Khi nền kinh tế thế giời đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển, để có được hiệu quả cao nhất từ việc quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng, nâng tầm thương hiệu. Chính vì vậy, lợi ích của việc Đăng ký logo độc quyền có vai trò vô cùng quan trọng góp phần giúp các doanh nghiệp đảm bảo được những mục tiêu to lớn nêu trên.
Đăng ký logo mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thủ tục đăng ký logo độc quyền không phải là bắt buộc, vì thế các chủ thể có thể tự do sử dụng logo của mình mà không cần sự cho phép của cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, đây cũng là một kẽ hở để các đối tượng lợi dụng để cung ứng sản phẩm kém chất lượng ra thị trường với logo không phải của mình, làm giảm uy tín của doanh nghiệp có logo.
Đăng ký logo độc quyền (hay còn gọi là đăng ký nhãn hiệu độc quyền; đăng ký thương hiệu độc quyền) là một thủ tục, quy trình thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Khi logo (nhãn hiệu) được bảo hộ độc quyền sẽ mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp nói riêng và chủ sở hữu nhãn hiệu nói chung.
1. Thương hiệu độc quyền là gì?
Độc quyền thương hiệu có ý nghĩa là chỉ duy nhất một mình bạn được quyền sử dụng thương hiệu của mình một cách hợp pháp trong quá trình kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký bảo hộ.
Để đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, các cá nhân, doanh nghiệp phải nộp tờ khai đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi tời khai được nộp đúng quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét thương hiệu có đủ điều kiện bảo hộ hay không trước khi đưa ra quyết định bằng văn bản chấp nhận hay từ chối bảo hộ độc quyền thương hiệu.
Thương hiệu độc quyền tiếng anh là “Exclusive brands”.
2. Tại sao phải đăng ký logo độc quyền?
Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay không bắt buộc phải đăng ký logo với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, với những lý do sau đây thì chỉ thể có logo cần phải thực hiện thủ tục này:
+ Đăng ký logo độc quyền là cách để chủ thể có logo xác lập quyền sở hữu, định đoạt và sử dụng của mình, đồng thời logo sẽ được sự bảo vệ của pháp luật.
+ Đăng ký logo độc quyền là cách thức sẽ làm hạn chế tối đa những đối tượng lợi dụng uy tín của doanh nghiệp để làm giả, làm nhái, sao chép logo hay thậm chí là thực hiện đăng ký logo đó.
+ Logo giúp tạo sự phân biệt với các doanh nghiệp khác, và việc đăng ký logo độc quyền sẽ tạo lợi thế trên thị trường khi doanh nghiệp tạo được niềm tin, thu hút người tiêu dùng.
Trên đây là những lý do tại sao chúng ta nên đi đăng ký logo độc quyền. Việc đăng ký logo không những là sự xác lập quyền sở hữu mà còn là tiêu đề để doanh nghiệp tiến tới sự phát triển bền vững và hiện thực hóa mong muốn trở thành logo nổi tiếng.
3. Lợi ích khi đăng ký logo độc quyền?
Thủ tục đăng ký logo độc quyền mang lại cho các chủ thể những lợi ích như sau:
– Việc đăng ký logo là căn cứ để cá nhân/ doanh nghiệp xác lập quyền của mình với logo. Chủ thể sở hữu có toàn quyền sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho…
– Sau khi logo nhận được sự bảo hộ của pháp luật (tức là đã có văn bằng bảo hộ) có thể giảm thiểu tối đa được hành vi đạo nhái logo, sử dụng không xin phép của các đối tượng lợi dụng uy tín của doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, chủ thể có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm đó.
– Lợi ích từ việc đăng ký logo độc quyền còn bao gồm cả tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác quảng cáo sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay nhiều người tiêu dùng hơn, tiền để tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng từ đó phát triển doanh nghiệp.
– Logo tạo ra được sự khác biệt với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau, giúp khách hàng phân biệt được các sản phẩm, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.,
Trên đây là những lợi ích từ việc đăng ký logo độc quyền cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ngoài ra, việc đăng ký logo độc quyền sẽ được pháp luật bảo vệ
Đăng ký logo độc quyền sẽ được pháp luật bảo vệ
Đăng ký logo độc quyền nhằm đảm bảo thiết lập hàng rào pháp luật vững chắc, tạo cơ hội để phát triển doanh nghiệp cũng như phát triển thương hiệu, yên tâm đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Khi một thương hiệu/ logo/ nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền thì sẽ không có cá nhân, tổ chức được phép xâm phạm kể cả việc “nhái lại” tương tư. Phạm vi bảo hộ phụ thuộc vào nhóm hàng hóa, dịch vụ mà chủ sở hữu yêu cầu và cũng là căn cứ để xử lý các trường hợp xâm phạm, củng cố thế mạnh thương hiệu.
Xây dựng, quảng bá và củng cố thương hiệu/ nhãn hiệu
Sau khi thương hiệu/ nhãn hiệu/ logo được bảo hộ, chủ sở hữu có thể thực hiện các chiến dịch quảng cáo, chào hàng với các đối tác mà không lo về việc có xâm phạm tới bên khác hay không hoặc có gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác trong phạm vi lãnh thổ đăng ký.
Để thực hiện đăng ký logo độc quyền, chủ sở hữu logo/ nhãn hiệu/ thương hiệu có thể tự thực hiện việc đăng ký hoặc thông qua các tổ chức đại diện như các công ty luật, văn phòng luật.
4. Thủ tục đăng ký logo độc quyền sẽ được thực hiện qua các bước sau:
4.1 Thủ tục đăng ký logo
Bước 1: lựa chọn và phân nhóm đăng ký thương hiệu độc quyền
Việc lựa chọn mẫu thương hiệu và phân nhóm thương hiệu đăng ký sẽ giúp khách hàng xác định được phạm vi quyền của thương hiệu, việc này còn là căn cứ để tính phí đăng ký thương hiệu độc quyền,
Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký
Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là căn cứ để xác định khả năng đăng ký của thương hiệu, việc tra cứu là không bắt buộc nhưng lại quan trọng đối với chủ sở hữu để chắc chắn khả năng đăng ký của thương hiệu.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền
Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền tiến hành chuẩn bị, chi tiết hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi trình trong bài viết này, quý bạn đọc có thể tham khảo.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được nộp lại Cục sở hữu trí tuệ bằng hình thức nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên cổng thông tin của Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu
Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, trước khi ra quyết định đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu. Trường hợp đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo yêu cầu chủ đơn nộp phí cấp văn bằng, trường hợp ngược lại sẽ ra thông báo nêu rõ lý do từ chối.
4.2 Hồ sơ đăng ký logo độc quyền
Để đăng ký logo độc quyền, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số các tài liệu cần thiết như sau:
– Mẫu logo độc quyền cần đăng ký của doanh nghiệp;
– Bản mô tả chi tiết logo được làm theo hướng dẫn của Cục sở hữu trí tuệ;
– Bảng danh mục dịch vụ/ sản phẩm mang logo được lập theo mẫu;
– Tờ khai đăng ký logo theo mẫu đã điền thông tin và chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu giáp lai;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn đăng ký logo (bàn chính hoặc bản sao);
– Tài liệu chứng minh việc chủ thể đã nộp phí đăng ký logo (bản chính hoặc bản sao).
Ngoài ra, nếu sử dụng dịch vụ đăng ký logo của các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì cần phải có giấy ủy quyền cho tổ chức. Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp phải bổ sung các tài liệu chứng minh khác ví dụ như về quyền thừa kế, hưởng quyền ưu tiên … để đảm bảo tính pháp lý của đơn đăng ký logo.
5. Hậu quả của việc không đăng ký logo độc quyền thương hiệu:
Bất lợi trong các chiến dịch tiếp thị thương hiệu
Hầu hết các công ty quảng cáo, truyền thông tiếp thị hiện nay trong quá trình đàm phán ký hợp đồng dịch vụ đều yêu cầu khách hàng cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhẫn hiệu để chắc chắn nhãn hiệu không xâm phạm quyền nhãn hiệu của doanh nghiệp khác khi quảng cáo. Bởi lẽ, nếu thật sự vi phạm thì khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền sẽ rất rắc rối khi mà công ty quảng cáo cũng là nguyên nhân tiếp tay cho hành vi xâm phạm bản quyền.
Thiếu cơ sở pháp lý quan trọng trong giải quyết tranh chấp
Trước mỗi tranh chấp, bạn cần đưa ra những cơ sở, tài liệu thuyết phục chứng minh cho quyền lợi hợp pháp của bạn đối với nhãn hiệu đang tranh chấp. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là một cơ sở quan trọng trong việc xác định ai là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu đó. Vậy nên, nếu bạn không đăng ký nhãn hiệu, đối thủ sẽ có ưu thế trong cuộc tranh chấp quyền sở hữu.
Bị đối thủ cạnh tranh đăng ký thương hiệu trước
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều công ty mới được thành lập cùng kinh doanh trên một mặt hàng hay một lĩnh vực, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng nhiều. Một khi mà thương hiệu của bạn bắt đầu nhận được sự chú ý của người tiêu dùng thì kéo theo đó thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sao chép, ăn cắp thương hiệu cũng được tăng lên rất nhanh.
Người tiêu dùng thiếu sự tin tưởng
Nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền là dấu hiệu đảm bảo lòng tin cho người tiêu dùng. Dấu hiệu này vừa đảm bảo cho người tiêu dùng an tâm về trách nhiệm của doanh nghiệp vừa giúp phân biệt chống hàng giả, hàng nhái. Thương hiệu chỉ được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng độc quyền cho người đăng ký sớm nhất, vì vậy để đảm bảo lợi ích Quý doanh nghiệp hãy đăng ký độc quyền thương hiệu càng sớm càng tốt.
Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật LVN Group muốn cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến hotline 1900.0191 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Yêu cầu dịch vụ đăng ký logo, thương hiệu độc quyền vui lòng liên hệ với Luật sư của LVN Group: Hotline qua số: 0986.38.66.48. Xin chân thành cảm ơn!