1. Mở đầu vấn đề

Suốt thời gian vừa qua, các biện pháp chính sách thương mại làm thay đổi to lớn thương mại quốc tế và các nền kinh tế quốc gia. Trong quá trình đó, bản thân chính sách thương mại cũng thay đổi. Sự thay đổi kép này gồm có việc hội nhập tiệm tiến của các nền kinh tế quốc gia với nhau trong khi các biên giới kinh tế mất đi và cả sự hoà trộn tất yếu các chính sách trong nước và chính sách thương mại.

2. Chính sách thương mại

Chính sách thương mại là chính sách của chính phủ được hoạch định để tác động vào hoạt động thương mại, chẳng hạn thuế quan và hạn ngạch. Mục tiêu của chính sách thương mại là điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Chính sách thương mại là các quy định mà một nước áp dụng để điều tiết hoạt động ngoại thương và thanh toán của nó với các nước khác. Các nước có thể áp dụng chính sách thương mại tự do, chính sách tự cung tự cấp hay một hình thức trung gian nào đó nằm giữa hai thái cực này. Mục tiêu của chính sách thương mại là bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế quan, hạn ngạch và kiểm soát hối đoái.

Các quy định và chính sách thương mại quyết định cách một quốc gia tiến hành giao thương với các nước khác. Chính sách thương mại của một quốc gia bao gồm việc sử dụng thuế quan và các rào cản thương mại khác, chẳng hạn như các hạn chế về hàng hóa nào có thể được nhập khẩu hoặc xuất khẩu và các quốc gia nào được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa sang nước sở tại.

Các quốc gia là một phần của liên minh kinh tế thường có một chính sách thương mại duy nhất xác định cách các nước thành viên có thể tương tác với các quốc gia không phải là thành viên của tổ chức đó. Một ví dụ về một tổ chức có chính sách thương mại chung là Liên minh châu Âu.

Chính sách thương mại là một điểm tranh chấp trong thương mại quốc tế, và là một trong những lý do cơ bản cho sự tồn tại của các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bởi vì chính sách thương mại của một quốc gia có thể bao gồm việc sử dụng thuế quan và các rào cản thương mại, thương mại tự do bị ảnh hưởng tiêu cực.

3. Sự thay đổi của chính sách thương mại đến kinh tế

Một thời chính sách thương mại quan tâm trước tiên đến thuế quan và hạn ngạch, ngày nay chính sách thương mại bao gồm hàng loạt các công cụ khác nhau. Trong quá trình thay đổi này, chủ quyền thật sự đối với các công cụ chính sách bị suy yếu. Sự hội nhập dẫn đến việc gia tăng cạnh tranh giữa luật lệ tại các nước khấc nhau, kết quả là trên thực tế và thực sự luôn phân bố họp pháp giữa chủ quyền quốc gia đối với các công cụ chính sách. Có thể nhìn nhận việc hội nhập kinh tế hoặc như là sự tuyên bố về sự cáo chung của các chính sách thương mại tự trị hoặc tạo ra chính sách thương mại phức tạp hơn nhiều, cả hai quan điểm này đều chính xác.

Một nhà kinh tế thiên về cách nhìn nhận việc này như một sự vận động hướng về một việc sử dụng hữu hiệu đầy tiềm năng các công cụ chính sách . Bằng đào tạo, các nhà kinh tế không ưa thích các biện phấp chính sách thương mại có tính chất bảo hộ và ưa chuông các biện pháp khác đê đạt được các mục tiêu hợp pháp. Lý luận kinh tế đề xướng rằng những nước nhỏ vận động theo hướng tự do thương mại một cách đơn phương. Tuy nhiên, các biểu thuế quan và hạn ngạch có tính phổ biến đáng kể và đã chứng tỏ rất khó mất đi. Chương này nêu lên quan điểm của một nhà kinh tế tại sao dù có những lợi ích từ thương mại, việc tự do hoâ thương mại lại là một quá trình chậm chạp và khó khăn, tại sao “hội nhập sâu” tỏ ra dễ thực hiện hơn theo khu vực địa lý – ví dụ ở châu Âu – hơn là trên bình diện quốc tế.

4. Lợi ích của thương mại. Động lực của chính sách thương mại

Suốt giai đoạn đầu sau chiến tranh, những giới hạn chính trị đối với thương mại giữa các nền kinh tế thị trường phát triển suy yếu đi, các chi phí giao thông vận tải cũng giảm. Kết quả là thuế quan và hạn ngạch dường như trở thành những trở ngại chính đối vói việc thu hoạch những lợi ích tiềm tàng từ thương mại quốc tế. Thời kỳ này được đặc trưng bằng sự ràng buộc và cắt giảm thuế quan, đi đến chấm dút hạn ngạch. Thương mại tăng trưởng nhanh chóng, các nền kinh tế thị trường ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Ngày nay, các công ty tiến hành mau lẹ việc sử dụng nguồn nguyên liệu từ bên ngoài các hãng dùng hàng loạt hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu để làm đầu vào và phần lớn thị trường đầu ra của họ thường là nước ngoài. Chúng ta có thể dễ dàng hình dung những trục trặc kinh tế do chính sách tự cấp tự túc dẫn đến việc cấm đoán ngoại thương làm giảm mức sống của người dân trong nước. Việc sử dụng cấm vận thương mại – như một phương tiện trừng phạt kẻ thù trong thời gian chiến tranh – cho chúng ta thấy rằng khi cần thiết, thương mại thực sự làm lợi cho các quốc gia.

Một nguyên nhân cơ bản làm tăng thu nhập từ thương mại là do các quốc gia có các nguồn lực phân bố khác nhau. Quy mô và chủng loại nguồn tài nguyên, quy mô và chất lượng lực lượng lao động, tổng số vốn (cả tài sản và con người) giữa các quốc gia cũng thay đổi theo mỗi thời điểm. Tuy nhiên, người tiêu dùng khắp thế giói đại thể đều mong muốn có mức thu nhập tương đương nhau, vì thế, một nước được phân bố cho nhiều nguồn tài nguyên có khuynh hướng chuyên về hàng hoá sử dụng nhiều tài nguyên – như các sản phẩm lâm nghiệp và nông nghiệp hoặc dịch vụ du lịch – và xuất khẩu nó thông qua việc trao đôi lấy những hàng hoá sử dụng nhiều lao động – như hàng dệt, may mặc – được sản xuất rẻ tại các nước có nguồn lao động dồi dào ở mọi nơi, ngưòi tiêu dùng đều biết rằng phi thương bất phú.

Ngược lại, những cố gắng để ngăn cản ngoại thương sẽ làm cho người tiêu dùng tại mỗi nước nghèo khổ đi. Trong cả hai trường hợp, một số nhà sản xuất sẽ kiếm lợi và những người khấc thì thua lỗ. Nhưng ở mỗi nước, lợi ích của người tiêu dùng từ thương mại tự do hơn sẽ vượt mức lỗ của người sản xuất. Chính sự tiêu dùng – chứ không phải sản xuất – là mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh tế, một sự thật đôi khi bị quên lãng trong lúc bị kích động tại các cuộc đàm phán thương mại. Sự chu chuyên tự do của hàng hoá và dịch vụ giữa các nước sẽ bảo đảm hàng hoá được sản xuất ra với mức chi phí thấp nhất và được tiêu thụ tại nơi nào tăng thêm giá trị cao nhất.

Thu nhập từ thương mại đặc biệt quan trọng đối với các nước nhỏ. Họ có khuynh hướng nghiêng về yếu tố phân bố nguồn lực và phúc lợi của họ vì thế phụ thuộc nhiều vào sự chuyên môn hoá. Các nước nhỏ nói chung phụ thuộc nhiều vào việc trao đổi quốc tế hơn là các nước lớn. Biểu đồ 1 cho thấy Mỹ – một nền kinh tế đại lục – ít phụ thuộc hơn nhiều vào ngoại thương hơn các nước nhỏ như Na Uy hay Cộng hoà Séc. Tương tự, tỉ lệ xuất khẩu trung bình của các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) giảm từ 30 % xuống ở mức nhập khẩu của Mỹ khi thương mại giữa cấc nước EU với nhau được đối xử như thương mại nội địa. Một kết luận quan trọng là các nước nhỏ đặc biệt bị tổn hại bởi sự hạn chế thương mại quốc tế. Nói chung, các nước này có xu hướng trở thành các nhà thương mại tự do.

Từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2, các cuộc đàm phán thương mại đa phương tiến hành trong phạm vi GATT căn bản đã cắt giảm thuế quan và làm cho hạn ngạch trở thành ngoại lệ hơn là luật lệ. Sự gia tăng nhanh chóng trong thương mại theo quy mô toàn cầu và các nền kinh tế đang nổi lên đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu 2 con số. Các thành quả của sự phát triển này được đông đảo đánh giá là đóng góp to lớn vào phúc lợi thăng tiến trên toàn cầu.

5. Chính sách thương mại quốc tế là gì?

Chính sách thương mại quốc tế (International trade policy) là một hệ thống những quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong một thời kì nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đó.

Khi nói đến vai trò của chính sách thương mại quốc tế, môi trường kinh tế thế giới còn chịu sự chi phối và tác động của nhiều mối quan hệ chính trị và các mục tiêu phi kinh tế khác cho nên chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia cũng phải đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau.

Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi qua mỗi thời kì nhưng đều có mục tiêu chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Nhiệm vụ này thể hiện trên hai mặt sau đây:

– Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước xâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.

– Hai là, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, chính sách thương mại quốc tế bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau: chính sách mặt hàng, chính sách thị trường và chính sách hỗ trợ.

Các chính sách này có thể gây ra tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.

Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm chính sách thương mại quốc tế (chính sách ngoại thương); chính sách đầu tư nước ngoài; chính sách cán cân thanh toán quốc tế;…

Chính sách kinh tế đối ngoại cùng với chính sách ngoại giao tạo thành chính sách đối ngoại của một quốc gia. Chúng lại là bộ phận cấu thành của chính sách phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước. Vai trò của chính sách thương mại quốc tế thể hiện:

Chính sách thương mại quốc tế phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, hình thành qui mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.