1. Khái niệm về thanh niên
Ngày 01/01/2021 vừa qua Luật Thanh niên mới chính thức có hiệu lực đã đưa ra khái niệm cơ bản về thanh niên như sau:
Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên.
2. Đặc điểm xã hội của lứa tuổi thanh niên
Đặc điểm xã hội của lứa tuổi thanh niên thể hiện sự tham gia vào các mối quan hệ xã hội của thanh niên với tư cách là một chủ thể hoạt động. Với cách hiểu như vậy, thanh niên có vị trí và mối quan hệ xâ hội trong gia đình, nhà trường và xã hội cũng như những đóng góp của thanh niên đối với sự phát triển lao động xã hội.
Trong gia đình, thanh niên có quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ trao đổi với thanh niên về một sổ vấn đề quan trọng trong gia đình. Thanh niên thấy được vị trí và quyền hạn của mình trong gia đình. Thanh niên chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế, mối quan hệ của gia đình để ổn định và phát triển.
Trong nhà trường, lứa tuổi thanh niên học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và có hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Hoạt động này đòi hỏi thanh niên tự giác, tích cục, độc lập hơn, biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhàm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho thanh niên.
Ngoài xã hội, thanh niên có quyền tham gia mọi hoạt động bình đắng như người lớn. Thanh niên đã có suy nghĩ về việc chọn nghề, lao động, kiếm tiền. Khi tham gia hoạt động xã hội thanh niên được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, thanh niên có dịp được hòa nhập vào cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp họ tích lũy kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.
Bên cạnh những mặt tích cực, thanh niên còn bộc lộ sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, bồng bột, hiếu thắng, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao luu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, thanh niên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ.
3. Quy định chung về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên
Theo Điều 4 Luật Thanh niên có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên như sau:
– Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Theo Điều 5 Luật Thanh niên thì nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên như sau:
– Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
– Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.
– Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
– Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.
– Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.
– Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
– Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh niên.
4. Phạm vi điều chỉnh của Luật thanh niên
Quy định các nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên: Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên; Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương; Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật này.
5. Luật hóa quy định Tháng Thanh niên
Căn cứ Điều 9 Luật Thanh niên 2020 quy định về tháng thanh niên như sau:
“1. Tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên. Tháng Thanh niên được tổ chức nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên.
3. Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ cho thanh niên tham gia hoạt động Tháng Thanh niên.”
Từ năm 2003, Đảng, Nhà nước đã lấy tháng 3 hàng năm là Tháng Thanh niên nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời bồi dưỡng lực lượng thanh niên – nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nay Tháng thanh niên chính thức được luật hóa tại Điều 9 Luật Thanh niên 2020.
Theo đó Tháng Thanh niên được tổ chức nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên.
6. Luật hóa quy định đối thoại với thanh niên
Căn cứ Điều 9 Luật Thanh niên 2020 quy định về đối thoại thanh niên như sau:
“1. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần về các vấn đề liên quan đến thanh niên; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của tổ chức thanh niên quy định tại Luật này.
2. Người có trách nhiệm đối thoại với thanh niên quy định tại khoản 1 Điều này chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch, chương trình đối thoại và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức đối thoại; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên thông qua hoạt động đối thoại.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đối thoại, nội dung kết luận đối thoại phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; trường hợp nội dung đối thoại phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn này là 15 ngày.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Bên cạnh đó, Luật Thanh niên 2020 cũng đã luật hóa quy định về đối thoại với thanh niên, cụ thể Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần về các vấn đề liên quan đến thanh niên; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của tổ chức thanh niên quy định. Việc đối thoại với thanh niên đã được quy định tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Hiện nay, Lãnh đạo các bộ ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đã thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với thanh niên để giải đáp và tháo gỡ các vấn đề có liên quan đến thanh niên.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Việc tổ chức đối thoại với thanh niên được thực hiện theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến.
Nội dung đối thoại gồm: Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên; hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên; vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc; những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.