Luật thuế tài sản sắp tới sẽ được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là nhà đất và các động sản phải đăng ký quyền sở hữu như tàu bay, du thuyền, ô tô. Cụ thể như sau:
1. Đối tượng chịu thuế tài sản đối với đất gồm:
+ Đất ở gồm: đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt độngkhoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở.
– Đối tượng không chịu thuế tài sản đối với đất gồm:
+ Đất nông nghiệp.
+ Đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở gồm: đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng (gồm đất giao thông; thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí cộng đồng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác); đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối, và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác (gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa lâm sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở).
2. Đối với nhà và công trình xây dựng trên đất
Bộ tài chính đưa ra hai phương án như sau:
Phương án 1:
Đề nghị quy định đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tài sản đối với nhà và công trình xây dựng trên đất như sau:
– Đối tượng chịu thuế tài sản gồm: nhà ở; nhà và công trình thương mại, dịch vụ.
– Đối tượng không chịu thuế tài sản gồm: Nhà và công trình công cộng (trừ nhà và công trình thương mại, dịch vụ – theo quy định của pháp luật về xây dựng thì nhà và công trình thương mại, dịch vụ được xếp vào nhóm nhà và công trình công cộng); Nhà và công trình công nghiệp; Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
(Quy định chi tiết về nhà và các công trình xây dựng trên đất sẽ được hướng dẫn cụ thể tại các văn bản hướng dẫn thi hành theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật về xây dựng).
Phương án 2:
Đề nghị quy định đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tài sản đối với nhà và công trình xây dựng trên đất như sau:
– Đối tượng chịu thuế tài sản là nhà ở.
– Đối tượng không chịu thuế tài sản gồm: Nhà và công trình công cộng (theo quy định của pháp luật về xây dựng thì nhà và công trình thương mại, dịch vụ được xếp vào nhóm nhà và công trình công cộng nên không cần tách riêng loại này trong đối tượng không chịu thuế); Nhà và công trình công nghiệp; Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
3. Về giá tính thuế đối với đất:
– Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá 1m2 đất tính thuế. Cụ thể:
– Diện tích đất tính thuế là diện tích đất ghi trên Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất hoặc trên Quyết định giao đất, Quyết định cho thuê đất hoặc Hợp đồng giao đất, Hợp đồng cho thuê đất. Trường hợp chưa có Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất,Quyết định giao đất, Quyết định cho thuê đất, Hợp đồng giao đất, Hợp đồng cho thuê đất thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng.
Bộ tài chính đang đưa ra hai phương án xác định giá đất để tính thuế là: Tính theo giá đất do UBND tỉnh ban hành hoặc tính theo giá thị trường, Bộ tài chính đã đưa ra ưu nhược điểm của cả hai phương pháp.
Tuy nhiên, phương pháp tính theo giá do UBND tỉnh ban hành sẽ đảm bảo ổn định và thống nhất hơn so với phương pháp tính theo giá thị trường.
Đối với việc xác định giá tính thuế đối với nhà, Bộ tài chính đưa ra phương án xác định như sau:
Giá tính thuế đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế được xác định bằng diện tích nhà tính thuế nhân với giá 1m2 nhà tính thuế. Cụ thể:
– Diện tích nhà tính thuế là toàn bộ diện tích nhà sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở.
– Giá 1m2 nhà tính thuế được xác định như sau:
+ Đối với nhà mới xây dựng: Giá 1m2 nhà tính thuế là giá 1m2 nhà xây dựng mới theo từng cấp, hạng nhàdo UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm tính thuế (giá 1m2 nhà xây dựng mới được xây dựng căn cứ trên suất vốn đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành).
+ Đối với nhà đã qua sử dụng: Giá 1m2 nhà tính thuế bằng giá 1m2 nhà xây dựng mới theo từng cấp, hạng nhà do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm tính thuế nhân với tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà do UBND cấp tỉnh ban hành theo thời gian sử dụng nhà tại thời điểm tính thuế (hiện nay, UBND cấp tỉnh đang ban hành tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà để tính lệ phí trước bạ đối với nhà).
4. Về thuế suất tính thuế:
Bộ tài chính đưa ra hai phương án như sau:
Phương án 1:
– Đối với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh; đất xây dựng nhà chung cư): áp dụng mức thuế suất là 0,3% trên toàn bộ giá trị đất.
– Đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế:
Phương án a:
STT |
Giá trị nhà tính thuế |
Thuế suất |
1 |
Phần giá tính thuế đối với nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống |
0% |
2 |
Phần giá tính thuế đối với nhà trên 1 tỷ đồng |
0,3% |
Phương án b:
STT |
Giá trị nhà tính thuế |
Thuế suất |
1 |
Phần giá tính thuế đối với nhà từ 700 triệu đồng trở xuống |
0% |
2 |
Phần giá tính thuế đối với nhà trên 700 triệu đồng |
0,3% |
– Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng vào mục đích kinh doanh:
Phương án c:
STT |
Loại đất |
Thuế suất |
1 |
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để xây dựng nhà hàng: áp dụng thuế suất bằng 130% mức thuế suất chung |
0,39% |
2 |
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp khác thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng vào mục đích kinh doanh: áp dụng thuế suất bằng 75%mức thuế suất chung |
0,23% |
Phương án b: Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng một mức thuế suất là 0,23% (bằng 75% mức thuế suất chung).
– Đối với đất sử dụng không đúng mục đích; đất và nhà thuộc đối tượng chịu thuế không đưa vào sử dụng: áp dụng mức thuế suất là 1% để góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất, hạn chế việc sử dụng đất lãng phí.
– Đối với đất và nhà thuộc đối tượng chịu thuế lấn, chiếm: áp dụng mức thuế suất là 2% để góp phần hạn chế tình trạng chiếm dụng đất công.
Phương án 2:
– Đối với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh; đất xây dựng nhà chung cư): áp dụng mức thuế suất là 0,4% trên toàn bộ giá trị đất.
– Đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế:
Phương án a:
STT |
Giá trị nhà tính thuế |
Thuế suất |
1 |
Phần giá tính thuế đối với nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống |
0% |
2 |
Phần giá tính thuế đối với nhà trên 1 tỷ đồng |
0,4% |
Phương án b:
STT |
Giá trị nhà tính thuế |
Thuế suất |
1 |
Phần giá tính thuế đối với nhà từ 700 triệu đồng trở xuống |
0% |
2 |
Phần giá tính thuế đối với nhà trên 700 triệu đồng |
0,4% |
– Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng vào mục đích kinh doanh:
Phương án c:
STT |
Loại đất |
Thuế suất |
1 |
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để xây dựng nhà hàng: áp dụng thuế suất bằng 130% mức thuế suất chung |
0,52% |
2 |
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp khác thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng vào mục đích kinh doanh: áp dụng thuế suất bằng 75%mức thuế suất chung |
0,3% |
Phương án b: Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng một mức thuế suất là 0,3% (bằng 75% mức thuế suất chung).
– Đối với đất sử dụng không đúng mục đích; đất và nhà thuộc đối tượng chịu thuế không đưa vào sử dụng: áp dụng mức thuế suất là 1% để góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất, hạn chế việc sử dụng đất lãng phí.
– Đối với đất và nhà thuộc đối tượng chịu thuế lấn, chiếm: áp dụng mức thuế suất là 2% để góp phần hạn chế tình trạng chiếm dụng đất công.
Trong hai phương án trên có thể thấy được mức thuế suất đang áp dụng ở đây giao động từ 0.2% đến 0.4%, đối với nhà có giá trị dưới 700 triệu hoặc 1 tỷ sẽ có mức thuế suất bằng 0%, tức là sẽ không phát sinh số tiền thuế phải nộp đối với nhà trên đất.
Ngoài ra dự thảo cũng có các điều khoản liên quan đến các vấn đề về miễn thuế, giảm thuế để giảm thiểu gánh nặng nộp thuế cho một số đối tượng theo quy định.
Hiện tại, Bộ tài chính đang lấy ý kiến để xây dựng dự thảo Luật, kính mong các tổ chức, cá nhân quan tâm gửi ý kiến đến Bộ tài chính tại website chính thức của Bộ tài chính.
Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Luật LVN Group. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất.
Trân trọng./.
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Quỳnh – Bộ phận tư vấn luật thuế – Công ty luật LVN Group