO; nhưng để thực hiện được hiệu quả các Hiệp ước đó phải dựa vào những thủ tục giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới. Nội dung của Hiệp định TRIPS quy định những chuẩn mực tối thiểu mà các thành viên tham gia vào Hiệp định TRIPS phải tuân thủ. Tuy nhiên, các quốc gia có quyền lựa chọn cách thức thi hành các quy định Hiệp định TRIPS cho phù hợp. Đối với những nước theo truyền thống luật án lệ thông qua các phán quyết trước đây của Tòa án thì một phần bảo hộ đòi hỏi dành cho nhãn hiệu hàng hóa và thông tin mật được bảo đảm. Cụ thể như Australia không có luật chung dành riêng cho việc bảo hộ những thông tin mật. Do vậy, trong một thời gian dài nước này phải sử dụng án lệ để bảo vệ thông tin mật và thực chất Australia đã tuân thủ những quy định của TRIPS. Nội dung Điều 1 của Hiệp định TRIPS đã quy định “Các thành viên phải thi hành các điều khoản của Hiệp định này. Các thành viên có thể nhưng không bị bắt buộc áp dụng trong luật của mình việc bảo hộ mạnh hơn so vôi các quyền yêu cầu của Hiệp định này, miễn là việc bảo hộ đó không trái với các điều khoản của Hiệp định này. Các thành viên sẽ tự do quyết định phương pháp thích hợp nhằm thỉ hành các điều khoản của Hiệp định này trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của mình”. Khoản 2 Điều luật trên quy định: “các thành viên phải chấp nhận cách đối xử được quy định trong Hiệp định này đối vôi công dân của các thành viên khác”.

Quyền sở hữu công nghiệp của các nước trên thế giới đều có chung các đặc điểm sau:

–    Quyền sở hữu công nghiệp bị giởi hạn về thời gian. Luật về sở hữu công nghiệp của mỗi nước chỉ quy định bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong một thời gian nhất định. Thời gian này là thời gian được pháp luật bảo hộ khi có hành vi cạnh tranh hoặc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể;

–    Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp mang tính phi vật chất. Việc áp dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những loại hàng hóa mới có chất lượng cao, hình thức đẹp và đa dạng, phản ánh sức sáng tạo của chủ thể tạo ra những sản phẩm hàng hóa, góp phần làm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Sự cạnh tranh giữa những nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là sự thể hiện tính chất của lưu thông hàng hóa trên thị trường của một quốc gia và trên phạm vi toàn cầu;

–    Quyền sở hữu công nghiệp không những được bảo hộ tại nước có công dân sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ đó mà các thành quả sáng tạo đó còn được bảo hộ ở các nước thành viên của các công ước quốc tế và các hiệp ước quốc tế mà công dân đó thuộc nước thành viên. Các Điều ước quốc tế thường thỏa thuận về một số tiêu chuẩn cơ bản đối với việc bảo hộ từng loại quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, các hệ thống đăng ký chung đã và đang được thiết lập để tạo điều kiện cho một đơn đăng ký duy nhất có hiệu lực tất cả các nước thành viên và chỉ áp dụng thống nhất một phương pháp trong việc phân loại các yếu tố khác nhau của quyền sở hữu trí tuệ được đăng ký. Nguyên tắc đãi ngộ như quốc gia đã được các nước thành viên của các hiệp ước và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ tuân theo. Khái niệm đãi ngộ như quốc gia là nội dung cơ bản của mọi hiệp ước về sở hữu trí tuệ quốc tế.

Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện là mỗi quốc gia thành viên phải dành cho người ở nước khác là thành viên của hiệp ườc sự bảo hộ tương tự như bảo hộ dành cho công dân của nước mình. Ngoài chế độ đãi ngộ như quốc gia mà Hiệp định TRIPS đã quy định còn có nguyên tắc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc cũng có nội dung tương tự như đãi ngộ quốc gia trong trường hợp một thành viên của Hiệp định TRIPS phải dành cùng một sự bảo hộ cho tất cả các thành viên tham gia Hiệp định TRIPS (Tại Điều 3 và Điều 4 của Hiệp định quy định các nguyên tắc và nghĩa vụ chung: “Mỗi thành viên sẽ dành cho công dân của các thành viên khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn so với sự đãi ngộ dành cho công dân nước mình đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” (Điều 3); “Về quyền sở hữu trí tuệ, bất kỳ sự tíu đãi, ưu tiên, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào mà một thành viên dành cho công dân của bất kỳ một quốc gia nào khác sẽ được dành ngay lập tức và không điều kiện cho các công dân của tất cả các thành viên khác” (Điều 4)). Ngoài hai nguyên tắc cơ bản trên, Hiệp định TRIPS còn quy định các trường hợp ngoại lệ được thừa nhận với điều kiện là các biện pháp đó không chống lại nội dung các quy định của Hiệp định TRIPS.

Một đặc điểm rất quan trọng của hệ thống pháp Luật Sở hữu trí tuệ của tất cả các quốc gia trên thế giới là đều chống đặc quyền hoặc chống hạn chế thương mại. Cho đến nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được triển khai trên quy mô quốc tế và sự hợp tác khu vực trong việc đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã dẫn đến việc thành lập các liên minh sở hữu trí tuệ khu vực và các cơ quan đăng ký khu vực.

Trong khu vực chầu Á có Liên minh sở hữu trí tuệ các nước ASEAN, ở Nam Mỹ có Hiệp định Andean, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và các Thỏa ước về sở hữu ttí tuệ Liên minh châu Ấu (EU).

Do đặc điểm của các sản phẩm trí tuệ được hình thành rất đặc biệt và nó rất khác các loại tài sản khác là vật, do vậy việc bảo hộ nó không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia bởi những thuộc tính của sản phẩm thuộc khách thể của quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ nhất, những sản phẩm trí tuệ được bộ lộ ra bên ngoài dưới hình thức khách quan nhất định nhưng bản thân chúng không phải là vật chất mà là sản phẩm của sáng tạo. Sự định lượng và chất của sản phẩm trí tuệ không thể dùng các đại lượng đo lường thông thường mà phải căn cứ vào chính nội dung và phạm vi của sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới hình thức khách quan. Hàm lượng trí tuệ, những tri thức, kiến thức, những giải pháp kỹ thuật có khả năng áp dụng vào đời sống tinh thần và chất của con người ngày một phong phú hơn. Đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là sản phẩm của lao động trí tuệ đã mang đến cho người xem, người nghe những điều bổ ích nhằm làm tăng thêm sự hiểu biết của bản thần và nâng cao trình độ, kiến thức, chuyên mồn và cách sống, đạo đức phù hợp với xã hội. Đối với các sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra dưới dạng một sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhân hiệu hàng hóa, người sáng tạo đã không chỉ mang đến cho đất nước mình những giải pháp kỹ thuật làm biến đổi công nghệ như một cuộc cải cách nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất có hàm lượng trí tuệ cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất kinh doanh của cá nhân, của các tổ chức khi áp dụng các sản phẩm trí tuệ đó.

– Thứ hai, các sản phẩm sáng tạo được coi là sản phẩm trí tuệ theo những điều kiện pháp luật của mỗi quốc gia quy định và qua đó quyền sở hữu được xác lập ở người sáng tạo. Những quyền đặc biệt liên quan đến nhân thân người sáng tạo không thể tách rời thuộc về người sáng tạo vĩnh viễn và không thể thay đổi là quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác giả, quyền thay đổi nội dung tác phẩm. Những quyền tài sản liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng các sản phẩm trí tuệ có thể chuyển giao cho người khác thông qua các hợp đồng chuyên giao quyền sử dụng tác phẩm (đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) và chuyển giao công nghệ (đối với đối tượng sở hữu công nghiệp).

Như vậy quyền sở hữu trí tuệ chỉ mang tính chất tương đối vì thuộc tính của các sản phẩm trí tuệ khác biệt so với tính chất của tài sản là vật chắt. Các sản phẩm trí tuệ được thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức khách quan như một tác phẩm văn học – nghệ thuật, một sáng chế, một giải pháp hữu ích, một nhãn hiệu hàng hóa… thì trên thực tế chủ sở hữu không thể kiểm soát thông thường như tài sản là vật chất. Việc phổ biến rộng rãi các sản phẩm trí tuệ không dừng lại ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà nó còn có thể được phổ biến trên phạm vi toàn cầu thông qua quá trình chuyển giao chính thức và không chính thức (chuyển giao tích cực và không tích cực). Bởi vì, những tri thức, phương pháp, giải pháp kỹ thuật khi đã được bộc lộ công khai thì khả năng bị xâm phạm đã không thể ngăn chặn, kiểm soát hết được. Chính hệ thống thông tin của một quốc gia, của khu vực, của các tổ chức quốc tế đã là những trung gian, môi trường của sự phổ biến trí thức mới vượt ra ngoài phạm vi của một quốc gia, do vậy các sản phẩm trí tuệ không tuyệt đối thuộc về cá nhân hay một quỗc gia cá biệt nào.

Thứ ba, sự sáng tạo của con người là không cùng vì tri thức của nhân loại nói chung luôn luôn có tính kế thừa tri thức của các thế hệ trước và phát huy phù hợp với thời đại đang tổn tại của con người trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Hơn nữa, chính sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội đã là một nhu cầu mà công nghệ cần phải được nâng cao. Do vậy, sự phát ữiển công nghệ và triển khai công nghệ trong sản xuất, kinh doanh mà mỗi quốc gia phải thực hiện cũng là một nhu cầu.

Thứ tư, xã hội ngày càng phát triển thì nhóm khách thể thuộc quyền sở hữu trí tuệ càng nảy sinh phong phú hơn theo sự tiến bộ tất yếu của khoa học và chuyển giao công nghệ. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên quy mô quốc tế bồi các hiệp ước và công ước quốc tế là đòi hỏi cần thiết. Chỉ có sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên quy mô quốc tế mới bảo đảm được quyền áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh trong mỗi quốc gia và liên quốc gia như:

–   Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của mỗi nước có nét đặc thù và phù hợp với các hiệp ước và công ước quốc tế mà nước đó là thành viên;

–   Bảo đảm việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các nhà kinh doanh trong việc ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ để phát huy vai trò quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh và thương mại quốc tế;

–   Quyền chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo hộ bí mật thương mại, bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm không những bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, khuyến khích lao động sáng tạo để tạo ra những sản phẩm ữí tuệ ngày càng có giá trị cao;

–    Các sản phẩm sở hữu trí tuệ của mỗi quốc gia được triển khai có hiệu quả trên phạm vi toàn cầu là căn cứ để mở rộng quan hệ kinh tế thế giới và sản phẩm trí tuệ được sử dụng vào sự phát triển chung của nhân loại. Sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm văn học – nghệ thuật được hiểu là sở hữu một sản phẩm đặc biệt, quan tâm đến nó không chỉ có người mua mà còn là toàn thể xã hội.

Trong thời đại ngày nay việc củng cố hoạt động và phát triển sở hữu trí tuệ đã có các xu hướng đổi mới, các ngân hàng thông tin và các hình thức sử dụng tiến bộ khác đối với những thành tựu khoa học – công nghệ và văn học thế giới có giá trị được biết đến trên phạm vi toàn cầu. Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở thành quan hệ và hợp tác quốc tế. Tiến trình phát triển của quan hệ sở hữu trí tuệ của quốc gia hay quốc tế diễn ra theo những quy luật đặc biệt và càng được nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Sở hữu trí tuệ là hình thức sở hữu đặc biệt, khách thể của nó là sản phẩm sáng tạo trí tuệ và nó không ảnh hưởng bởi các chỉ thị hành chính quan liêu nào mà nó chỉ tuân theo quy luật phát triển khách quan của mỗi chế độ xã hội và không ngừng ở phạm vi một quốc gia. Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của mỗi quốc gia đã được các công ước và hiệp ước quốc tế về bảo vệ các sản phẩm trí tuệ về mặt pháp lý xuất phát từ sự cần thiết phải chấp hành triệt để các quyền và nghĩa vụ của người sáng tạo và của chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ. Nguyên tắc đó là cơ sở của các hiệp ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của con người. Việc thiết lập các nguyên tắc bảo đảm đáng tin cậy để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề của toàn cầu không những trong lĩnh vực bảo vệ các giá trị phần loại chung mà cả trong lĩnh vực thực hiện tiềm năng của cá nhân sáng tạo và việc bảo vệ tài sản của chủ thể. Các tổ chức quốc tế đã được thành lập nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nước thành viên, gồm các tổ chức:

+ Tổ chức sở hữu ttí tuệ thế giới WIPO, tổ chức này mà tiền thân của nó là tổ chức BIRPI – một tổ chức liên Chính phủ được chính phủ Thụy Sỹ thành lập vào năm 1893 để quản lý Công ước Paris và Berne. Tổ chức WIPO được thành lập theo thỏa thuận tại Stockholm ngày 14/7/1967, BIRPI trồ thành Tổ chức Liên chính phủ, mở đầu cho việc tổ chức này trở thành một bộ phận của Liên hợp quốc. Hoạt động của WIPO gồm 4 loại:

–    Hoạt động đăng ký;

–     Hoạt động khuyến khích sự hợp tác liên chính phủ trong việc quản lý các quyền sở hữu trí tuệ;

–    Các hoạt động mang tính chất chuyên môn qua đó đưa ra những điều kiện giúp cho việc giải quyết các tranh chấp;

–    Các hoạt động đăng ký của WIPO được tiến hành theo quy định của các công ước và điều ước quốc tế khác nhau.

Sự hợp tác quốc tế trong quản lý sở hũu trí tuệ được WIPO khuyến khích là các chương trình thông tin và tư liệu Patent, theo đó WIPO cung cấp miễn phí các báo cáo tra cứu cho các cơ quan ở các nước đang phát triển.

+ Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD).

UNCTAD được thành lập năm 1964 như là một cơ quan của Đại hội đồng Liên hợp quốc và hoạt động trong các lĩnh vực:

–     Thay mặt các nước đang phát triển đàm phán các thỏa thuận về hàng hóa quốc tế; dẫn giải các lời khuyến cáo về kỹ thuật và trợ giúp các nhóm khu vực và tiểu khu vực của các nước đang phát triển trong các chương trình hợp tác của các nhóm đó. Thông qua tổ chức GATT đàm phán về giảm thuế quan và đàm phán những nguyên tắc về việc loại bỏ những thực tế hạn chế thương mại trong việc chuyển giao công nghệ. Vai trò của UNCTAD đối với các nước đang phát triển trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là rất lớn vì thông qua UNCTAD, các nước đang phát triển mới có điều kiện tiếp cận các công nghệ thích hợp.

+ Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật năm 1886 quy định các nguyên tắc chung:

– Không nước nào có nghĩa vụ phải bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm của người nước ngoài nếu không tham gia vào Công ước. Nguyên tắc cơ bản về “chính sách đối xử như công dân” (nguyên tắc đối xử quốc gia) đối với các tác phẩm có xuất xứ tại một nước thành viên khác như bảo hộ mà nước đó dành riêng cho công dân nước mình. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo Công ước Berne được quy định ở các mức độ và trường hợp khác nhau:

+ Sau 50 năm khi tác giả chết. Đối với tác phẩm khuyết danh là 50 năm sau khi tác phẩm được công bố hợp pháp;

+ Tác phẩm điện ảnh là 50 năm từ khi tác phẩm được công bố hoặc 50 năm từ khi tác phẩm được tạo ra, nếu tác phẩm không được công bố;

+ Tác phẩm nghệ thuật ứng dụng và tác phẩm nhiếp ảnh thời hạn bảo hộ tối thiểu là 25 năm kể từ khi tạo ra tác phẩm.

Ngoài ra, trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả còn hàng loạt công ước quốc tế quy định như Công ước Rome về bảo hộ các nhà biểu diễn, các nhà sản xuất băng, đĩa âm thanh và các tổ chức phát thanh (1961); Công ước Geneve về bảo hộ các nhà sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh chống việc sao chép trái phép các băng, đĩa ầm thanh (1971); Công ước Brussels về việc phổ biến các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh (1974); Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883); Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (GATT; TRIPS) đã trở thành nhân tố quan trọng làm tăng nguồn đầu tư bằng chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển.

Những công ước và hiệp ước quốc tế đã lược dẫn ở trên và căn cứ vào chính nội dung của chúng đã minh chứng một điều: Quyền sở hữu trí tuệ không dừng lại trong phạm vi một quốc gia mà nó còn được quan tâm trên phạm vỉ toàn thể giới. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và hệ quả của nó là việc áp dụng công
nghệ trong sản xuất kinh doanh là nhu cầu không thể thiếu của mỗi cá nhân, mỗi tập đoàn sản xuất.

Quyền sở hữu trí tuệ vì những lý do trên mà được ủng hộ trong hoạt động sáng tạo của con người bởi những lý do sau:

–   Trước hết, nó bảo đảm sự công bằng cho mỗi cá nhân hoặc một doanh nghiệp, một công ty trong quan hệ xã hội đã đầụ tư thời gian, tài sản và nguồn lực vào việc tạo ra các sản phẩm trí tuệ dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học hoặc có thiện chí vào việc phát triển uy tín của mình trong việc sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ thì các cá nhân khác, công ty hay doanh nghiệp khác không được quyền khai thác những lợi ích tài chính từ việc đầu tư của một chủ thể;

–    Thứ hai, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể đã thực sự khuyến khích sự sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ mới đồng thời khai thác triệt để nội dung khoa học của các sản phẩm trí tuệ đã được bảo hộ. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã khuyến khích cho việc đầu tư, khuyến khích sáng tạo văn học – nghệ thuật, khoa học và việc đầu tư có hiệu quả khi triển khai, áp dụng các sản phẩm trí tuệ. Ngoài lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ được bảo hộ là toàn xã hội được hưởng lợi ích do có sự áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh tạo ra những sản phẩm mới có hàm lượng trí tuệ cao, thuận tiện trong sử dụng. Luật pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhu cầu và cũng là nhiệm vụ vừa có tính chất xã hội vừa có tính khách quan tất yếu;

Thứ ba, các sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thuộc quyền sở hữu của người đã trực tiếp sáng tạo ra chúng. Các quyền nhân thân và quyền tài sản của người sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ được hiểu là quyền đương nhiên. Quyền của chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ luôn được bảo hộ bằng pháp luật và người khác không được phép khai thác các sản phẩm đó nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ.

Trong một nhà nước có tư hữu, có pháp luật thì vấn để sở hữu tài sản luôn luôn được điều chỉnh bằng pháp luật mang bản chất giai cấp. Những tranh chấp về đất đai, tài sản khác như các công trình xây dựng, nhà cửa, vật nuôi, cây trồng, các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng khác luôn luôn phát sinh trong xã hội. Xác định giữa người giàu và người nghèo luôn luôn được dựa trên tiêu chí sở hữu tài sản là vật chất. Những tranh chấp về tài sản giữa các nhân với cá nhân, giữa tổ chức cá nhân và giữa tổ chức với tổ chức luôn diễn ra trong xã hội và toà án đã giải quyết những tranh chấp về tài sản, về hợp đồng có đối tượng là tài sản với số lượng ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước.

Nhưng khi nền sản xuất công nghiệp phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thì một loại tài sản khác được tạo ra và được chú trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là quyền sở hữu các sản phẩm sáng tạo dưới dạng các giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất tạo ra những vật chất, hàng hóa có hàm lượng trí tuệ cao tạo ra hàng hóa đa dạng về chủng loại và tinh tế, đẹp, tiện ích cho việc sử dụng theo đó đời sống tinh thần và vật chất của con người trong xã hội được nâng cao về chất lượng sống. Các sản phẩm trí tuệ được tạo ra dưới dạng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và những giải pháp hữu ích khác đã được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ đã nâng tầm vóc của con người không ngừng được nâng cao về nhận thức thế giới khách quan và có ý thức chủ động trong cải cách tổ chức sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều hàng hóa, tài sản có hàm lượng trí tuệ ngày một cao để cải thiện vượt bậc chất lượng sống của con người.

Với nhận thức về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, các quốc gia trên thế giới đã có Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm và có Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ các sản phẩm sáng tạo trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ được coi trọng, bảo hộ nhằm thúc đẩy các hoạt động sáng tạo của các chủ thể trong xã hội với mục đích đổi mới công nghệ và khuyến khích sản xuất phát triển, đồng thời khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ giữa các chủ thể thuộc các thành hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội được bình đẳng phát triển. Khuyến khích, các chủ thể xã hội tạo ra các sản phẩm mới và những phương pháp sản xuất mới, các thiết bị kỹ thuật mới và tạo ra các giải pháp kỹ thuật tân tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, giải phóng lao động cơ bắp cho con người. Tạo ra hàng hóa sản phẩm với chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp và những nhãn hiệu danh tiếng trong xã hội có uy tín, có niềm tin vào chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất.

Các sản phẩm trí tuệ được bảo hộ là sự công khai hoá sản phẩm trong xã hội, để chủ thể sản xuất, kinh doanh có căn cứ pháp lý áp dụng các giải pháp kỹ thuật có tính mới, tính sáng tạo để tạo ra của cải vật chất trong xã hội ngày một đa dạng, phong phú và có hàm lượng trí tuệ ngày một cao hơn.

Với những cơ sở pháp lý và theo đó quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ bằng pháp luật, đã khuyến khích các hoạt động đầu tư, khuyến khích sử dụng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ mới.

Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được quy định và ngày càng được bổ sung hoàn thiện phù hợp với nền sản xuất theo cơ chế thị trường, binh đẳng giữa các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu và chế độ sở hữu khác nhau nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất xã hội và nâng cao mức sống, chất lượng sống của cá nhân, gia đình trong xã hội. Hơn nữa, Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo là các chủ trương khuyến khích thành phần kinh tế tư bản tư nhân phát triển bình đẳng với thành phần kinh tế Nhà nước. Khuyến khích đầu tư phát triển, do vậy vai trò của Luật Sở hữu trí tuệ rất quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, hàm lượng trí tuệ lớn, bảo đảm chất lượng hàng hóa có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.

Sở hữu trí tuệ là một khái niệm được hình thành muộn hơn nhiều so với khái niệm quyền sở hữu tài sản trên thế giới.

Vào năm 1474, lần đầu tiên có khái niệm về bằng độc quyền sáng chế tại Venice. Bằng độc quyền sáng chế ghi nhận sự sáng tạo của cá nhân là người tạo ra giải pháp kỹ thuật. Về bằng độc quyền sáng chế, vào thế kỷ thứ XVII tại nước Anh đã ban hành Đạo luật về Đặc quyền vào năm 1642, là văn bản pháp luật đầu tiên quy định điều kiện cấp bằng độc quyền cho giải pháp kỹ thuật đạt tiêu chuẩn là sáng chế. Việc bảo hộ bằng độc quyền sáng chế trong một thời hạn nhất định.

Cũng tại nước Anh, vào năm 1710 một đạo luật có tên là Anne đã được Quốc hội nước này thông qua, quyền tác giả được thừa nhận theo đạo luật này. Quy định quyền của tác giả khi còn sống và quyền của người thừa kế của tác giả được độc quyền tái bản sách đã in trong thời hạn 14 năm kể từ khi sách được xuất bản lần đầu tiên. Kế theo nước Anh là nước Pháp có quy định bằng độc quyền sáng chế, quy định quyền cùa người sáng chế được bảo hộ từ năm 1791.

Bằng độc quyền sáng chế được cấp các nước có nền sản xuất công nghiệp phát triển, nhằm tạo điều kiện cho những cá nhân có khả năng bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra các sản phẩm trí tuệ là giải pháp kỹ thuật và giải pháp này được áp dụng vào sản xuất tạo ra hàng hóa, sản phẩm vật chất nhanh hơn, đẹp hơn.

Tại Hoa Kỳ, vào năm 1788, Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định bằng độc quyền sáng chế, điều kiện cấp Bằng bảo hộ cho người tạo ra sản phẩm trí tuệ là sáng chế. Nước có nền công nghiệp phát triển như nước Đức, vào năm 1877 luật quy định về bằng độc quyền sáng chế được ban hành. Đạo luật này nhằm khuyến khích cá nhân có năng lực sáng tạo, có động lực sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ nhằm cải tiến và thay đổi công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của giai đoạn trước đó.

Việc cấp bằng độc quyền sáng chế được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, đặc biệt vào thế kỷ XIX, một loạt các nước ban hành luật để bảo hộ bằng độc quyền sáng chế cho các sản phẩm trí tuệ có tính mới, tính sáng tạo và áp dụng được vảo sản xuất tạo ra hàng hóa mới. Những giải pháp kỹ thuật được cấp văn bằng độc quyền sáng chế thường dễ bị chiếm đoạt, bởi vì các sản phẩm trí tuệ được công nhận và được cấp bằng độc quyền sáng chế nhưng dễ bị chiếm dụng. Nếu chỉ bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, thì nguy cơ sáng chế bị đánh cắp là không nhỏ, cho nên việc bảo hộ sáng chế cần được mở rộng trên phạm vi quốc tế. Do có nhiều nguy cơ sáng chế bị lấy cắp về nội dung giải pháp được tạo ra bởi con người, cho nên quyền của người sáng tạo ra các giải pháp đó cẩn được bảo hộ không những trong một quốc gia, mà còn cần được bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, Công ước Paris về việc bảo hộ công nghiệp được ban hành vào năm 1883. Công ước này đã là công cụ bảo hộ cho cá nhân tạo ra sáng chế ở một quốc gia còn được bảo hộ tại những quốc gia khác. Cùng với việc mở rộng không gian bảo hộ sáng chế trên phạm vi thế giới là việc các quốc gia công nhận lẫn nhau đối với các giải pháp kỹ thuật là sáng chế, Công ước Berne năm 1886 được thông qua nhằm bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Mục đính của các Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật đều có các nguyên tắc là tư tưởng chỉ đạo trong việc bảo hộ các sản phẩm sáng tạo trí tuệ ngang nhau cho công dân nước ngoài trong một quốc gia nhất định.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật qua email hay Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.0191, hoặc có thể Đặt lịch để gặp Luật sư của LVN Group tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.