Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc “suy đoán vô tội”, Luật LVN Group cung cấp tới bạn đọc chuỗi bài viết về “suy đoán vô tội” tại một số quốc gia thuộc Châu Âu. Bài viết dưới đây là nội dung về “Lịch sử phát triển và hiện trạng về nguyên tắc suy đoán vô tội ở Liên Bang Nga”.

Bài viết được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

1. Sơ lược về nội dung bài viết

Bài viết phân tích khái quát quá trình phát triển của “suy đoán vô tội” ở Nga từ giữa thể kỷ XIX đến thời kỳ pháp luật Xô Viết với những quy định và quan điểm rất mâu thuẫn về suy đoán vô tội và cuối cùng là sự ghi nhận một cách đầy đủ và toàn diện về nội dung của nguyên tắc “suy đoán vô tội” – nguyên tắc hiến định ở Liên bang Nga hiện nay. Bài viết cũng làm rõ hiện trạng và một số vấn đề phát sinh từ thực tiễn vận dụng nguyên tắc này trong bối cảnh áp dụng ngày càng nhiều những phương tiện kỹ thuật, công nghệ thuật hiện đại trong xử lý các vi phạm pháp luật hay việc chuyển hồ sơ, chứng cứ từ một vụ việc vi phạm hành chính sang một vụ án hình sự mà giữa hai loại hình tố tụng này có những bảo đàm pháp lý lại không hoàn toàn tương thích nhau. Từ đó, bài viết phân tích những vấn đề này đã đặt ra những thách thức, những vấn đề như thế nào đối với việc chuyển dịch nghĩa vụ chứng minh nói riêng và nguyên tắc suy đoán vô tội trong bối cảnh mới ở Nga hiện nay nói chung.

Giả định vô tội là nguyên tắc hiến định của tố tụng hình sự Liên bang Nga. Điều 49 Hiến pháp Liên bang năm 1993 quy định, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm là người không có tội cho đến khi nào tội của người đó chưa được chứng minh theo trình tự được luật liên bang quy định và chưa được tuyên là có tội bởi một bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội; Những nghi ngờ về việc phạm tội của người đó mà không thể loại bỏ sẽ được giải thích theo hướng có lợi cho người bị buộc tội.

Quy định này của hiến pháp được cụ thể hóa trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga hiện hành, theo đó suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của Tố tụng hình sự liên bang (Chương 2). Theo Điều 14 của Bộ luật này (tên Điều này là “Giả định vô tội”), người bị buộc tội là người không có tội cho đến khi nào tội của anh ta vẫn chưa được chứng minh theo trình tự được quy định bởi Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga và chưa được tuyên là có tội bởi một bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nghi phạm hoặc bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội. Nghĩa vụ chứng minh việc luận tội và bác bỏ cắc lập luận được đưa ra để bào chữa cho nghi phạm, bị can hoặc bị cáo thuộc về bên buộc tội. Tất cả nghi ngờ về việc phạm tội của bị cáo nếu không thể được loại bỏ theo thủ tục được thiết lập bởi Bộ luật TTHS LBN thì đều được giải thích có lợi cho bị cáo. Một bản án kết tội không thể dựa trên các giả định.

2. Quá trình phát triển của suy đoán vô tội ở nước Nga

Giả định vô tội đã được biết đến trong khoa học Tố tụng hình sự của Nga hơn một thế kỷ. Một số khía cạnh của nguyên tắc này đã được tìm thấy trong các văn bản luật của thế kỷ XIX. Bộ Quy tắc tố tụng hình sự năm 1864 quy định rằng không ai có thể bị trừng phạt vì một tội hoặc hành vi phạm pháp khác (mà thuộc thẩm quyền của tòa án) ngoại trừ bản án của một tòa án hợp pháp đã có hiệu lực pháp luật (Điều 14). Các thẩm phán phải xác định lỗi hoặc sự vô tội của bị cáo theo niềm tin nội tâm mà cơ sở của nó phải căn cứ vào việc xem xét, thảo luận tất cả các tình tiết của vụ án (Điều 766). Nếu sự thú tội/thừa nhận tội của bị cáo không tạo ra (không có) bất kỳ nghi ngờ nào, thì tòa án có thể không cần thực hiện thêm hoạt động điều tra tư pháp theo thẩm quyền quy định mà có thể tiến hành ngay thủ tục tranh luận cuối cùng. Tuy nhiên, các thẩm phán, bồi thẩm đoàn, công tố viên và những người tham gia vụ án, có thể yêu cầu điều tra tư pháp mà không quan tâm đến việc nhận tội của bị cáo. Trong trường hợp này tòa án tiến hành xem xét và kiểm tra các chứng cứ (Điều 681,682). Sự im lặng của bị cáo không được coi là sự nhận tội của bị cáo (Điều 685).

Trong giai đoạn phát triển của tố tụng hình sự Xô Viết (sau năm 1917), thái độ đối với “suy đoán vô tội” là khá mâu thuẫn: từ sự phủ nhận hoàn toàn đến công nhận nó như là quy chế pháp lý tố tụng đặc biệt của bị cáo và cuối cùng, thậm chí, trở thành nguyên tắc của tố tụng hình sự. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các lập luận chống lại việc áp dụng giả định vô tội trong tố tụng hình sự của Liên Xô (được thể hiện trong các nghiên cứu khoa học trong thời kỳ Bộ luật tố tụng hình sự năm 1923 có hiệu lực) không nhằm mục đích thực thi chính sách trừng phạt của nhà nước, xâm phạm các quyền của bị cáo. Ngược lại, họ muốn tạo ra một cơ chế điều chỉnh pháp luật như vậy (bằng việc quy định nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự với mục tiêu nhằm điều tra đầy đủ, khách quan và toàn diện các tình tiết của vụ án) để cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra được những kết luận đáng tin cậy về các tình tiết cần được chứng minh trong vụ án và trên cơ sở đó đưa ra các quyết định hợp pháp và có cơ sở.

Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Liên bang Xô Viết Nga năm 1923 tại Điều 5, đã ghi nhận quy định “bị gọt bớt” rằng không ai có thể bị tước quyền tự do và bị giam giữ trừ các trường hợp được quy định trong luật và theo trình tự được pháp luật quy định. Quy định này đã được cụ thể hóa trong Điều 111, theo đó, trong quá trình điều tra, điều tra viên có nghĩa vụ phải làm rõ, điều tra mọi tình tiết, bao gồm cả tình tiết buộc tội, gỡ tội, tăng nặng, giảm nhẹ mức độ và tính chất trách nhiệm của người bị buộc tội. Điều 319 quy định rằng, tòa án chỉ được dựa vào các dữ liệu được xem xét tại phiên tòa làm căn cứ cho phán quyết của mình. Việc đánh giá các chứng cứ vụ án được các thẩm phán thực hiện dựa niềm tín nội tâm của họ và cơ sở của nó chính là việc xem xét tất cả các tình tiết của vụ án một cách tổng thể.

Như M.S. Strogovich đã khẳng định, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội đã được thực hiện liên tục ở thực tiễn xét xử trong suốt giai đoạn lịch sử này. Theo đó, hành vi vi phạm luôn có nghĩa là vi phạm pháp luật, dẫn đến việc đưa ra các bản án không chính xác, bất hợp pháp và không chính đáng. Liên quan đến vấn đề này, Nghị quyết Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao Liên Xô ngày 27 tháng 12 năm 1946 về vụ án Kalinin có ý nghĩa rất lớn. Nghị quyết này đã hủy phán quyết của Tòa Hình sự Tòa án Tối cao bởi trong đó có nêu rằng, quan điểm của bị cáo chỉ có thể có giá trị chứng cứ nếu bị cáo chứng minh được cơ sở của quan điểm của mình. Nghị quyết Hội đồng thẩm phán Tòa án Tối cao Liên Xô cho rằng: “Quy định này không chỉ không có căn cứ pháp luật, mà còn mâu thuẫn với các nguyền tắc cơ bản của tố tụng hình sự của Liên Xô, theo đó bất kỳ bị cáo nào đều được coi là vô tội cho đến khi việc vô tội của họ không được chứng minh theo trình tự luật định. Theo nội dung và tinh thần của luật pháp Liên Xô, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, mà cơ quan công tố có nghĩa vụ chứng minh tính đúng đắn của lời buộc tội”

Tuy nhiên, các nhà khoa học trong lĩnh vực tố tụng hình sự không dừng lại ở đó. Nhiệm vụ mà họ đặt ra trong những năm 50 là đưa nguyên tắc suy đoán vô tội vào các đạo luật vói nội hàm đầy đủ nhất. Họ thể hiện sự không đồng tình vói quy định tại Điều 282 của Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Nga Xô Viết năm 1923. Theo đó, cho phép khả năng thực hiện quy trình rút gọn đối với điều tra tại tòa nếu bị cáo thừa nhận tội: Nếu bị cáo đồng ý vói các tình tiết được nêu trong cáo trạng, công nhận cáo buộc chống tại anh ta là đúng và đưa ra lời khai, thì tòa án có thể bỏ qua giai đoạn điều tra tư pháp và chuyển ngay đến phần tranh luận của các bên. Quy định này cùng vói sự không công tâm của các điều tra viên đã dẫn đến nhiều những vi phạm các quyền của bị cáo và vì thế đã có nhiều phán quyết bất công được tuyên.

Quy định này đã được đưa ra thảo luận riêng trong quá trình xây dựng Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự mới của nước Nga Xô Viết (được thông qua năm 1960). Lãnh đạo ủy ban xây dựng Dự thảo (thuộc Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết Nga) chính là M.S. Strogovich. Ông gọi việc đưa quy định này vào trong Bộ luật TTHS là một nỗ lực hồi sinh định đề của quá trình điều tra tìm kiếm, coi việc thú nhận tội lỗi của bị cáo là “nữ hoàng chứng cứ”. Nhờ những nỗ lực của ông, quy định về thủ tục rút gọn này đã không được đưa vào Bộ luật tố tụng hình sự của nước Nga Xô Viết năm 1960.

Tuy nhiên, nội dung đầy đủ của suy đoán vô tội đã không được thể hiện trong Bộ luật tố tụng hình sự mới của nước Nga Xô Viết. Nhưng những người xây dựng Bộ luật này bằng nỗ lực của mình đã đưa được vào đó những định đề cơ bản của suy đoán vô tội. Như Điều 13 “Chỉ tòa án mới được thực hiện quyền xét xử” xác định rằng việc xét xử các các vụ án hình sự chỉ được thực hiện bởi tòa án. Không ai có thể bị kết tội và phải chịu hình phạt ngoài bản án của tòa án. Khoản 2 của Điều 20 Bộ Luật này đã có quy định cấm tòa án, công tố viên, điều tra viên và những người được giao tiến hành điều tra đề xuất chuyển nghĩa vụ chứng minh sang bị cáo. Khoản 2 Điều 77 tuyên bố rõ ràng rằng lời nhận tội của bị cáo chỉ có thể được sử dụng làm cơ sở cho lòi buộc tội nếu lời thú tội đó được xác thực bởi tất cả các chứng cứ có trong vụ án. Các quy định này của Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Nga Xô Viết hoàn toàn phù hợp với Điều 7,14 của Bộ quy tắc nền tảng về thủ tục tố tụng hình sự của Liên Xô năm 1958, cũng như Khoản 1 Điều 36 xác định rằng việc đưa ra xét xử không quyết định đến tính có lỗi của hành vi và Khoản 4 Điều 43 quy định rằng một bản án kết tội không thể dựa trên các giả định và chỉ được tuyên vói điều kiện tội của bị cáo đã được chứng minh trong quá trình xét xử.

Vào năm 1977, Hiến pháp mới của Liên Xô đã được thông qua, trong Điều 160 xuất hiện quy định về giả định vô tội: “Không ai có thể bị kết tội và phải chịu hình phạt trừ khi có phản quyết của tòa ân phù hợp với luật định.” … Quy tắc tương tự cũng đã được thể hiện tại Điều 172 của Hiến pháp nước Nga Xô Viết năm 1978. Dù vậy, có một thực tế là cả ở mức độ hiến pháp lẫn các đạo luật về tố tụng hình sự thì điểm đó chưa bao giờ gọi đích danh giả định vô tội như là một nguyên tắc và nhiều nhà khoa học cả trong lĩnh vực tố tụng hình sự và tội phạm học đã viết trực tiếp về vấn đề này trong các công trình của mình.

3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật Liên bang Nga hiện nay và một số vấn đề đặt ra

3.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật Liên bang Nga hiện nay

Thực tế, nội dung đầy đủ nguyên tắc suy đoán vô tội chỉ xuất hiện ở Nga vào năm 1992 trong Hiến pháp của nước Nga Xô Viết: “Người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi nào tội của người đó chưa được chứng minh theo trình tự luật định, chưa được khẳng định bởi một bản án đã có hiệu lực của tòa án có thẩm quyền, độc lập, khách quan. Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội. Những nghi ngờ về tội của bị cáo mà không thể loại bỏ phải được giải thích theo hướng có lợi cho bị cáo” (Khoản 1 Điều 65). Quy định này được giữ nguyên trong Điều 49 của Hiến pháp hiện hành của Liên bang Nga năm 1993 và Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang năm 2001.

Trong những năm gần đây, do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đã xuất hiện các tội phạm mới (được gọi là tội phạm máy tính/tội phạm công nghệ cao). Những cách thức mới để thực hiện các tội phạm truyền thống cũng đã bắt đầu xuất hiện (ví dụ: lừa đảo trực tuyến…). Điều này đòi hỏi phải hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật trong quá trình chứng minh. Vì lẽ đó, một trong những hợp phần chính của nguyên tắc suy đoán vô tội là nghĩa vụ chứng minh không thể không có thay đổi, điều này cũng dẫn đến những thay đổi của nguyên tắc này.

Có thể lấy ví dụ liên quan đến xử lý vi phạm trong tố tụng hành chính, bởi trong lĩnh vực này việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật mới để chứng minh hành vi vi phạm đã được áp dụng rộng rãi hơn cả. Ở Nga, cũng như ở nhiều quốc gia khác, để bảo đảm hiệu quả hơn trật tự an toàn giao thông đường bộ, các phương tiện ghi hình các vi phạm giao thông đã được lắp đặt ở khắp mọi nơi. Thực tế, các phương tiện kỹ thuật này không chỉ tự động ghi lại hành vi vi phạm mà còn đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng trách nhiệm hành chính (phạt nguội). Nhưng vì các phương tiện kỹ thuật cho đến nay chỉ cho phép xác định được phương tiện giao thông vi phạm chứ chưa thể xác định được người nào vi phạm và vì vậy chủ sở hữu của phương tiện đương nhiên bị coi là người vi phạm nếu anh ta không chứng minh được mình vô tội. Đó là lý do tại sao trong Điều 1.5 “Giả định vô tội” của Bộ luật vi phạm hành chính Liên bang Nga trong phần thiết lập quy tắc về chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính cũng quy định về việc không phải chứng minh mình vô tội, ngoại trừ trường hợp: việc xác định vi phạm hành chính được thực hiện bằng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật đặc biệt có chức năng ghi hình, ảnh, video ở chế độ tự động. Nói cách khác, trong trường hợp này, nghĩa vụ chứng minh mình vô tội được chuyển cho chủ sở hữu của phương tiện giao thông.

Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga giải thích rằng các chứng cứ chứng minh sự kiện phương tiện giao thông đang được người khác sử dụng có thể là thẻ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ sở hữu phương tiện, trong đó có ghi nhận hiện trạng phương tiện đang được chuyển cho người khác sử dụng, hợp đồng thuê mướn phương tiện, lời khai của các nhân chứng và (hoặc) người trực tiếp điều khiển phương tiện tại thời điểm hành vi vi phạm được ghi nhận. Các bằng chứng cụ thể, cũng như các bằng chứng khác được điều tra và đánh giá theo các quy tắc tại Điều 26.11 của Bộ luật vi phạm hành chính Liên bang Nga.

Mặc dù thực tế là Tòa án Tối cao Liên bang Nga đã liệt kê cụ thể các phương tiện chứng minh, nhưng không phải lúc nào một công dân bình thường cũng dễ dàng chứng minh được mình vô tội. Vì thông tin về việc xử phạt có thể hàng tháng sau mới được biết và điều này đồng nghĩa có thể khó nhớ chính xác ai đã điều khiển phương tiện vào thời điểm vi phạm.

Chế độ tự động ghi lại hành vi vi phạm đã bắt đầu áp dụng cho các lĩnh vực khác, ví dụ, đối với các vi phạm hành chính trong lính vực quản lý, bảo đảm trật tự trị an và phát triển đô thị được quy định trong các đạo luật của các chủ thể Liên bang. Ngoài ra, trong bối cảnh Đại dịch COVID-19, vào tháng 4 năm 2020, nhiều vi phạm hành chính liên quan đến bảo đảm quy định về cách ly xã hội đã được xử lý. Ở một số vùng của Nga, các phương tiện kỹ thuật đặc biệt đã được lắp đặt (ví dụ: ứng dụng di động, máy quay video nhận dạng khuôn mặt được cài đặt trên đường phố, trên tàu điện ngầm, những nơi công cộng khác) nhằm tự động phát hiện người vi phạm.

Trong thực tế, có những trường hợp bằng chứng thu được bằng phương tiện kỹ thuật ở chế độ tự động trong phạm vi của vụ việc hành chính (tố tụng hành chính) được chuyển vào hồ sơ của các vụ án hình sự. Ví dụ, khi vi phạm giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hoặc làm cho nạn nhân bị chết, hoặc tái phạm một số hành vi vi phạm hành chính (ví dụ, lái xe trong khi say rượu) được coi là vi phạm hình sự. Và như vậy, các sự kiện, chứng cứ được khẳng định trong quy trình tố tụng hành chính lại được coi là đã được khẳng định và không yêu cầu phải xác minh, đánh giá lại trong khuôn khổ của hoạt động tố tụng hình sự sau đó.

3.2. Kết luận và một số vấn đề đặt ra

Từ những điều trên, chúng ta có thể kết luận rằng những thay đổi của nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hành chính đã và đang có những ảnh hưởng gián tiếp đến sự thay đổi của nguyên tắc này trong tố tụng hình sự. Vì nếu một người trong vụ việc hành chính (trong tố tụng hành chính) không thể chứng minh được mình vô tội thì những sự kiện, chứng cứ đã được ghi nhận trong quy trình của tố tụng hành chính đó có thể lại được sử dụng trong tố tụng hình sự để chống lại anh ta. Cũng cần lưu ý rằng Hiến pháp Liên bang Nga đã có quy định đảm bảo mọi người có quyền được hưởng hỗ trợ pháp lý miễn phí trong khuôn khổ của quy trình tố tụng hình sự, nhưng trong tố tụng hành chính thì không hề có quy định về việc người đó được cung cấp trợ giúp pháp lý miễn phí như vậy. Do đó, các nhà khoa học trong lĩnh vực tố tụng hình sự và khoa học điều tra hình sự nên chăng ngay từ bầy giờ cần xem xét liệu việc phát triển các phương tiện kỹ thuật để chứng minh trong các vụ việc vi phạm hành chính và cả trong tố tụng hình sự có thể ảnh hưởng thế nào đến sự thay đổi nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của nghi phạm, bị can, bị cáo. Rất khó để không đồng ý với ý kiến của giáo sư o. Ya. Baev khi ông cho rằng bị can, bị cáo luôn phải được coi là vô tội. Ý kiến của điều tra viên về tội của bị can, bị cáo và sự bất hợp pháp của những left ích cá nhân của họ là chủ quan. Chính điều khoản này đã thẩm thấu vào toàn bộ nội dung của quá trình phạm tội, là soft chỉ đỏ xuyên vào tất cả các kỹ thuật và phương pháp được phát triển bởi khoa học điều tra hình sự để ngăn chặn, phát hiện và điều tra tội phạm.

Trên đây là bài viết về nội dung “Lịch sử phát triển và hiện trạng về nguyên tắc suy đoán vô tội ở Liên Bang Nga”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập