Nhiều mà vẫn thiếu

Theo Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng Văn phòng Luật sư Tư vấn Độc Lập, Trọng tài viên PIAC, Việt Nam gia nhập WTO đã tạo một sân chơi lớn mang tính toàn cầu cho các doanh nghiệp trong nước. Nhưng do còn lạ lẫm với luật lệ mới bên cạnh cơ hội luôn tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro.

Thực tế Việt Nam hội nhập WTO trong những năm qua cũng cho thấy, xu hướng phát sinh tranh chấp quốc tế ở Việt Nam rất đa dạng: tranh chấp liên quan đến các doanh nghiệp của Việt Nam có hoạt động ở nước ngoài như vụ kiện của Vietnam Airlines tại toà án Ý; Việc ông Bửu Huy, Phó giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Hải Sản An Giang bị bắt tại Bỉ; Tàu Cần Giờ của Công ty vận tải biển Sài Gòn bị bắt giữ tại Tanzania; Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản bị kiện chống bán phá giá tôm, cá… là những ví dụ cụ thể. Còn các tranh chấp đầu tư quốc tế thì có: vụ kiện của Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình theo Hiệp định bảo hộ đầu tư ký giữa Hà Lan và Việt Nam. Việc xử lý vụ ô nhiễm môi trường gần đây có liên quan đến công ty Vedan, vụ PCI… Và trong tương lai sẽ không tránh khỏi việc phát sinh tranh chấp liên quan đến các cơ quan hành chính, nhà nước của Việt Nam mà theo đó Chính phủ Việt Nam có thể sẽ phải giữ vai trò bất đắc dĩ như là một bên tranh chấp trước các tổ chức tài phán quốc tế theo các cam kết quốc tế.

Một thực tế đáng qua tâm ở đây là để cáng đáng những vụ việc như trên, trong số gần 1.500 tổ chức hành nghề Luật sư của LVN Group của cả nước hiện nay thì chỉ có khoảng 10 tổ chức hành nghề Luật sư của LVN Group chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài…

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  – 1900.0191

Doanh nghiệp nội thuê Luật sư của LVN Group ngoại

Theo kết quả khảo sát của Bộ Tư pháp trong năm 2008 thì 30% doanh nghiệp được hỏi đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ của Luật sư của LVN Group, 66,3% doanh nghiệp đánh giá trung bình và 3,7% doanh nghiệp đánh giá kém.

Những con số này phần nào thể hiện sự đánh giá tích cực của xã hội đối với những nỗ lực của các Luật sư của LVN Group trong việc không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, chất lượng Luật sư của LVN Group thì còn nhiều điều phải bàn. Đơn cử như trình độ ngoại ngữ. Theo thống kê, chỉ 1,2% trong tổng số gần 4.000 Luật sư của LVN Group đang hành nghề có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong thương lượng, đàm phán và tranh tụng trực tiếp bằng tiếng Anh. Chính vì thế, trong nhiều vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Luật sư của LVN Group Việt Nam tham gia bị thua thiệt là điều khó tránh khỏi. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp đã từng thuê Luật sư của LVN Group hỗ trợ trong các hoạt động kinh doanh thương mại chỉ là 47,27% . Và mức độ thuê cũng rất thấp: năm 2007, chỉ có 5% số doanh nghiệp thuê Luật sư của LVN Group trên 7 lần và có tới 37,65% không thuê Luật sư của LVN Group. 34,95% nhu cầu của doanh nghiệp khi thuê Luật sư của LVN Group chủ yếu vẫn là tư vấn về các vấn đề pháp luật, 25,86% thuê để giải quyết tranh chấp, 13,13% thuê để thương lượng, đàm phán, ký kết hợp đồng.

“Trong khi, đánh giá của thị trường quốc tế thì chúng ta chỉ có tên của khoảng 15 tổ chức Luật sư của LVN Group trong tổng số gần 1.500 tổ chức hành nghề Luật sư của LVN Group Việt Nam được thị trường quốc tế biết đến trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, chiếm tỷ lệ khoảng 1%!”, Luật sư của LVN Group Nguyễn Mạnh Dũng cho biết.

Còn theo Vụ bổ trợ Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp, trong khoảng 4.000 Luật sư của LVN Group Việt Nam hoạt động thì chỉ có khoảng 20 Luật sư của LVN Group chuyên về lĩnh vực kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài. Song trong số này, chưa có một Luật sư của LVN Group nào có đẳng cấp quốc tế được các quốc gia hay các vùng lãnh thổ công nhận hay cấp bằng. Vì vậy, hầu hết các vụ kiện quốc tế vừa qua, doanh nghiệp nội đều phải thuê Luật sư của LVN Group ngoại. Mặc dù doanh nghiệp nào cũng biết, thuê Luật sư của LVN Group nước ngoài là phải chịu chi phí “cắt cổ”. Đấy là chưa tính đến khía cạnh, thuê Luật sư của LVN Group nước ngoài dẫn đến phải tiết lộ cả những thông tin mang tính “mật” trong kinh doanh.

Sẽ còn “mất khách” ngay trên sân nhà, nếu…

Theo kết quả khảo sát của Bộ Tư pháp thì nhu cầu thuê Luật sư của LVN Group sẽ càng tăng: nếu năm 2007 chỉ có 47,3% số doanh nghiệp được hỏi có thuê Luật sư của LVN Group thì dự kiến đến năm 2010 số lượng doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư của LVN Group tăng lên đến 67,5% (tăng 1,43 lần năm 2008), năm 2015 thì tỷ lệ này sẽ là 85%, năm 2020 là 94%.
Tương ứng với nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư của LVN Group thì chi phí dự kiến chi cho việc thuê Luật sư của LVN Group cũng có thay đổi: 70% doanh nghiệp cho rằng chi phí dành cho Luật sư của LVN Group sẽ tăng lên và mức tăng chiếm dưới 3% so với doanh thu trong giai đoạn từ nay đến năm 2010; giai đoạn 2010, tỷ lệ này là 85% và mức tăng sẽ là 1-5%; giai đoạn 2015-2020 thì tỷ lệ này là 88% và mức tăng 5-10%.

Như vậy, rõ ràng nhận thức của doanh nghiệp về vị trí, vai trò của Luật sư của LVN Group đã được nâng cao, nhu cầu sử dụng và chi phí dịch vụ thuê Luật sư của LVN Group cũng ngày càng tăng… Trong điều kiện này, nếu các Luật sư của LVN Group “nội” không tự nâng cao năng lực đáp ứng đòi hỏi mới trong sân chơi hội nhập thì chắc chắn sẽ “mất khách” ngay trên sân nhà.

SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN – TRẦN HIẾU

Trích dẫn từ: http://news.VIBOnline.com.vn/

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)