1. Lương tham gia bảo hiểm xã hội là gì?
Lương tham gia bảo hiểm xã hội là mức lương được ghi trong hợp đồng lao động đã được thỏa thuận ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mức lương này dùng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước về Luật Lao động.
Trong đó mức lương của người lao động để tham gia bảo hiểm xã hội không được thấp hơn mức tối thiểu vùng. Còn mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa không vượt quá 20 lần mức lương cơ sở theo quy định.
2. Cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng
Cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng được xác định như sau:
Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng | = | Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | x | Tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
Trong đó mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp về lao động: tiền lương, phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút; các phụ cấp có tính chất tương tự; các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả lương thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Đối với mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung như đã nêu ở trên sẽ là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Các khoản thu nhập không tính để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có: tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; tiền hỗ trợ xăng xe; khoản hỗ trợ điện thoại; khoản hỗ trợ đi lại; khoản hỗ trợ tiền nhà ở; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết; khoản trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp… và những khoản hỗ trợ, khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động sẽ được xác định chi tiết ở phần sau.
3. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động
Theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức lương đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở lương tháng của người lao động.
Trong đó mức lương đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng đã bao gồm mức phí đóng vào các quỹ như: quỹ hưu trí, quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nhiệp. Cụ thể mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính như sau:
Chú thích:
– HT: Hưu trí
– ÔĐ-TS: Ốm đau, thai sản
– TNLĐ-BNN: Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
– BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
– BHYT: Bảo hiểm y tế
Theo bảng tính này có thể thấy, dựa trên mức lương cơ sở của người lao động, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đóng 21.5% và người lao động sẽ đóng 10.5%. Nếu trường hợp doanh nghiệp bắt người lao động đóng hết 32% tức là đang làm sai quy định.
4. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là số tiền cần đóng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định. Cụ thể trong từng trường hợp:
– Đối với người lao động bình thường hoặc chức danh trong công việc đơn giản nhất: mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu ít nhất phải bằng so với mức lương tối thiểu quy định.
– Đối với người lao động qua học nghề, đào tạo nghề: mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định.
– Đối với người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm: mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu cao hơn ít nhất 5% so với mức lương tối thiểu quy định.
– Đối với người lao động làm việc trong môi trường đặc biệt gây độc hại, nguy hiểm, có hóa chất nhiều: mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định.
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ được thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thay thế Nghị định 90/2019 Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
Địa bàn doanh nghiệp thuộc vùng | Mức lương tối thiểu cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Lao động làm việc đơn giản trong điều kiện làm việc bình thường) |
Vùng I | 4.680.000 |
Vùng II | 4.160.000 |
Vùng III | 3.640.000 |
Vùng IV | 3.250.000 |
Địa bàn doanh nghiệp thuộc vùng | Mức lương tối thiểu cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Lao động đã qua học nghề hoặc đã được đào tạo) |
Vùng I | 5.007.600 |
Vùng II | 4.451.200 |
Vùng III | 3.894.800 |
Vùng IV | 3.477.500 |
Địa bàn doanh nghiệp thuộc vùng | Mức lương tối thiểu cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm) |
Vùng I | 4.914.000 |
Vùng II | 4.368.000 |
Vùng III | 3.822.000 |
Vùng IV | 3.512.500 |
Địa bàn doanh nghiệp thuộc vùng | Mức lương tối thiểu cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Lao động làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại, nguy hiểm) |
Vùng I | 5.007.600 |
Vùng II | 4.451.200 |
Vùng III | 3.894.800 |
Vùng IV | 3.477.500 |
Trong đó, danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ.
5. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa được tính bằng 20 tháng lương cơ sở. Trong đó lương cơ sở là mức lương căn cứ dùng để:
– Tính toàn bộ các khoản tiền liên quan đến lương và phụ cấp có trong bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức…
– Tính các khoản mà Doanh nghiệp phải trích nộp chi trả thực hiện nghĩa vụ, chế độ của người lao động được hưởng.
– Các loại chi phí phát sinh cho các hoạt động, sinh hoạt chung của doanh nghiệp.
Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng. Nên từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023, mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa là: 1.490.000 x 20 = 29.800.000 đồng/tháng.
Ngày 11/11/2022, Quốc hội đã tổ chức phiên họp thuộc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và tiến hành biểu quyết thông qua một số nội dung liên quan đến dự toán ngân sách nhà nước trong thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với gần 91% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Theo đó, điều chỉnh mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (tăng 20.8% so với mức lương cơ sở hiện hành). Vì vậy, từ ngày 01/7/2023, Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa là: 1.800.000 x 20 = 36.000.000 đồng/tháng.
6. Đóng BHXH tối thiểu bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu và đóng bao nhiêu năm thì được hưởng tối đa?
Căn cứ theo một số điều luật:
– Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 sửa đổi Điều 54 Luật Bảo hiểm xa hội năm 2014;
– Điều 6 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Khoản 11, 12, 13 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo quy định tại một số điều luật trên, để được hưởng lương hưu thì còn tùy vào đối tượng tham gia đóng bảo hiểm và thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:
– Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ Đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, người đi làm tại các công ty, doanh nghiệp theo hợp đồng lao động, đi xuất khẩu lao động (hợp pháp), hạ sĩ quan, công an nhân dân, cấp quản lý doanh nghiệp… làm việc trong môi trường bình thường khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu.
+ Đối với người lao động làm những công việc nặng nhọc trong môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm hoặc những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên) khi nghỉ việc có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xa hội trong thời gian làm việc các công việc trên và tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì được hưởng lương hưu.
+ Đối với người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò khi nghỉ việc có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian làm việc các công việc trên và tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì được hưởng lương hưu.
– Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu.
– Người lao động vừa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật LVN Group. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.0191 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua Email để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group.