1. Ưu, nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh

Ưu điểm khi thành lập hộ kinh doanh:

– Hồ sơ thành lập và thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản hơn so với thành lập doanh nghiệp.

– Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế đơn giản hơn. Hộ kinh doanh có thể đóng thuế khoán hằng năm, không phải thực hiện khai thuế hàng tháng như doanh nghiệp.

– Chế độ chứng từ, sổ sách, kế toán đơn giản;

– Hiện nay theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm. Theo đó, hộ kinh doanh phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và thông báo với Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Nhược điểm của hộ kinh doanh:

– Chủ thể thành lập hộ kinh doanh thu hẹp lại chỉ bao gồm: Cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình (Không còn “nhóm các cá nhân” như trong luật cũ nữa).

– Bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp hoặc trở thành thành viên của doanh nghiệp: Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh khác

– Các thành viên trong hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn – chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình cho mọi khoản nợ, nghĩa vụ của hộ kinh doanh;

– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân;

– Không được tự đặt in hoá đơn, nếu muốn sử dụng liên hệ mua với cơ quan thuế, số lượng hoá đơn sử dụng cũng bị hạn chế;

2. Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 87 nghị định 01/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

Đối với một cá nhân đăng ký kinh doanh, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Giấy tờ chứng minh nhân thân (CMTND; CCCD).

Đối với hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh, hồ sơ đăng ký có:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Giấy tờ chứng minh nhân thân;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Nơi nộp: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc (kể từ nhận nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ).

Lệ phí: Theo dạnh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành

3. Bảo hộ thương hiệu là gì ? Sự cần thiết thực hiện việc bảo hộ thương hiệu

Có lẽ quý khách hàng đã không ít lần nghe thấy hoặc nhìn thấy những cái tên như Chanel, D&G, LV, KFC, McDonald’s, BMW, LVN Group,… Đó là một trong những công cụ nhận diện thương hiệu của các doanh nghiệp, công ty. Bộ nhận diện thương hiệu của một đơn vị kinh doanh có thể bao gồm Logo công ty, Nhãn hiệu hàng hoá, sản phẩm, Logan, Card visit, Đồng phục,… những công cụ khiến khách hàng, đối tác khiến khách hàng vừa nhìn vào đã nhận ra ngay đây là công ty nào, đây là sản phẩm của công ty nào, nhân viên, đồng phục của công ty nào. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải công cụ nhận diện thương hiệu nào cũng cần đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thường chỉ những công cụ chủ chốt, quan trọng, có giá trị thương mại,… mới cần thực hiện việc bảo hộ như: Logo công ty, nhãn hiệu hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của công ty, kiểu dáng công nghiệp bao bì, chai lọ, sản phẩm hoặc các phương thức, giải pháp, công thức kinh doanh,…Vậy, bảo hộ thương hiệu là gì ? Và tại sao cần phải bảo hộ thương hiệu ?

Bảo hộ thương hiệu là việc chủ sở hữu thương hiệu thực hiện các thủ tục theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ bộ nhận diện thương hiệu của chính doanh nghiệp của mình, tránh sự xâm phạm bất hợp pháp của các chủ thể khác như ăn cắp logo, nhãn hiệu – nhằm gây nhầm lẫn cho khách hàng – cạnh tranh không lành mạnh, ăn cắp bí quyết, phương pháp, công thức – bí mật kinh doanh của công ty hoặc ăn cắp tên thương mại khiến đơn vị kinh doanh phải đổi tên hoặc mất uy tín, mất khách hàng. Bảo hộ thương hiệu đối với mỗi chủ thể kinh doanh mang những ý nghĩa quan trọng như sau:

Thứ nhất, thực hiện việc đăng ký bảo hộ thương hiệu theo quy định sẽ đạt được sự bảo hộ của pháp luật trước các hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể khác.

Như đã nêu ở trên, các công cụ nhận diện thương hiệu nếu không được bảo hộ tức là doanh nghiệp không chú ý đến việc giữ thương hiệu trong khi đã xây dựng đựợc thương hiệu sẽ rất dễ dẫn đến việc bị đánh cắp hay nói cách khác là doanh nghiệp có thể bị mất trắng công sức xây dựng, tạo dựng giá trị trên thị thường. Ví dụ như: cà phê Trung Nguyên bị đăng ký thương hiệu trước ở Mỹ; tiếp đến là kẹo dừa bến tre tại Trung Quốc…. Nguyên nhân của những trường hợp trên là các Doanh nghiệp đã không đăng kí bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật. Dẫn đến việc thương hiệu của Doanh nghiệp bị đối thủ giành mất. Các doanh nghiệp lơ là trong việc bảo hộ thương hiệu thì các hộ kinh doanh đặc biệt là những hộ kinh doanh nhỏ thường quên luôn việc này. 

Chủ hộ kinh doanh thường không để tâm hoặc không nghĩ tới việc khi sản phẩm, dịch vụ của mình có tiếng trên thị trường thì đó là miếng mồi ngon cho những người khác đánh cắp tên, nhãn hiệu để trục lợi cho mình. 

Thứ hai, đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp phân biệt giữa thương hiệu với các đối thủ khác.

Số lượng hộ kinh doanh trên cả nước là một con số không hề nhỏ, chưa kể tới việc hộ kinh doanh còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng thị trường. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu chính là cách hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Đồng thời, việc đăng kí bảo hộ thương hiệu là cơ sở pháp lí để bảo vệ hàng hóa của mình khi bị làm nhái, làm giả hoặc khi thương hiệu bị đánh cắp. Đặc biệt là với các hộ kinh doanh có những sản phẩm truyền thống, sản phẩm cổ truyền và công thức, bí quyết lâu đời càng cần chú trọng việc bảo hộ thương hiệu này.

Thứ ba, đăng ký bảo hộ thương hiệu góp phần làm tăng giá trị thương mại và quảng bá thương hiệu.

Việc đăng kí thương hiệu sẽ làm giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp được tăng lên đáng kể. Đồng thời khi lợi ích kinh tế được tăng lên thì uy tín của hộ kinh doanh cũng được nâng lên. Mang lại những lợi ích to lớn khác như chuyển giao quyền sử dụng; hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho mình.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng giúp các hộ kinh doanh nhỏ lẻ được nhận diện tốt hơn trên thị trường. Khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp thương hiệu của hộ được biết đến rộng rãi.

Để đăng ký bảo hộ thương hiệu, các hộ kinh doanh có thể lựa chọn các hình thức sau:

– Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu, slogan, đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh, công thức kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp bao bì, chai lọ… tại Cục sở hữu trí tuệ.

– Đăng ký bản quyền tác giả hình vẽ logo, hình vẽ bao bì sản phẩm,… tại Cục bản quyền tác giả.

Việc lựa chọn hình thức nào sẽ đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn 1900.0191 để được hỗ trợ một cách chi tiết nhất.

4. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo tại Công ty Luật TNHH LVN Group

Trước tiên, công ty bạn cần thiết kế một mẫu logo hoàn chỉnh dưới dạng hình ảnh, chữ hoặc kết hợp cả hình và chữ. Để đăng ký bảo hộ logo công ty, quý công ty cần thực hiện các công việc sau:

Bước 1: Thực hiện việc tra cứu sơ bộ nhãn hiệu.

Quý công ty có thể gửi mẫu logo/nhãn hiệu qua email [email protected]của Công ty Luật LVN Group hay gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 nhấn phím 9 để được hỗ trợ. 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ logo công ty

Thành phần hồ sơ chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu gồm:

– Tờ khai nhãn hiệu (mẫu 04-NH);

– 08 mẫu logo (kích thước 80mm x 80mm);

Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký logo sẽ được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Nộp phí và lệ phí theo quy định.

Chuyên viên của Cục sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc tra cứu chính thức để xác nhận lại khả năng logo có được đăng ký bảo hộ hay không.

Thời hạn giải quyết:

Thông thường, thời gian thực hiện đăng ký nhãn hiệu, cấp văn bằng bảo hộ sẽ rơi vào khoảng từ 9 – 12 tháng, trong đó:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nhận đủ đơn hợp lệ;

– Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung: 06 – 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

Phí và lệ phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp và Thông tư số 31/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành.

5. Thủ tục đăng ký bản quyền do Công ty Luật TNHH LVN Group thực hiện

Hồ sơ đăng ký bản quyền logo, bao gồm:

– Tờ khai đăng ký của bản quyền tác giả

– 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố.

– Hai bản sao chứng minh nhân dân của tác giả có công chứng

– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả

– Giấy uỷ quyền của tác giả nếu nộp đơn theo ủy quyền

– Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không sao chép tác phẩm (logo) từ tổ chức, cá nhân khác

Thủ tục đăng ký:

Hồ sơ đăng ký bản quyền logo được nộp tại Cục bản quyền tác giả hoặc Sở văn hóa- thể thao và du lịch nơi mà tác giả, chủ sở hữu cư trú/ có trụ sở. Nộp phí và lệ phí theo quy định. Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Trân trọng!