Khi làm quan, là lãnh đạo thì phải hứa trước dân.
Lời hứa hay lời tuyên thệ khi nhậm chức của quan chức làm một thủ tục bắt buộc, là nguyên tắc để đánh dấu thời điểm phát sinh trách nhiệm, để làm căn cứ để kiểm điểm trước dân trong quá trình thực thi công vụ; là lời cảnh báo với chính mình, là định mức công việc trong tương lai do vậy khi hứa, khi tuyên thệ là tạo một động lực trách nhiệm vô cùng nặng nề.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
Còn nhớ khi Ông Chu Dung Cơ nhậm chức Thủ tướng Quốc viện nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa đã có một lời hứa rất nặng ký mà mọi người Việt Nam vẫn nói tóm tắt là: “Viên đạn cuối cùng” để nói tới quyết tâm chống tham nhũng của ông. Và kết quả mấy năm qua Trung Quốc đã kiên quyết chống tham nhũng như thế nào, chúng ta đã biết qua báo chí. Tuy nhiên, đến nay tham nhũng ở Trung Quốc vẫn còn khá trầm trọng, nhưng khối lượng công việc mà ông Chu Dung Cơ đã làm quả là lớn lao.
Lời hứa là thước đo mức phấn đấu, không hứa thì không thấy mức phấn đấu.
Trong quá trình thực thi công vụ nếu thấy kết quả không tương xứng như lời hứa thì phải điều chỉnh kế sách để thực hiện bằng được lời hứa trước dân.
Nếu vì sơ suất gì thì phải xin lỗi dân hoặc từ chức. Ở ta, nói lời từ chức sao khó đến thế, vì bản chất của Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2 HP-1992). Vì vậy các vị lãnh đạo phải hứa trước dân khi nhậm chức, cần tổ chức một lễ nhậm chức long trọng để các vị lãnh đạo đọc lời tuyên thệ với dân với lời hứa xúc tích, thành khẩu hiệu hành động để dândễ nhớ, và để lại dấu ấn trong lịch sử. Lịch sử đã có những lời hứa vĩ đại của những nhà lãnh đạo lỗi lạctrong thời kỳ chống ngoại xâm.
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” đãthành khẩu hiệu của toàn dân.
Nhưng hơn 30 năm hoà bình chúng ta chưa thấy những lời hứa mới trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Lời hứa và việc làm thường có khoảng cách vì lời hứa là sự quyết tâm, là thể hiện ý chí, còn kết quả làm được lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố thực tiễn mà ý chí khó có thể lường trước. Nhưng nếu không có lời hứa thì không có quyết tâm và ý chí.Nếu vậy thì kết quả ra sao.
Nếu không dám hứa thì làm gì còn quyết tâm, có lẽ chẳng khác gì từ chối nhiệm vụ. Thoái thác trách nhiệm và khi có sự cố thì trách nhiệm rất không rõ ràng, khó kiểm điểm và cách chức vì chức là do tập thể giao, họ “bị làm” chứ có được làm đâu ! ; và trách nhiệm cuối cùng không ai chịu, chỉ có tập thể chịu. Có lẽ những thủ tục “lời hứa trước dân’ cần được quy định cụ thể mà không sợ hình thức. Vì đó là thước đo trách nhiệm để dân kiểm tra và giám sát. Khi tuyên thệ phải đặt tay lên Hiến pháp là thể hiện sự tôn trọng pháp luật của người cầm quyền. Không có ai có quyền đứng trên pháp luật dù người đó ở bất kỳ cương vị nào. Có như vậy mới đặt nền móng cho một Nhà nước pháp quyền: dân được làm những việc pháp luật không cấm, cơ quan Nhà nước chỉ được hành xử theo qui định của pháp luật.
Nguyên tắc cơ bản này làm tăng quyền cho người ít quyềnlà người dân và hạn chế quyền của người có quyền là cơ quan Nhà nước. Đó là nguyên tắc cân bằng quyền lực trong một Nhà nước pháp quyền.
Theo nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân thì việc quan chức hứa trước dân là việc hết sức bình thường và phải làm.
Luật gia: Đoàn Cao
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Tư vấn pháp luật lao động;
2.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;
4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.
6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;