1. Pháp luật là gì?

Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:

– Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

– Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.

– Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

2. Nguồn gốc của pháp luật

Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện – pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (xem phần nguyên nhân xuất hiện nhà nước) thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, … không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “Trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trị đã thông qua nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.

3. Khái niệm chính thể Quân chủ

Chính thể quân chủ là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền.

Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.

Chính thể quân chủ – trong đó quyền lực tập trung toàn bộ (hay một phần) vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế thừa. Chính thể quân chủ lại có: Chính thể quân chủ tuyệt đối ở đó người đứng đầu nhà nước – vua, hoàng đế – có quyền lực tuyệt đối và là chủ tinh thần của đất nước. Chính thể quân chủ tuyệt đối là loại hình của nhà nước phong kiến – Nhà nước không có cơ quan đại diện, không có hiến pháp. Hiện trên thế giới còn Ôman và Xuđăng là nước theo mô hình này. Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác như nghị viện. Theo mô hình này, nhà nước ban hành hiến pháp; nhà vua không còn quyền lực tuyệt đối, hoạt động theo nguyên tắc “vua trị vì nhưng không cai trị” – vua không có thực quyền.

4. Vai trò của giáo dục đối với thể chế chính trị

Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.

Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất.

Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục – đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Đối với mỗi một quốc gia, thể chế chính trị là kim chỉ Nam cho sự phát triển các lĩnh vực trong xã hội. Nhất là trong giáo dục, mỗi một quốc gia sẽ có phương hướng giáo dục rõ ràng để thế hệ trẻ ý thức được về nền chính trị của quốc gia đó. Từ đó, củng cố lòng tin và định hướng phát triển về tư tưởng theo hướng có lợi với mỗi quốc gia.

Giáo dục – đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Kinh tế và chính trị là hai khái niệm riêng biệt nhưng chúng luôn song hành với nhau trong sự phát triển của một Đất nước. Kinh tế có phát triển, chính trị, quân sự mới vững vàng và ngược lại, nếu chính trị bất ổn thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.

Các điều luật về giáo dục là những điều tiếp nhận đầu tiên của chúng ta. Vì giáo dục là chuẩn bị cho chúng ta làm người công dân, và khiến cho mỗi gia đình riêng lẻ cũng phải được cai quản theo kế hoạch của “đại gia đình” toàn dân.

Nếu nhân dân nói chung có một nguyên tắc thì mỗi gia đình cũng phải có nguyên tắc. Các luật về giáo dục trong mỗi chính thể tất nhiên không giống nhau: Trong chính thể quân chủ mục đích của giáo dục là danh diện, trong chính thể dân chủ là đạo đức, trong chính thể chuyên chế là sợ hãi.

5. Lý luận về cơ sở giáo dục trong pháp luật của chính thể Quân chủ

Ở các nước quân chủ, không phải là từ trong nhà trường dạy trẻ người ta đã tiếp thu được sự giáo dục chính yếu. Chỉ đến khi vào đời người ta mới bắt đầu tiếp thu giáo dục: Đó là nhà trường của danh diện, ông thầy học tổng quát dìu dắt chúng ta ở khắp nơi.

Ở đây người ta luôn luôn thấy và nghe ba điều: “Phải đặt vào các đức hạnh một ý niệm về sự cao quý; đặt vào các phong tục ý niệm về sự thật thà; đặt vào các cử chỉ ý niệm về lễ độ”. Những đạo đức mà người ta dạy bảo chúng ta bao giờ cũng ít hơn cái đạo đức mà ta phải giữ đối với người khác và đối với bản thân mình. Nhưng đạo đức ấy làm cho ta cao quý khác người hơn là làm cho ta chan hoà với đồng bào mình. Người ta đánh giá các hành động của con người không phải ở điểm tốt, mà ở điểm đẹp, không phải ở sự đúng đắn mà ở sự cao cả; không phải ở chỗ hợp lý mà ở chỗ phi thường.

Danh diện không phải lúc nào cũng đồng nhất với cao quý. Nhiều khi phải dùng đến người phán sét hay dùng đến phép ngụy biện mới xác định được một hành động danh diện có bao hàm ý nghĩa cao quý.

Người ta cho phép dùng mánh khoé lừa lọc khi nó gắn với ý niệm trí tuệ cao siêu hoặc hành động vì một việc trọng đại, vì trong chính trị mưu mô lừa lọc không trái với sự khôn khéo tinh vi. Người ta chỉ ngăn cấm sự nịnh hót khi nó biểu thị tính cách hèn hạ hoặc không dính với ý đồ mưu cầu nghiệp lớn.

Về mặt phong tục, tôi đã nói rằng nền giáo dục trong chính thể phong kiến phải mang tính chân thực một mức độ nào đó. Người ta thích các diễn giả nói lên sự thật không phải vì người ta yêu sự thật đâu, mà chỉ vì người diễn giả nào dám nói sự thật thựờng là người tỏ ra dũng cảm, phóng khoáng, tự do. Trong chính thể phong kiêh các diễn giả như thế chỉ bảo vệ một sự việc nào đó chứ không bảo vệ sự thật như người ta tưởng đâu. Cho nên cái tính chân thực kiểu đó không phải là tính chân thực của nhân dân; vì nhân dân hiểu tính chân thực là sự thật và sự giản dị.

Cuối cùng, nền giáo dục của chính thể phong kiến đòi hỏi trong cách cư xử phải có lễ độ một mức nào đó. Người đời sinh ra để sống chung với nhau và làm vừa lòng nhau; ai không giữ lễ độ, làm chướng tai gai mắt người khác thì sẽ thất bại, chẳng làm được điềù gì tốt đẹp. Nhưng trong chế độ phong kiến, lễ độ không bắt nguồn từ quan niệm chung của người đời như vừa nói trên, người ta lễ độ chỉ để tỏ ra hơn người. Khi lễ độ người, ta tự kiêu rằng thế là không hèn kém, không sống như hạng người bị bỏ rơi trong mọi thời đại.

Trong các nước quân chủ, lễ độ trở thành chuyện cố hữu trong triều đình. Vua là cao cả thì mọi người phải bé nhỏ lại. Từ đó suy ra cách nhìn đốì với mọi người. Đã ở trong triều đình thì người ta phải xứng đáng là người của triều đình. Phong thái các đại thần trong triều đình là từ bỏ cái oai vệ của mình vì sự cai vệ của vua. Mức độ của oai vệ hay của khiêm tốn tuỳ theo hoàn cảnh ông đại thần ở xa hay ở gần ông vua.

Trong sinh hoạt cung đình người ta tỏ rạ tế nhị về sở thích, để thể hiện sự giàu sang, sự thừa thãi. Có khi họ tỏ ra chán chường các lạc thú vì đã hưởng quá nhiều. Ý thích của người ta bị lẫn lộn, hay thay đổi, nhưng khi mà lạc thú được vừa ý thì bao giờ nó cũng được chấp nhận. Nền giáo dục hường vào đó. Ai mà thể hiện đúng điều nói trên thì được coi là người quân tử, tức là người đủ phẩm cách được chính thể quân chủ thừa nhận.

Ở đây danh diện xen vào mọi thứ, tham gia vào mọi cách suy nghĩ cũng như cảm giác, và chỉ huy cả nguyên tắc xử thế nữa kia. Cái danh diện kỳ quặc ấy bịa ra mọi thứ đạo đức, đặt ra mọi thứ quy tắc theo ý nó, mở rộng hay thu hẹp nghĩa vụ của chúng ta, mà nghĩa vụ này thật ra là bắt nguồn tù tôn giáo, trong chính trị hay trong lụân lý.

Trong chính thể quân chủ, chỉ có luật pháp, tôn giáo và danh dự truyền bảo chúng ta vâng theo ý chí nhà vua; nhưng danh diện cũng phán bảo rằng nhà vua chớ nên bắt thần dân làm điều ô nhục, vì như vậy thì dân sệ không xứng đáng để phục vụ vua nữa.

Danh diện ra lệnh cho các nhà quý tộc hết sức phục vụ nhà vua trong chiến tranh: đây là một nghề đặc biệt mà chiến công, hạnh phúc hay rủi ro đều mang ý nghĩa cao cả nhưng khi buộc người ta theo luật này thì danh diện muốn làm trọng tài, và nếu như nó không ưng ý thì nó ra lệnh hoặc cho phép người ta rút lui.

Danh diện để cho người ta cầu xin hay từ chối một chức vụ; điều tự do này còn cao hơn cả số phận thần dân. Như vậy danh diện có những quy tắc tối cao mà nền giáo dục buộc phải thích ứng với nó. Quy tắc chủ yếu là phải nghĩ đến vận mệnh chung, sự nghiệp chung, tuyệt nhiên không tính đến đời sống của mình. Quỵ tắc thứ hai là một khi đã được đặt vào địa vị nào đó thì không được làm điều gì biểu lộ rằng ta dưới tầm của địa vị đó. Quy tắc thứ’ba là điều gì danh diện đã cấm đoán thì phải coi là nghiêm ngặt hơn cả luật pháp cấm đoán, điều gì danh điện đòi hỏi phải làm thì coi đó là cần thiết hơn cả điều luật bắt làm.