1. Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1.1. Thẩm quyền giải quyết:
Sở Kế hoạch và Đầu tư & UBND Tỉnh/Thành phố Hà Nội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
1.2. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:
Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng) được đóng thành quyển gồm:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư do các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh ký;
– Bản sao Giấy phép đầu tư và các Giấy phép điều chỉnh (do người có thẩm quyền của doanh nghiệp ký “sao y bản chính” và đóng dấu).
-Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có yêu cầu điều chỉnh các nội dung liên quan đến dự án đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì trong hồ sơ nói trên còn bao gồm các tài liệu mà pháp luật về đầu tư quy định tương ứng với yêu cầu điều chỉnh.
– Báo cáo tình hình hoạt động của dự án
1.3. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:
– Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc (thông báo cho chủ đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)
– Thời gian xem xét – cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
2. Dịch vụ đăng ký thay đổi nội dung giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện
2.1. Thẩm quyền giải quyết:
Phòng đầu tư nước ngoài – Sở kế hoạch và Đầu tư và UBND Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
2.2. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính :
Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CPquy định về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp như sau:
Điều 47. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp1. Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi đặt trụ sở chính dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.2. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;b) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định.4. Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không thay đổi.
Như vậy, hồ sơ Đăng ký thay đổi hoạt động Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh trong Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của CN/VPĐD của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động – theo mẫu trong TT 02/2019/TT-BKHĐT;
– Trường hợp hoạt động Chi nhánh được gắn trong Giấy Chứng nhận đầu tư và chỉ điều chỉnh nội dung đăng ký hoạt động của Chi nhánh trong Giấy Chứng nhận đầu tư – theo mẫu;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư của Doanh nghiệp (Đối với Doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Hà Nội và trong trường hợp Chi nhánh, VPĐD đổi tên do Doanh nghiệp đổi tên; Chi nhánh bổ sung mục tiêu hoạt động, ngành nghề kinh doanh sau khi doanh nghiệp bổ sung mục tiêu hoạt động);
– Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu Chi nhánh (trường hợp chi nhánh thay đổi mục tiêu, ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề hoặc thay đổi nhân sự đã đăng ký chứng chỉ hành nghề);
– Báo cáo tình hình hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
Doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ như trên đến phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ được làm bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng. Hồ sơ được đóng chắc chắn để sử dụng và bảo quản lâu dài.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư của LVN Group trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chi tiết, báo giá dịch vụ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhằm phòng ngừa và loại bỏ những hạn chế, vướng mắc của pháp luật đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có thể gặp phải. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý cá nhân cho nhà đầu tư nước ngoài như: Cấp giấy phép lao động, thẻ thưởng trú, lãnh sự và dịch thuật tài liệu cho nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
1. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi
c) Danh sách thành viên và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
d) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác; Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp đối với trường hợp công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức khác.
2. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi
c) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
d) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định
Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
e) Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển đổi loại hình công ty.
3. Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi
c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý;
d) Danh sách thành viên đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
đ) Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
e) Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
g) Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
4. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi
c) Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
d) Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và bản sao hợp lệ các giấy tờ theo quy định
đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
5. Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong trường hợp nhận thừa kế được thực hiện như quy định đối với trường hợp chuyển đổi loại hình tương ứng, trong đó, hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp.
4. Khi chia tách doanh nghiệp, cần làm thủ tục gì?
Trường hợp chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của các công ty mới thành lập phải có Nghị quyết chia công ty theo quy định bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị chia.
Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty được tách phải có Nghị quyết tách công ty theo quy định bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị tách.
Trường hợp hợp nhất một số công ty thành một công ty mới, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất phải có thêm các giấy tờ quy định và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất.
Trường hợp sáp nhập một hoặc một số công ty vào một công ty khác, ngoài giấy tờ quy định tại Chương VI Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập phải có thêm các giấy tờ quy định và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
5. Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Khi thành lập loại hình doanh nghiệp này, doanh nghiệp cần:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định
Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định
4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư của LVN Group doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group