Khách hàng: Kính thưa Luật sư, Luật sư giúp em vấn đề này với ạ?

Em đang lái xe (đúng theo quy định pháp luật về tốc độ, phần làn đường) bỗng dưng có một người tên C chạy ngang qua đầu xe khi xe em cách đó 1m, lúc đó em đã kịp phanh gấp và rất hoảng sợ nhưng có một điều đáng tiếc xảy ra là xe em vẫn vẫn đâm phải người đó?

Vậy trong trường hợp này thì đó là sự kiện bất ngờ hay không ạ? Em có phải chịu trách nhiệm về hành vi đâm C của mình hay không?

 

Kính chào bạn, công ty luật mình khuê xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

 

1. Xác định sự kiện bất ngờ trong hình sự

  • Cơ sở pháp lý: Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Điều 20. Sự kiện bất ng

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Muốn xác định trường hợp của bạn có phải sự kiện bất ngờ hay là không? Chúng ta đi phân tích và làm rõ điều luật này.

Theo điều luật quy định, sự kiện bất ngờ là trường hợp do hành vi của mình mà đã gây ra hậu quả thiệt hại nhưng người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội đó không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình.

Nhưng theo Bộ luật hình sự, có hai trường họp gây thiệt hại mà không thấy trước hậu quả thiệt hại được coi là trường hợp sự kiện bất ngờ:

– Người gây thiệt hại không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả thiệt hại;

– Người gây thiệt hại không có điều kiện để thấy trước mặc dù có nghĩa vụ phải thây trước hậu quả đó.

Như vậy, trong trường hợp sự kiện bất ngờ, việc chủ thể không thấy trước hậu quả thiệt hại mà hành vi của mình đã gây ra là do lý do khách quan, không phải ý chí chủ quan của người đã gây ra thiệt hại.

Với tình huống này của bạn, khi bạn lái xe của mình đi đúng theo quy định của pháp luật, thì bất ngờ có một người là C chạy ngang qua đầu xe, làm bạn khi đang lái xe kia lúng túng và phanh gấp và hậu quả là đâm vào C.

Như vậy, khi đó bạn cũng đã phanh gấp nhưng không may C cũng bị đâm vào, bạn không thể thấy trước và cũng không bắt buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi của mình.

Đây có thể khẳng định là sự kiện bất ngờ gây ra.

 

2. Bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay là không?

  • Về cơ sở pháp lý: Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Điều 20. Sự kiện bất ng

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo như Điều 20, khi bạn gây hậu quả cho C do sự kiện bất ngờ, bạn không cần có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả và không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì khi xe bạn đâm vào C bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình đã gây ra.

Điều đó cũng không có nghĩa rằng bạn sẽ phủi toàn bộ trách nhiệm và không bồi thường thiệt hại theo quy định cuả văn bản pháp luật khác có liên quan.

 

3. Sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả có giống nhau hay không?

  • Thứ nhất, về sự kiện bất ngờ được quy định như sau:

Về cơ sở pháp lý: Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Điều 20. Sự kiện bất ng

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

  • Thứ hai, quy định về lỗi vô ý do cẩu thả như sau:

Cơ sở pháp lý: khoẻn 2 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

 

Điều 11. Vô ý phạm tội

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

 

Như vậy, ta thấy hai trường hợp sự kiện bất ngờ và trường họp có lỗi vô ý vì cẩu thả có điểm giống nhau như sau: Chủ thể thực hiện đều không thấy trước hậu quả thiệt hại mà hành vi của mình đã gây ra.

Điểm khác nhau:

Trường họp có lỗi vô ý vì cẩu thả thì bắt buộc người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả xảy ra đó và có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình nhưng vì người phạm tội đã không thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình là vì cẩu thả.

Trường họp sự kiện bất ngờ theo pháp luật quy định thì chủ thể không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình, việc thấy trước hành vi là không bắt buộc người đó phải thấy trước.

Ví dụ:

  • Về sự kiện bất ngờ:

A và B là bạn thân, đang trên đường đến trường cười đùa vui vẻ, vì quá hăng say và nô đùa nhau mà A xô nhẹ B té ngã, không ngờ B bị trượt chân và đầu đập vào hòn đá nhọn bên lề đường khiến B bị thương nặng trên đầu.

– lỗi vô ý do cẩu thả:

A là bác sỹ, vì người yêu của A và A vừa mắng nhau nên khi người bệnh vào kê đơn thuốc, do A quá buồn phiền và không có tâm trạng nên A đã đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân.

 

4. Xác định người không có năng lực trách nhiệm hình sự

Tình huống: Kính thưa Luật sư, con tôi nó bị bệnh về tâm thần và đã có giám định pháp y trung ương do người nhà tôi tự đi kiểm tra. Tuy nhiên có lúc con tôi cũng giống dạng bình thường và vì vài hôm trước con tôi đã hiếp dâm chị B, chị hàng som trong khi chị đang chuẩn bị đi làm nương. Nhà chị B đã kiện con tôi và nói phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi liệu con tôi có bị đi tù không?

Kính chào anh chị, Luật sư LVN Group xin trả lời câu hỏi của chị như sau:

  • Cơ sở pháp lý: Điều 21 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

Theo điều 21 Bộ luật này, để xác định một người rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đòi hỏi phải có 2 dấu hiệu:

– Thứ nhất, người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.

– Thứ hai, người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người không có năng lực nhận thức đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm. Chính vì vậy mà họ cũng không thể có được năng lực kiềm chế thực hiện hành vi phạm tội của mình.

Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự còn có thể là người tuy có năng lực nhận thức, tuy có khả năng đánh giá được tính chất xã hội của hành vi của mình nhưng do bệnh lý không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi đó của họ.

Như vậy với câu hỏi của anh chị là con anh chị có bị đi tù không?

Theo như thông tin anh chị cung cấp, anh nhà mình bị mắc bệnh tâm thần và đã có giám định pháp y trung ương. Điều này là có căn cứ, vậy khi con anh chị đi hiếp dâm chị B, theo như Điều luật đã quy định: Người đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy nếu qua điều tra xác định hai dấu hiệu: Khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi này khi một trong hai hành vi thuộc nội dung của giám định tâm thần tư pháp bị mất. Điều đó con anh chị sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

 

5. Trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự

Khách hàng: Thưa Luật sư của LVN Group, người mắc bệnh tâm thần mà bỗng nhiên lao vào đánh đập người khác, khiến cho người khác bị thương nặng thì người bị bệnh tâm thần đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Chào bạn, câu hỏi của bạn Luật LVN Group xin trả lời như sau:

  • Một người được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự khi có đủ điều kiện sau:

Cơ sở pháp lý: Điều 21 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khi một người đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình mà thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vậy, với tình huống của bạn, khi một người bị mắc bệnh tâm thần mà bỗng nhiên lao vào đánh đập người khác, khiến cho người khác bị thương nặng sau khi đã có nội dung của giám định tâm thần tư pháp thì người đó không cần phải chịu trách nhiệm theo quy định củ Bộ luật hình sự nhưng có thể người bị mắc bênh tâm thần này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định Pháp luật.

6. Phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật

Khách hàng: Chào Luật sư của LVN Group! Tôi là thanh niên, hôm trước tôi có đi ăn với hội bạn thân thì có người say rượu chửi bới tôi trước đám đông không có lý do và tôi cùng hội bạn có nhắc nhở nhẹ chứ không chửi lại hay đánh lại. Xong lúc tôi và các bạn của tôi về, tôi về gần đến nhà thì người đó lại xuất hiện và chặn xe của tôi ngoài ngõ vào nhà và đấm liên tiếp vào mặt tôi khiến tôi bị ngã, sau đó người đó vẫn muốn lao tới để đánh tiếp thì tay tôi lúc đó đã vơ được một cục đá to (tầm 1,5kg) ném về phía người đó trúng đằng sau tai và rách tai, đầu phải bị khâu. Sau khi ông đó kêu cứu gào thế thì tôi đã đứng dậy và bỏ chạy nhưng người đó đã túm được áo không cho tôi chạy. Lúc đó có nhiều người (6 – 7 người) là người nhà hàng xóm của tôi và cũng biết ông kia lao vào giữ tôi lại và nói rằng tôi đã đánh người bị thương. Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group là trường hợp của tôi có vượt quá giới hạn phòng vệ hay không?

Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, khi xem xét hành vi của anh có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ đủ các yếu tố như sau:

– Thứ nhất, về phía nạn nhân là ông say rượu: Là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm).

Trong tình huống của anh, người kia sau khi đánh ngã anh, họ vẫn có ý định tấn công tiếp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của anh.

– Thứ hai, về phía người phòng vệ(là anh): Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm (ông say rượu) gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm. Người kia gây tổn hại về sức khỏe cho anh và sau đó anh cũng gây tổn hại về sức khỏe lại cho người đó.

– Thứ ba, hành vi chống trả lại là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định được có một hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích anh gây ra cho người kia lớn hơn mức thương tích anh phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của mình.

Như vậy, trong tình huống của anh có thể thấy rằng anh đang trong tình thế cần và có quyền phòng vệ chính đáng cho chính mình.

Tuy nhiên theo Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Mức thương tật để phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng ở đây là 31%. Do vậy cần phải giám định mức độ thương tích trước khi có thể đưa ra được kết luận rằng anh có vượt quá mức độ phòng vệ chính đáng không.

Trân trọng!