1. Thương mại quốc tế là gì ?

Thương mại quốc tế có từ lâu đời và đã trải qua những thời kì phát triển khác nhau. Có thể chia sự hình thành và phát triển cùa thương mại quốc tế thành 4 thời kì sau:

Thời kì thứ nhất, bắt đầu từ thế kỉ XIX trước Công nguyên đến thế kỉ thứ IV. Trong thời kì này. hoạt động thương mại quốc tế dã được coi là hình thành khi mà các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá không còn bị bó hẹp trong từng quốc gia nhất định mà đã vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia. Một trong những sự kiện quan trọng trong thời kì này đối với thương mại quốc tế là sự hình thành “con đường tơ lụa” nối châu Á với châu Âu. Do điều kiện giao thông khó khăn, phương tiện vận tải chưa phát triển nên hoạt động thương mại quốc tế trong thời kì này chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ.

Thời kì thứ hai, kéo dài từ thế kỉ V đến thế kỉ XIII. Trong thời kì này do chiến tranh liên miên giữa các thế lực phong kiến nên thương mại quốc tế kém phát triển. Tuy nhiên, hoạt động thương mại vẫn diễn ra khá nhộn nhịp ở một số thành phố cùa châu Âu và Trung Đông – những nơi được coi là trung tâm giao dịch thương mại như Venise, Florence, Istanbul, Baghdad….

Thời kì thứ ha,được tính từ thế kỉ XIV đến năm 1945. Đây là thời kì đánh dấu sự phát triển mạnh cùa thương mại quốc tế. Do phương tiện giao thông phát triển, đặc biệt là giao thông đường biển nên việc trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước cũng vì thế mà phát triển mạnh. Trong thời kì này, để đáp ứng nhu cầu trao dổi hàng hoá mà hàng loạt các loại dịch vụ có liên quan tới hoạt động thương mại quốc tế đã hình thành và phát triển như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Thời kì thư tư, được xác định từ năm 1945 đến nay. Đây là thời kì phát triển mạnh mẽ chưa từng có của thương mại quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ này có được nhờ những thành tựu khoa học kĩ thuật về sự quan tâm đặc biệt cùa các quốc gia đối với thương mại quốc tế mà mở đầu bằng việc hình thành GATT (1947) và sự ra đời của WTO (1995).

Có thể nói, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, khái niệm thương mại quốc tế cũng phát triển. Khái niệm thương mại quốc tế đã dần được thay đổi bởi sự đa dạng về đối tượng trao đổi mua bán và sự phong phú về chủ thể.

Thứ nhất,về sự đa dạng hoá đối tượng trao đổi, mua bán trong thương mại quốc tế. Nếu ngày đầu sơ khai, đối tượng của thương mại quốc tế là hàng hoá hữu hình thì sau này, bên cạnh hàng hoá hữu hình, các dịch vụ, các hoạt động đầu tư và vấn để sở hữu trí tuệ đã trở thành đối tượng của thương mại quốc tế (TMQT).

Thứ hai, sự phong phú về chủ thể tham gia hoạt  động thương mại quốc tế. Nếu trước đây, đặc biệt là trong thời kì đầu thương mại quốc tế, chủ thể tham gia thương mại quốc tế chỉ là các cá nhân thì ngày nay trong quan hệ thương mại quốc tế, bên cạnh sự ra đời cùa rất nhiều pháp nhân thì các quốc gia cũng đang trở thành một loại chủ thể đáng kể trong lĩnh vực này.

Từ việc đa dạng hoá đối tượng và phong phú vể chủ thể trong thương mại quốc tế một cách nhanh chóng mà thuật ngữ “thương mại quốc tế trong nhiều trường hợp đã chưa được dùng một cách thống nhất. 

Ở Việt Nam, hoạt dộng thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Trong khi đó, việc mua bán hàng hoá quốc tế được hiểu là việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, theo đó hàng hoá được đưa ra, đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, thương mại quốc tế được hiểu là các hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan.

Với cách tiếp cận khái niệm thương mại như trên nên ở Việt Nam hai thuật ngữ là “International trade” (tạm dịch là thương mại quốc tế) và “international commerce” (tạm dịch là kinh doanh quốc tế) thường dược hiểu chung một nghĩa là thương mại quốc tế. Tuy nhiên, ờ nhiều nước trên thế giới, hai thuật ngữ này có nghĩa khác nhau. Nếu international trade là thuật ngữ chỉ các hoạt động thương mại quốc tế do các quốc gia thực hiện với nhau thì international commerce là thuật ngữ chỉ hoạt dộng thưcng mại quốc tế do các thương nhân tiến hành. Như vậy, có thể thấy rằng cách tiếp cận khái niệm “thương mại quốc tế” (international trade)  các nước này không giống với Việt Nam. Nếu Việt Nam lấy dấu hiệu hành vi thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia (bao gồm hành vi của quốc gia và của thương nhân) làm tiêu chí xác định quan hệ thương mại quốc tế thi ở một số nước việc xác định quan hệ thương mại quốc tế được dựa vào dấu hiệu chủ thể là quốc gia.

 

2. Luật thương mại quốc tế là gì ?

Cũng như các lĩnh vực khác, hoạt dộng thương mại quốc tế chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và những nguyên tắc pháp lí nhất định. Trong thời kì đầu tiên hình thành quan hộ thương mại quốc tế, thông qua việc trao dổi mua bán giữa các thương nhân của các nước khác nhau, những hành vi thương mại của các thương nhân này được điều chỉnh bởi chính các thoả thuận của họ. Những thỏa thuận này được gọi là “thoả thuận quân tử”, bởi vì nó được những thương nhân xác lập và tôn trọng thực hiện. Sau này, khi có sự can thiệp cùa nhà nước vào hoạt động thương mại quốc tế, những quy định pháp luật được nhà nước ban hành trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thương nhân và bảo về quyền lợi của nhà nước.

Hoạt động thương mại là các hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ và các đối tượng trao đổi khác trong thương mại. Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 (sau đây gọi tắt là Luật thương mại năm 2005) thì:

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt dộng khác nhằm mục đích sinh lợi (khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005).

Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Các yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định trên cơ sở của ba dấu hiệu là:

+ Chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau;

+ Sự kiện làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài và

+ Đối tượng của quan hệ thương mại như hàng hoá, dịch vụ hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài.

Như vậy, Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.

 

3. Cá nhân chủ thể trong Thương mại quốc tế 

Cá nhân, với tư cách chủ thể trong thương mại quốc tế là thương nhân hội đủ các điểu kiên mà pháp luật quy định. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà luật pháp các nước có thể quy định một cách cụ thể hoặc không cụ thể các điểu kiện đối với cá nhân khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế với tư cách chủ thể.

Nếu pháp luật quy định một cách cụ thể các tiêu chuẩn của chủ thể là cá nhân thì chì những người có đầy đủ tất cả những yêu cầu mà pháp luật quy định mới có thể trở thành chủ thể trong quan hệ luật thương mại quốc tế thì khi xem xét tư cách chủ thể cùa một người trong quan hệ thương mại quốc tế căn cứ vào các quy định đối với cá nhân là thương nhân trong quan hệ pháp luật thương mại trong nước đồng thời có bổ sung một số điều kiện nhất định. Nói cách khác, trong trường hợp này, cá nhân muốn trở thành chủ thể trong luật thương mại quốc tế phải là thương nhân trong quan hệ thương mại trong nước, đồng thời hội đủ các điều kiện bổ sung theo quy định cùa pháp luật để có thể tham gia giao dịch thương mại quốc tế.

Ví dụ: theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người đủ các điều kiện trở thành chủ thể trong hoạt động thương mại trong nước, nếu muốn hoạt động thương mại với nước ngoài thì phải có đầy dủ các điều kiện do Chính phủ quy định (Điều 73, Luật thương mại 2005).

Mặc dù có những quy định cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung khi đề cập việc xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ thương mại nói chung và quan hệ thương mại quốc tế nói riêng, luật pháp của hầu hết các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn pháp lý liên quan trực tiếp tới cá nhân đó là: Các điều kiện về nhân thân và các điều kiện về nghề nghiệp của cá nhân.

– Các điều kiện về nhân thân

Điều kiện nhân thân của cá nhân là điều kiện pháp lý gắn liền với một con người cụ thể. Theo quy định pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, việc xem xét điều kiện về nhân thân của một người để trở thành thương nhân không chỉ căn cứ vào năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người đó mà còn căn cứ vào những yêu cầu khác.

Ví dụ: Người muốn trở thành chủ thể trong thương mại quốc tế không chỉ đủ năng lực hành vi theo luật định mà còn phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật mỗi quốc gia như không phải là người đang chấp hành án phạt tù…

Nếu pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện của chủ thể là cá nhân trong quan hệ của luật thương mại quốc tế cơ quan có thẩm quyền tước quyền tham gia kinh doanh hoặc không phải là người đang chấp hành án phạt tù…

– Điều kiện về nghề nghiệp

Theo quy định của luật pháp nhiều nước, đặc biệl là các nước phương Tây thì những người đang làm một số nghề nhất định sẽ không dược tham gia hoạt dộng thương mại, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế.

Ví dụ: theo Luật thương mại cùa Cộng hoà Pháp thì những người làm các nghề như công chức, Luật sư của LVN Group, bác sỹ, công chứng viên, chấp hành viên… không được tham gia hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng với tư cách chủ thể. Theo quy dinh cùa pháp luật Việt Nam, thương nhân là cá nhân phải là người hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng kí kinh doanh (Điều 6 Luật thương mại năm 2005).

Nhìn chung, các quy định của nhà nước vể tiêu chuẩn pháp lí để xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ thương mại quốc tế chỉ được áp dụng cho các công dân mang quốc tịch nước đó. Đối với công dân mang quốc tịch nước ngoài có được trở thành thương nhân dể hoạt dộng thương mại quốc tế trên phạm vi lãnh thổ nước sở tại hay không, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào luật pháp của từng nước và tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trong quan hệ quốc tế, để giải quyết vấn đề này, các nước thường kí kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế, trong đó thoả thuận các nguyên tắc pháp lí trong việc xác định địa vị pháp lí của công dân nước ngoài.

 

4. Chủ thể của pháp nhân trong thương mại quốc tế 

Pháp nhân là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc công nhận khi hội đủ các diều kiện pháp lí theo quy định của pháp luật. Pháp nhân với tư cách là chủ thể trong quan hệ thương mại nói chung và trong quan hệ thương mại quốc tế nói riêng được tồn tại dưới nhiều hình thức như công ty, hãng kinh doanh… Theo quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới, pháp nhân với tư cách chủ thể của quan hệ thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng được gọi là thương nhân. Các tiêu chuẩn pháp lí dể xác định tư cách thương nhân của pháp nhân được quy định trong luật thương mại của các nước.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và có quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức, bằng các phương thức mà pháp luật không cấm (khoản 1.2 Điều 6 luật thương mại năm 2005).

Trên nguyên tắc tự do kinh doanh trong thương mại quốc tế, pháp luật của hầu hết các nước cho phép mọi pháp nhân là thương nhân khi có đầy đủ điều kiện tham gia hoạt động thương mại trong nước thì cũng được phép tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, do tính quan trọng và phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế mà pháp luật cùa một số nước còn đưa ra một số điều kiện bổ sung để xác định tư cách chủ thể đối với loại thương nhân này.

Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng ký theo pháp luật nước ngoài hoạt động tại nước sở tại. Trong quá trình hoạt động, thương nhân phải tuân theo pháp luật của nước nơi nó hoạt động.

Ví dụ: theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện quyềa và nghĩa vụ theo quy dinh của pháp luật Việt Nam (Điều 16 Luật thương mại 2005). 

 

5. Chủ thể quốc gia trong thương mại quốc tế 

Trong thương mại quốc tế, quốc gia tham gia với tư cách chủ thể trong hai trường hợp:

Một là, kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về thương mại;

Hai là, tham gia giao dịch thương mại với các chủ thể khác như cá nhân và pháp nhân.

Trong trường hợp thứ nhất, với tư cách chủ thể trong quan hệ quốc tế, quốc gia kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế. Trong đó, quốc gia thỏa thuận với các quốc gia khác về quyền và nghĩa vụ của mình trong thương mại quốc tế.

Ví dụ: khi kí kết Hiệp định chung thuế quan và thương mại (GATT) các nước thành viên đã cam kết thực hiện những điều đã thoả thuận; hoặc khi tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) các nước thành viên phải tuân thủ quy chế và các quy định được ghi nhận trong các hiệp định của tổ chức này.

Trong trường hợp thứ hai, quốc gia tham gia quan hệ thương mại quốc tế với các chủ thể khác như cá nhân và pháp nhân. Khi tham gia quan hệ này, quốc gia luôn là chủ thể đặc biệt và được hưởng quy chế đặc biệt. Theo đó. một số nguyên tắc trong giao dịch hợp đồng sẽ bị hạn chế áp dụng nếu các quốc gia tham gia với tư cách chủ thể không tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình, cụ thể là:

Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng. Về mặt lí luận, khi tham gia kí kết hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng, các bên chủ thể của quan hệ hợp đồng luôn bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng mà một bên chủ thể là nhà nước thì nguyên tắc bình đằng hầu như không được đặt ra. Nói cách khác, khi hợp đồng kinh doanh được kí kết giữa quốc gia và thương nhân (thể nhân hoặc pháp nhân) thì nguyên tắc bình đẳng giữa các bên chủ thể không được áp dụng. Bởi vì, khác với các loại chủ thể khác như thể nhân và pháp nhân, quốc gia là loại chủ thể có chủ quyền. Quốc gia có quyền tối cao trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Về mặt thực tế, quốc gia có đầy đủ điều kiện để thực hiện quyền tối cao đó.

Ví dụ: quốc gia có pháp luật, nắm cơ sở kinh tế, hệ thống ngân hàng, tiền tệ, lực lượng lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên… để thực hiện quyền tối cao của mình. Vì các điều kiện trên đây mà khi tham gia quan hệ dân sự nói chung và quan hệ kinh doanh quốc tế nói riêng, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ về chủ quyền (sovereign immunity).

Thứ hai, nguyên tắc chọn luật: về mặt lí luận, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên chủ thể, do dó các bên có quyền thoả thuận tất cả những vấn đề mà pháp luật không cấm. Trên cơ sở của lí luận này, trong hợp đồng thương mại quốc tế, các bên có quyền thoả thuận tất cả những vấn đề mà pháp luật nơi kí kết hợp đồng không cấm, trong đó có cả việc chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Các bên có thể chọn luật do các bên mang quốc tịch, luật nơi kí kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng… Tuy nhiên, trong trường hợp hợp đồng mà một bên chủ thể là quốc gia thì vấn đề chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó không được đặt ra vì pháp luật áp dụng cho hợp đồng sẽ là pháp luật của quốc gia với tư cách chủ thể của quan hệ hợp đồng đó.

Như vậy, về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lí, tất cả các quốc gia, không kể diện tích lớn hay nhỏ, dân cư nhiều hay ít, tiềm lực kinh tế mạnh hay yếu… khi tham gia kí kết các hợp đồng với thương nhân đều được hường quyền ưu đãi đặc biệt. Theo đó, quốc gia có quyền đương nhiên áp dụng luật của nước mình vào hợp đồng và nếu có tranh chấp xày ra thì được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Nội dung cùa quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là: Không cơ quan xét xử nào có quyền xét xử quốc gia; tài sản của quốc gia không bị áp để bảo đảm sơ bộ cho một vụ kiện và quốc gia sẽ không bị ràng buộc bởi các phán quyết của toà án nước ngoài chống lại quyền lợi cùa mình.

Sự ưu đãi dặc biệt của quốc gia trong quan hệ dân sự nói chung và trong kinh doanh quốc tế nói riêng, như đã trình bày trên đây, đã làm hạn chế rất nhiều các giao dịch kinh doanh giữa quốc gia với thương nhân. Tuy nhiên, trong khoảng hơn hai mươi năm trở lại đây, học thuyết về quyền miễn trừ quốc gia có giới hạn (The doctrine of restricted state immunity) đã và đang ngày càng được áp dụng một cách phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế. Theo học thuyết này thì quốc gia có thể tự hạn chế quyền miễn trừ của mình. Trong trường hợp này, quốc gia sẽ chịu trách nhiêm pháp lí trong quan hệ hợp đồng giống như các chủ thể khác.

Việc quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình có ý nghĩa rất quan trọng về lí luận cũng như thực tiễn đối với việc thúc đẩy các giao dịch thương mại quốc tế. Nó tạo ra môi trường pháp lí bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự, đặc biệt là quan hệ hợp đồng, nhằm thu hút sự tham gia cùa các thể nhân và pháp nhân nước ngoài. Đế thực hiện quyền này của mình, quốc gia quy định trong luât pháp nước mình những trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia.

Ví dụ: Luật VC miễn trừ chủ quyền nước ngoài của Hoa Kỳ năm 1976 (Foreign Sovereign Immunities Act 1976).

Trong đó quy định ràng một quốc gia nước ngoài sẽ không được hường quyền miền trừ xét xử trước toà án của Hoa Kỳ nếu quốc gia nước ngoài đó đã tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia (Điều 1605). Ngoài việc quy định trong luật pháp nước mình về các trường hợp từ bỏ quyền miền trừ quốc gia, trong quan hệ quốc tế, các quốc gia tham gia kí kết các điều ước quốc tế trong đó tự nguyện từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia trong một số trường hợp nhất định.

Ví dụ: để giải quyết những tranh chấp giữa quốc gia với công dân mang quốc tịch nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, một số nước đã kí kết và tham gia Công ước Washington (1965) về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư giữa các quốc gia và các công dân nước khác. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp giữa các bên dược tiến hành trước tổ chức trọng tài thiết chế và dưới sự giám sát của Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư (International Centre for the Settlement of Investment Disputes – ICSID).

Luật LVN Group (sưu tầm và biên tập)