1. Khái niệm về tổ chức thanh niên
Ngày 01/01/2021 vừa qua Luật Thanh niên mới chính thức có hiệu lực đã đưa ra khái niệm cơ bản về thanh niên như sau:
Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên.
Căn cứ Điều 27 Luật Thanh niên 2020 quy định về Tổ chức thanh niên như sau:
– Tổ chức thanh niên gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức thanh niên có vai trò đoàn kết, tập hợp thanh niên, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Tổ chức thanh niên có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, giáo dục, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; tổ chức cho thanh niên tham gia phong trào vì lợi ích của cộng đồng, xã hội, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Đặc điểm xã hội của lứa tuổi thanh niên
Đặc điểm xã hội của lứa tuổi thanh niên thể hiện sự tham gia vào các mối quan hệ xã hội của thanh niên với tư cách là một chủ thể hoạt động. Với cách hiểu như vậy, thanh niên có vị trí và mối quan hệ xâ hội trong gia đình, nhà trường và xã hội cũng như những đóng góp của thanh niên đối với sự phát triển lao động xã hội.
Trong gia đình, thanh niên có quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ trao đổi với thanh niên về một sổ vấn đề quan trọng trong gia đình. Thanh niên thấy được vị trí và quyền hạn của mình trong gia đình. Thanh niên chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế, mối quan hệ của gia đình để ổn định và phát triển.
Trong nhà trường, lứa tuổi thanh niên học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và có hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Hoạt động này đòi hỏi thanh niên tự giác, tích cục, độc lập hơn, biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhàm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho thanh niên.
Ngoài xã hội, thanh niên có quyền tham gia mọi hoạt động bình đắng như người lớn. Thanh niên đã có suy nghĩ về việc chọn nghề, lao động, kiếm tiền. Khi tham gia hoạt động xã hội thanh niên được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, thanh niên có dịp được hòa nhập vào cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp họ tích lũy kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.
Bên cạnh những mặt tích cực, thanh niên còn bộc lộ sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, bồng bột, hiếu thắng, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao luu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, thanh niên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ.
3. Quy định chung về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên
Theo Điều 4 Luật Thanh niên có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên như sau:
– Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Theo Điều 5 Luật Thanh niên thì nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên như sau:
– Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
– Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.
– Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
– Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.
– Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.
– Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
– Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh niên.
4. Phạm vi điều chỉnh của Luật thanh niên
Quy định các nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên: Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên; Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương; Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật này.
5. Những điểm mới cơ bản của Luật Thanh niên 2020:
– Thứ nhất, quy định vai trò, trách nhiệm của thanh niên:
Luật Thanh niên năm 2020 không quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trên các lĩnh vực cơ bản như Luật Thanh niên năm 2005 mà quy định thành 01 Điều chung về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên (Điều 4). Đồng thời, quy định tại Chương II về trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước, gia đình, xã hội và bản thân thanh niên để làm cơ sở pháp lý định hướng cho thanh niên rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu nâng cao trách nhiệm đối với dân tộc, đất nước, xã hội, gia đình và đối với chính bản thân mình.
– Thứ hai, quy định cụ thể nguồn lực thực hiện chính sách Nhà nước đối với thanh niên:
Trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Luật Thanh niên năm 2020 quy định Nhà nước bảo đảm nguồn lực để xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với thanh niên theo quy định của pháp luật (Điều 6). Nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách Nhà nước; các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và khoản đóng góp. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền bố trí đủ nguồn nhân lực cũng như nguồn kinh phí triển khai chính sách, pháp luật đối với thanh niên trong thời gian tới.
– Thứ ba, bổ sung quy định về Tháng Thanh niên:
Khoản 1 Điều 9 Luật Thanh niên năm 2020 quy định tháng 3 hàng năm là Tháng Thanh niên nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên. Việc tổ chức Tháng Thanh niên đã tiếp tục khẳng định vai trò, sứ mệnh quan trọng của thanh niên, trách nhiệm của toàn xã hội đối với thanh niên và trách nhiệm của thanh niên đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đây cũng là tháng để thanh niên cả nước thi đua, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, xung kích, tình nguyện, thực hiện các chương trình tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy phong trào hoạt động của thanh niên trong năm.
– Thứ tư, bổ sung quy định về đối thoại thanh niên:
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luật Thanh niên năm 2020 quy định tại Điều 10 về đối thoại với thanh niên. Theo đó, định kỳ người đứng đầu chính quyền các cấp có trách nhiệm trực tiếp đối thoại với thanh niên nhằm giải quyết các kiến nghị, đề xuất của thanh niên thông qua những hoạt động đối thoại với thanh niên.
– Thứ năm, chính sách của Nhà nước đối với thanh niên:
Luật Thanh niên năm 2020 đã tách các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên thành một chương riêng, được thiết kế theo hướng vừa quy định chính sách khung vừa quy định chính sách cụ thể, có tính chất định hướng trên các lĩnh vực gần với thanh niên như học tập và nghiên cứu khoa học; về lao động, việc làm; về khởi nghiệp; về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; về văn hóa, thể dục, thể thao, về bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời quy định chính sách đối với một số nhóm thanh niên cụ thể, thanh niên xung phong; thanh niên tình nguyện; thanh niên có tài năng; thanh niên là người dân tộc thiểu số; thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhóm yếu thế phát triển và phát huy nhóm thanh niên tích cực, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng thanh niên.
– Thứ sáu, trách nhiệm của tổ chức thanh niên:
Kế thừa Luật Thanh niên năm 2005, Luật Thanh niên năm 2020 quy định tại Chương IV về trách nhiệm của tổ chức thanh niên, trong đó, quy định vị trí, vai trò của tổ chức thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam; đồng thời, quy định trách nhiệm của tổ chức thanh niên đối với thanh niên. Đặc biệt tại Điều 30 quy định chính sách của Nhà nước đối với tổ chức thanh niên để tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tổ chức thanh niên hoạt động.
– Thứ bảy, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên.
Luật quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong việc phối hợp bảo vệ, chăm sóc, tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, lao động an toàn, phát triển thể lực, trí tuệ, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam thành lập các tổ chức nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên. Ngoài ra, Luật quy định rõ trách nhiệm của cơ sở giáo dục, gia đình trong việc chăm lo, bảo đảm cho thanh niên được: học tập, phát triển tài năng, giáo dục, rèn luyện nhân cách, đạo đức, chăm sóc rèn luyện sức khỏe, định hướng nghề nghiệp, lao động việc làm.
– Thứ tám, cơ quan quản lý Nhà nước về thanh niên.
Luật Thanh niên năm 2020 quy định 08 nội dung quản lý Nhà nước về thanh niên; quy định trách nhiệm của Chính phủ trong thống nhất quản lý Nhà nước về thanh niên; trách nhiệm của Bộ Nội vụ – cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về thanh niên; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thanh niên và việc tổ chức triển khai chính sách, pháp luật đối với thanh niên.