1. Vạch xương cá là gì? Quy cách của vạch xương cá ?

Khái niệm vạch xương cá:

Trong hệ thống các văn bản pháp luật ở Việt Nam, không có quy định nào nêu định nghĩa cụ thể về vạch xương cá là gì, hiểu theo nghĩa thông thường thì vạch xương cá là tên gọi mà người tham gia giao thông đặt tên cho nó bởi nó khá giống hình xương của con cá để gọi tên vạch chữ V theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT.

Vạch này thuộc nhóm vạch kênh hoá dòng xe dạng chữ V, bao gồm cách vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song vói nhau, mỗi vạch  rộng khoảng 45cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược của kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe, khoảng cách giữa 2 mép vạch  rộng 100 cm và vạch chữ V được đặt sao cho cạnh chữ V xuôi chiều với hướng chuyển động của phương tiện tham gia giao thông và hợp với phương tiện tham gia giao thông lưu thông trên đường một góc 45 độ. Và vạch xương cá – vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hoá dòng xe dạng chữ V là vạch liền đơn nét, màu trắng , có bề rộng nét vẽ b = 20 cm đây là một trong những vạch kẻ đường được quy định theo pháp luật giao thông đường bộ.

Vạch xương cá giúp cho việc bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách làn đường và nhập làn đường để hướng dẫn , điều khiển giao thông để nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe trên đường.

Vạch này có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ và đèn tín hiệu chỉ huy giao thông, được thể hiện dưới dạng hình vẽ trên đường xe chạy.

Hình ảnh minh hoạ vạch xương cá

Hình ảnh minh hoạ vạch xương cá.

 

2. Ý Nghĩa của vạch xương cá – vạch kênh hoá dòng xe dạng chữ V

Vạch xương cá – vạch kênh hoá dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hoá các dòng giao thông trên đường.

Và khi vạch xương cá được sử dụng thì các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến quy định , không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ.

 

3. Lưu ý khi sử dụng vạch xương cá để làm dạng báo hiệu trên đường

Khi sử dụng , lựa chọn vạch xương cá làm một dạng báo hiệu để hướng dẫn điều khiển giao thông cần phải:

Để vạch xương cá bảo đảm cho xe chạy trên đường êm thuận, đảm bảo độ bám xốp giữa lốp xe và mặt đường, không được để trơn trượt, không cao quá so với mặt đường 6mm ;

Đảm bảo tính hợp lý về mặt tổ chức giao thông với từng tuyến đường, phải căn cứ theo chiều rộng mặt đường phần xe chạy, tốc độ xe chạy , lưu lượng xe chạy trên tuyến đường, phương tiện và người đi bộ tham gia tuyến đường để quyết định việc đặt vạch xương cá ;

Đối với những đoạn đường cho phép đi với tốc độ lớn hơn hoặc bằng 60km/h và có vận tốc tối thiểu từ 80km/h trở đi thì khi vẽ vạch xương cá phải có sử dụng vật liệu phản quang.

 

4. Chạy xe đè lên vạch xương cá có vi phạm quy định của pháp luật giao thông đường bộ hay không?

Trong quy định tại điều 10 của luật giao thông đường bộ năm 2008 thì hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn gio thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. Trong đó, vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

Mà vạch xương cá là một vạch kẻ đường có ý nghĩa như một dạng báo hiệu cho người tham gia giao thông phải đi đứng theo tuyến đường quy định  và không được phép lần vạch , cắt ngang qua vạch mà không nằm trong những trường hợp bất khả kháng, gạp sự cố do thiên tai…theo quy định của luật giao thông đường bộ. Mà mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, mà tuỳ theo tính chất mức độ và hậu quả gây ra cho xã hội của hành vi vi phạm mà có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vậy nếu điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà có hành vi đè, lấn lên vạch xương cá là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

 

5. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm khi đè lên vạch xương cá

Về xử phạt vi phạm hành chính:

Việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông đè, lấn lên vạch xương cá không đúng quy định sẽ được xác định là do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn vạch kẻ đường. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này đối với các phương tiện tham gia giao thông sẽ có những mức xử phạt khác nhau:

  • Đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là xe máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và bị áp dụng hình phạt bổ sung là sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 –  04 tháng nếu gây tai nạn giao thông mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm 1, khoản 1 điểm c khoản 10 điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung bởi điểm e khoản 34 điều 2 nghị định 123/2021/NĐ-CP.
  • Đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu không chấp hành hiệu lệnh của vạch kẻ đường và sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước qyền sử dụng lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về trách nhiệm hình sự:

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả là : 

  • Có thiệt hại về người là có người chết hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ;
  • Thiệt hại về tài sản ;

thì tuỳ theo hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất của tội này là 15 năm tù theo quy định tại điều 260 của bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Ví dụ: hậu quả gây ra là gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 11%, và gây thiệt hại về tài sản là 130.000.000 đồng theo giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu người vi phạm đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị áp dụng hình phạt theo quy định tại khoản 1 điều 260 của bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung bởi khoản 72 điều 1 luật sử đổi bộ luật hình sự 2017, nhẹ thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc nặng thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 

Ngoài ra người phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định nào đó tư 1 năm đến 5 năm.

Lưu ý: tội vi phạm tham gia giao thông đường bộ không thuộc 1 trong 10 trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nên kể cả người vi phạm gây hậu quả đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự có dù thoả thuận được với người bị hại và khác phục hậu quả, được người bị hại rút đơn khởi tố và viết đơn xin bãi nại không truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vi phạm vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trên đây là bài viết tham khảo của công ty luật LVN Group về mức xử phạt đối với hành vi đè vạch xương cá, nếu quý khách hàng có vướng mắc gì về vấn đề này vui lòng liên hệ tới bộ phận tư vấn pháp luật miễn phí của công ty luật LVN Group qua số tổng đài 1900.0191 để được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!