1. Lý do cần đến Luật pháp

Hiện nay, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Sở dĩ phải có pháp luật là bởi vì: “Pháp luật là các quy định chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.”

Cũng như vậy, từ trước đến nay đều cần đến pháp luật, cụ thể một số nhà triết gia nêu nguyên nhân, lý do con người cần luật pháp như sau:

– Theo Lloyd Luckman: Xét theo thực tế rằng ông sẽ xem xét việc tạo ra các luật của con người. Và ông ấy viết, “Dĩ nhiên, đây là lý thuyết thuần túy, nhưng nếu Mười điều răn được mọi người tôn trọng và tuân thủ, liệu ta có cần thêm luật nào không?”

Sự phát triển của luật không phải là công trình thuần túy của lý trí. Nó phát triển từ kinh nghiệm xã hội của chúng ta, nó được hoàn thiện bởi những nỗ lực của chúng ta nhằm sống chung với nhau một cách thành công và hiệu quả, và quả thực rằng để hiểu được các chi tiết cụ thể của luật như nó hiện nay, chúng ta phải nhìn vào lịch sử; luận lý thuần túy sẽ không giải thích được luật. Cho đến đây thì Thẩm phán Holmes nói đúng. Nhưng tôi nghĩ ông ta có thể sai nếu ông ta có ý muốn nói rằng luận lý, tức khía cạnh thuần lý của luật pháp, hoàn toàn không liên quan đến thực chất của nó.

Trước hết, ta có luật đạo đức tự nhiên. Và sau đó có hai quan điểm về luật thực định: quan điểm xem luật thực định là có nền tảng hợp lý trong luật tự nhiên và quan điểm xem luật thực định là không có liên quan đến luật đạo đức tự nhiên, mà chỉ đơn giản là do ý chí quyết định và cưỡng bách thi hành.

– Luật tự nhiên không là gì cả mà chỉ là một biểu hiện của chính lý trí. Ở thái cực kia, luật thực định, nhìn từ quan điểm thực định, chỉ đơn giản là một cái gì đó do ý chí áp đặt và không có liên quan đến lý trí. Tuy nhiên, luật thực định, khi nó được xem là đặt nền tảng hợp lý trong luật tự nhiên, được coi là một cái gì đó, tuy căn cứ vào lý trí, vẫn phải được thiết lập bởi ý chí.

– Luật đạo đức tự nhiên bao gồm các nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn về công bằng. Ở cực đối lập, luật thực định – được một nhà thực định xem chỉ như một cái gì đó do ý chí quyết định và cưỡng bách thi hành – sẽ không bị coi là công bằng hoặc bất công mà chỉ là có lợi ít hay nhiều thôi. Trong khi đó, luật thực định, nhìn từ quan điểm của luật tự nhiên như một cái gì đó căn cứ vào luật tự nhiên, thì vừa công bằng ít hoặc nhiều và vừa có lợi ít hay nhiều luôn.

 

2. Luật thực định bắt nguồn từ luật tự nhiên như thế nào?

Khi có tuyên bố truyền thống về nguyên tắc đầu tiên của luật tự nhiên, châm ngôn đầu tiên của lý do thực tế là một tuyên bố chính xác về nó. Đôi khi nó được phát biểu là “Tìm kiếm cái tốt và tránh cái xấu.” Hoặc đôi khi là, “Hãy làm việc tốt, không làm hại ai, đưa về cho mỗi người những gì họ đáng hưởng, những gì thuộc về họ, của riêng họ.”

Có câu hỏi đặt ra là, các quy tắc ứng xử khác được rút ra từ nguyên tắc đầu tiên này, quy tắc ứng xử khái quát nhất này, như thế nào? Câu trả lời có vẻ là: theo hai cách.

– Thứ nhất, bằng suy diễn;

– Thứ hai, bằng xác định.

Bất kỳ người nào biết suy nghĩ, khi xem xét mệnh lệnh, “Đừng làm hại ai,” chắc chắn có thể kết luận rằng mình không nên ăn cắp những gì thuộc về người khác hoặc không nên giết người khác, đoạt mạng sống của người ta. Kết luận rằng giết người là sai hoặc ăn cắp là sai là một kết luận mà bất kỳ ai cũng có thể rút được cho mình. Đó là một suy luận đơn giản của lý trí từ nguyên tắc đầu tiên này, “Đừng làm hại ai hoặc để người ta sở hữu những gì thuộc về họ.” Và những quy tắc như, “Đừng giết người, đừng ăn cắp của người,” do đó thường được gọi là các giới luật thứ cấp của luật tự nhiên.

Làm thế nào để chúng ta đi xa hơn điều đó? Làm thế nào để chúng ta đi xa hơn những giới luật thứ cấp này? Không phải bằng cách suy luận. Theo nghĩa này, Oliver Wendell Holmes đã đúng; luận lý sẽ không làm điều đó, nhưng bằng xác định, bằng cách làm cho những giới luật thứ cấp như “Chớ giết người, chớ trộm cắp,” mang tính xác định hơn nhiều.

=> Đó là điều mà luật do con người làm ra bổ sung vào luật tự nhiên. Và nếu bây giờ bạn xem đoạn còn lại của phần đó – hãy quay lại bộ luật đó một lúc và xem đoạn còn lại của phần nói về tội cướp; nó bao gồm đoạn in chữ thường mà tôi sẽ đọc cho các bạn nghe. Phần đầu tiên là hành vi cướp được định nghĩa và sau đó nó nói tiếp về các mức độ cướp, loại hình sợ hãi vốn có thể là một yếu tố trong vụ cướp, và hình phạt cho tội cướp. Trong thực tế, nếu tôi mở bộ luật và đọc những phần đó cho các bạn nghe, các bạn sẽ thấy rằng ta có tội cướp cấp độ một và cấp độ hai tùy theo có sử dụng vũ khí chết người trong khi tiến hành cướp hoặc làm việc trộm cắp hay không. Nếu không sử dụng vũ khí, bạn có tội cướp cấp độ hai. Và hình phạt được định nghĩa hoặc xác định theo đó. “Tội cướp”, luật nói, “có thể bị phạt giam giữ trong nhà tù tiểu bang như sau: cướp ở cấp độ một không dưới năm năm, ở cấp độ hai không dưới một năm.”

Hay nói cách khác, những gì bạn thấy từ ví dụ này là việc xác định các loại trộm cắp rồi đến việc xác định các phương thức trừng phạt cụ thể cho các loại trộm cắp khác nhau này. Hai loại xác định trên là cách thức mà luật con người bổ sung một cái gì đó vào luật tự nhiên và cũng là cách thức mà luật con người được rút ra từ luật tự nhiên.

 

3. Có phải luật tự nhiên ra lệnh, luật thực định định nghĩa?

Đúng vậy, cũng như nghiên cứu, quan điểm của một số học giả, nhà triết gia trên thế giới bàn luận: Luật tự nhiên ra lệnh, còn Luật thực định sẽ định nghĩa.

– Về Luật thực định, như: Luật hình sự sẽ không nói với bất cứ ai rằng: “Đừng trộm cắp.”  Ngược lại, nó chỉ định nghĩa các loại trộm cắp và gắn cho mỗi loại trộm cắp một độ nghiêm trọng cụ thể hoặc một mức độ trừng phạt. Điều đó rất quan trọng bởi vì ta thấy cứ như luật hình sự để lại trong lương tâm của con người một hiểu biết về thực tế rằng anh ta không nên ăn cắp.

– Luật tự nhiên bảo, “Đừng trộm cắp.” Còn luật hình sự chỉ định nghĩa các loại trộm cắp và xác định các mức hình phạt cụ thể cho từng loại trộm cắp khác nhau.

Như vậy, về vấn đề trộm cắp thì cũng đúng với mọi khía cạnh khác của luật thực định. Nếu bây giờ – tuy không có thời gian để đi vào chi tiết – cụ thể là khi chuyển sang luật về tội sát nhân, bạn đọc có thể thấy rằng điều răn của luật tự nhiên: “Chớ giết người,” cũng được chia nhỏ thành một loạt các định nghĩa về tội giết người cấp độ một, giết người cấp độ hai, và nhiều loại tội sát nhân khác nhau, và tất cả những loại đó lại được phân biệt với giết người hợp pháp hoặc giết người có thể miễn thứ, giết người trong tình tiết giảm nhẹ.

Không chỉ luật hình sự mới làm điều này. Ví dụ, hãy xem hệ thống luật hợp đồng, một bộ phận lớn trong luật dân sự. Toàn bộ phận luật dân sự chi phối các hợp đồng giữa cá nhân và công ty bao gồm những xác định cho một nguyên tắc của luật tự nhiên, nguyên tắc mà bạn hiểu là “Hãy giữ lời hứa, nếu bạn không giữ lời hứa của mình, những người tin cậy vào đó, những người khác dựa vào đó, sẽ bị thiệt hại.” Luật dân sự về hợp đồng bao gồm việc xác định trong các điều kiện nào thì ta có thể tin cậy vào hợp đồng. Hợp đồng được soạn thảo thế nào? Các hình phạt cho việc phá vỡ hợp đồng là gì? Tất cả những điều đó là một tập hợp các xác định cho nguyên tắc đơn giản “Hãy giữ lời hứa”, vốn là một nguyên tắc của luật tự nhiên.

Như vậy, qua các ví dụ này các bạn có thể thấy rằng các nguyên tắc của luật tự nhiên giống như các nguyên lý phổ quát bất biến nằm bên dưới mọi xác định cụ thể của các hệ thống luật khác nhau của luật dân sự; vì luật của California thì khác về một số khía cạnh so với luật của 47 khu vực tài phán khác ở Mỹ và so với các khu vực tài phán nước ngoài. Bà Lucille McGovern, khi bà hỏi về mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật. Bà ấy hỏi: “Nội dung đạo đức của luật pháp là gì?” Và câu trả lời cho câu hỏi đó, bà McGovern, vì nội dung đạo đức của pháp luật xuất phát từ những nguyên tắc của luật tự nhiên vốn nằm trong các xác định do luật thực định đưa ra. Các xác định do luật thực định đưa ra là những điều mà tự chúng rất vô tư, trung lập. Các bang khác nhau có thể xác định ăn trộm là gì, ăn cướp là gì, làm giả là gì, biển thủ là gì, và quy định khối lượng hình phạt khác nhau cho các tội ấy. Khi ta đánh giá cái gì đó theo mức độ hiệu quả của nó thì điều đó không phải là đạo đức; nó chỉ mang tính thực tế hoặc tiện lợi thôi. Nhưng việc cướp bóc hoặc trộm cắp thì nên bị cấm và ăn trộm nên bị trừng phạt và các cấp độ trộm cắp khác nhau sẽ bị trừng phạt tương ứng với độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội hoặc mức nặng nhẹ của hành vi phạm tội, đây là một phần của công lý, đây là khía cạnh đạo đức của luật thực định.

 

4. Quá trình hình thành hệ thống pháp luật Việt Nam

Ta có thể khẳng định rằng, pháp luật Việt Nam được hình thành từ sự đơn lẻ đến tạo thành một hệ thống pháp luật.

Khi Quốc hội Khóa I ra đời, quốc hội tập trung vào nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc. Trong thời gian này, mặc dù yêu cầu lập pháp rất lớn nhưng Quốc hội chỉ ban hành được 11 luật. Tập trung cho lĩnh vực thiết yếu là tổ chức bộ máy nhà nước như bầu cử đại biểu Quốc hội; tổ chức chính quyền địa phương; nghĩa vụ quân sự; hôn nhân và gia đình; về cải cách ruộng đất; chế độ báo chí, lập hội, công đoàn; bảo đảm quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín nhân dân; đồng thời, Quốc hội ban hành 53 nghị quyết tập trung về lĩnh vực kinh tế, tổ chức chính quyền, ngoại giao, triển khai thi hành luật; phê chuẩn các sắc luật của Chính phủ. Với số lượng có hạn, các luật, nghị quyết ban hành trong khoảng thời gian 13 năm hoạt động lập pháp của Quốc hội Khóa I nhằm phục vụ xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy nhà nước, vận hành nền kinh tế thuần nông trong thời chiến và một số vấn đề về an ninh quốc phòng, ngoại giao, tôn giáo, dân tộc, quyền công dân…

Và từ sau Hiến pháp của năm 1959 đến 1975 là thời kỳ đấu tranh thống nhất đất nước. Quốc hội II, III và IV đi vào hoạt động phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến hành đấu tranh giải phóng miền Nam.

Trong thời kỳ chiến tranh gay go, ác liệt, cả nước tập trung cho tiền tuyến lớn, Quốc hội ba khóa chỉ ban hành được 7 luật, tập trung vào hoàn thiện bộ máy nhà nước mà trước kia chưa ban hành luật để điều chỉnh như tổ chức Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng ban hành 56 nghị quyết tập trung cho kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm, ngân sách nhà nước, nghị quyết về báo cáo của Chính phủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành 19 pháp lệnh đầu tiên về việc bầu cử HĐND các cấp, ban hành ngày 18.1.1961.

Vào năm 1976, Quốc hội Khóa VI (1976-1981), đất nước thống nhất hai miền Nam – Bắc, cơ hội phát triển mới mở ra xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Nhưng khó khăn, thách thức mới trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước cũng lập tức ập đến, đất nước tập trung mọi nguồn lực trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc và giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng; vượt qua bao vây cấm vận, tìm con đường cởi trói phát triển kinh tế. Những giới hạn nhận thức phát triển trong bối cảnh mới, đặc biệt là biến động của tình hình thế giới, khu vực và sự chuyển động bên trong của hệ thống nhà nước XHCN đã tác động mạnh mẽ đến con đường xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Quốc hội Khóa VI thông qua Hiến pháp 1980, ban hành được 01 luật là Luật Bầu cử Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 32 nghị quyết; UBTVQH ban hành 6 pháp lệnh. Hoạt động lập pháp thời điểm này còn mờ nhạt; hoạt động lập quy vẫn chiếm vị trí quan trọng.

Đến những năm cuối thập kỷ 80 của thời kỳ đổi mới, những nét đột phá của bộ máy nhà nước, vai trò to lớn của Quốc hội mới dần được làm rõ và khẳng định. Năm 1986, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong bài phát biểu đầu tiên tại Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa VIII đã đề cập Đất nước đổi mới, Đảng đổi mới thì Quốc hội cũng phải đổi mới. Tổng bí thư nói: Đừng biến Quốc hội thành cây kiểng (cây cảnh). Quốc hội hoạt động hình thức nhiều quá, nên từ nay phải đi vào thực chất. Đây cũng chính là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của người đứng đầu Đảng nâng cao vị trí, vai trò của Quốc hội trong đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; trong quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao; đặc biệt là hoạt động lập pháp được nâng lên tầm cao mới trước yêu cầu quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật.

Sự phôi thai của hệ thống pháp luật đầy đủ, điều chỉnh mọi mặt của đời sống xã hội đã hình thành, những thách thức lớn trong công tác lập pháp của Quốc hội cũng đặt ra những yêu cầu mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nhất là sau khi Quốc hội ban hành Hiến pháp 1992 – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới mạnh mẽ, gỡ bỏ những ràng buộc cũ về lực lượng sản xuất bó hẹp, quan hệ sản xuất lạc hậu, đa dạng các hình thức sử dụng đất đai, tư liệu sản xuất cá nhân, tập thể và nhà nước; hoàn thiện bộ máy nhà nước và nâng cao các quyền con người, quyền công dân và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó…

Hiến pháp 1992 là cơ sở với trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, một hệ thống pháp luật mới đã được Quốc hội các Khóa VIII, IX xây dựng và hoàn thiện, khắc phục căn bản tính chất, hệ quả của hệ thống pháp luật của thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp; tạo lập nền tảng pháp lý cho đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, theo nguyên tắc pháp quyền và tái cấu trúc nền kinh tế theo quy luật của thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật, pháp lệnh bước đầu đi vào ngõ ngách của cuộc sống, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương đất nước.

Đến Quốc hội Khóa IX thực sự là Quốc hội đột phá đi đầu tạo dựng nền tảng đưa hoạt động lập pháp sang một trang sử mới. Đến Quốc hội X, XI, XII, XIII, XIV, hoạt động lập pháp tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, bao quát các lĩnh vực đời sống xã hội và dần chuyên nghiệp hơn; kỹ thuật lập pháp được chú trọng, nâng cao ở tầm vóc mới từ quy trình xây dựng luật đến phương thức huy động các nguồn lực, trí tuệ, ý kiến của chuyên gia, của nhân dân, của đối tượng liên quan, sự đóng góp ngày càng sâu sắc của các đại biểu Quốc hội và vai trò dẫn dắt thẩm định của cơ quan thẩm tra…

Quốc hội Việt Nam với 30 năm hoạt động, đã ban hành được 460 đạo luật, 516 nghị quyết, UBTVQH ban hành được 148 pháp lệnh bao quát các lĩnh vực đời sống xã hội như: tổ chức bộ máy, quyền con người, quyền công dân, kinh tế, doanh nghiệp, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, tư pháp… phục vụ sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đưa đất nước hội nhập, cạnh tranh phát triển trong thời kỳ mới. Đặc biệt Quốc hội Khóa XIII đã đạt kỷ lục về số lượng luật được ban hành với Hiến pháp 2013 và 108 đạo luật. ( Tham khảo thêm Biểu đồ tỷ lệ luật điều chỉnh trên các lĩnh vực đời sống xã hội)…

 

5. Kết thúc vấn đề

Nội dung hệ thống pháp luật Việt Nam Với rất nhiều năm hoạt động có nhiều thay đổi từ các luật có tính chất khung, hay luật ống, hay các quy định còn chung chung chứa đựng mục tiêu, yêu cầu, chính sách… dần sang các luật quy định cụ thể trên các lĩnh vực áp dụng ngay trong đời sống thực tiễn quản lý, những vấn đề “chưa chín” chưa thể ban hành cứng bằng luật thì ủy quyền lập pháp xử lý… Quy trình xây dựng luật cũng được sửa đổi, bổ sung làm rõ thời gian và trách nhiệm của các cơ quan tham gia xây dựng luật. Kỹ thuật lập pháp được nâng cao bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan trong tiến trình xây dựng luật; hình thành quy trình “sản xuất luật” trong dây chuyền mà “công xưởng” là Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội và hạt nhân là đại biểu Quốc hội; góp phần đưa công tác lập pháp dần vào nề nếp, hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi giai đoạn phát triển mới của đất nước.

 

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khu

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).