1. Doanh nghiệp thương mại là gì?

Doanh nghiệp thương mại là những đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích thực hiện các hoạt động trong kinh doanh thương mại, tổ chức mua bán hàng hóa với mục đích mang lại lợi nhuận.

Doanh nghiệp thương mại là mô hình doanh nghiệp được pháp luật quy định chặt chẽ, có các đặc điểm nhận diện như sau:

  • Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại là thực hiện việc đưa hàng hóa, sản phẩm sản xuất đến tay người sử dụng, khách hàng.
  • Các sản phẩm của doanh nghiệp thương mại là các hàng hóa, sản phẩm từ những doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ.
  • Mục tiêu chính mà doanh nghiệp thương mại hướng tới là lợi nhuận và mang lại những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Những đặc điểm trên đã tạo nên những nét đặc thù của doanh nghiệp thương mại. Nhưng để mang đến những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của người sử dụng thì đòi hỏi doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp dịch vụ phải có sự liên kết chặt chẽ, cùng hợp tác để tạo ra các giá trị tốt nhất cho xã hội.

2. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Điều 4 khoản 1 Luật cán bộ công chức)

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Điều 4 khoản 1 Luật cán bộ công chức)

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Điều 2 luật viên chức) 

3. Viên chức có được mở công ty để kinh doanh không?

Câu hỏi: Chào Luật sư. Hiện tại tôi đang là giáo viên dạy cấp 2 tại một trường công lập. Do được giới thiệu mối làm ăn nên tôi có dự định mở công ty để kinh doanh, buôn bán các mặt hàng phục vụ học sinh và các nhu cầu nhu yếu phẩm. Tôi không biết làm như vậy có được không?

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

– Cơ sở pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp 2020;

– Luật Viên chức 2010;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

– Luật sư tư vấn:

Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền thành lập doanh nghiệp như sau:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua cổ phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Theo đó, Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được phép thành lập doanh nghiệp.

Hiện tại, bạn đang là giáo viên giảng dạy tại đơn vị sự nghiệp công lập. Trong khi đó, Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:

Điều 2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018 thì Cán bộ, công chức, viên chức không được: 

d) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật này có quy định khác

Như vậy, đối với trường hợp của bạn hiện thì bạn chưa đủ đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Viên chức. Bạn chỉ có quyền góp vốn, mua cổ phần của công ty cổ phần, công ty TNHH, nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty.

4. Cán bộ, công chức, viên chức có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Mặc dù không được thành lập doanh nghiệp nhưng cán bộ, công chức, viên chức được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trong điều kiện:

  • Không tham gia quản lý, điều hành công ty (Khoản 2, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020)
  • Nếu bản thân là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. (Khoản 4, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020)

Việc tham gia góp vốn của cán bộ, công chức, viên chức cũng giới hạn đối với từng loại hình doanh nghiệp. Họ chỉ được tham gia góp vốn đối với một số loại hình doanh nghiệp với những vị trí nhất định không có quyền quản lý, bao gồm:

  • Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn.              
  • Đối với công ty hợp danh, cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn.
  • Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn, cán bộ, công chức, viên chức không được góp vốn vào loại hình này. Vì theo quy định, việc góp vốn vào công ty Trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn sẽ trở thành người có quyền quản lý.

5. Tại sao cán bộ, công chức, viên chức không được quyền thành lập doanh nghiệp?

Công chức là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan Nhà nước và là người nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Họ được hưởng lương theo chế độ chính sách riêng của Nhà nước do vậy pháp luật phải có quy định hạn chế họ tham gia vào các hoạt động thành lập và quản lý doanh nghiệp để ngăn ngừa tình trạng tham nhũng có thể xảy ra. Tình trạng này có thể do sự không minh bạch trong các hoạt động kinh doanh đan xen với việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong cơ quan nhà nước, sự xao nhãng nhiệm vụ do tư lợi cá nhân, thậm chí có thể dẫn đến sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Cũng vì lý do đó, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định công chức là người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan Nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý hoặc để vợ/chồng; bố/mẹ; con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đó.

Ngoài ra, công chức còn không được thực hiện góp vốn trong các trường hợp sau theo pháp luật cán bộ công chức:

+ Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong Hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.         

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn.        

+ Đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên góp vốn không được tham gia với tư cách thành viên hợp danh.