MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Tư pháp Quốc tế là một ngành luật độc lập, một bộ môn khoa học độc lập và quan trọng trong hệ thống khoa học pháp lý. Việc nghiên cứu, học tập Tư pháp quốc tế ngày càng có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đó là vì hội nhập quốc tế đã và đang là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hóa các mối quan hệ dân sự – kinh tế – thương mại, hôn nhân và gia đình…; Là một vận hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với mọi quốc gia – dù lớn hay bé, dù giàu hay nghèo – trước thềm của thiên niên kỷ mới: Thế kỷ 21. Việt Nam đang thực sự hội nhập vào cộng đồng quốc tế bằng cách tham gia ngày càng sâu sắc, toàn diện vào quy trình phân công lao động quốc tế và quốc tế hóa mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Điều đó, tất yếu dẫn đến việc phát sinh ngày càng nhiều các mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thuộc các lĩnh vực dân sự – kinh tế – thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động… đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Nhiều vấn đề pháp lý cần được điều chỉnh như: năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam; quan hệ hợp đồng giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; vấn đề trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài; vấn đề thanh toán tín dụng quốc tế; quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài; quan hệ lao động giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình (kết hôn, ly hôn, quan hệ tài sản và nhân thân, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giám hộ, quan hệ nuôi con nuôi) giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa những người nước ngoài với nhau cư trú tại Việt Nam; vấn đề ủy thác Tư pháp quốc tế; vấn đề xác định thẩm quyền xét xử của cơ quan tư pháp đối với các vụ án kiện mang tính chất dân sự quốc tế; vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;..v.v. Từ những lý do trên, nhận thấy là cần thiết, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo trên lớp cộng với tự tìm tòi học liệu. Sau đây em xin được lựa chọn đề tài tiểu luận: “Lý luận về xung đột pháp luật”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đây là một cơ hội giúp cho em dựa trên kiến thức học tập để vận dụng nghiên cứu, tìm hiểu, đi sâu vào thực tế, áp dụng pháp luật vào đời sống và công việc. Để từ đó giúp cho bản thân có cái nhìn toàn cảnh và chính xác nhất về tư pháp quốc tế. Vận dụng kiến thức thực tế, thực tập để bước đầu làm quen với các công việc trong tương lai và thích ứng với những thay đổi của môi trường làm việc. Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực tư pháp quốc tế để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.
NỘI DUNG BÀI LÀM
I. PHÂN TÍCH NỘI DUNG KHÁI NIỆM VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
Mỗi một quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng của mình và các hộ thống pháp luật đó khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiểu hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác. Vấn đề cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật đó để áp dụng giải quyết quan hệ pháp luật trên. Các ngành luật quốc nội nhu là: Luật dân sự, Luật thương mại, Luật hôn nhân và gia đình, Luật lao động v.v. điều chỉnh các quan hệ của mình một cách trực tiếp và đơn giản. Ví như chỉ cần tìm các quy định cụ thể áp dụng giải quyết đúng “địa chỉ” của quan hệ pháp luật cụ thể. Nhưng nếu các quan hệ trên đây lại có một hoặc vài yếu tố nước ngoài tham gia, tất yếu các quan hệ đó đã phụ thuộc (liên đới) tới điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật và đương nhiên vấn đề “lựa chọn” một hệ thống pháp luật điều chỉnh là rất cần thiết. Như vậy, xung đột pháp luật có thể được hiểu là trong một tình thế (trạng thái) nhất định mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật đều có thể điều chỉnh một quan hệ pháp luật nhất định. Chọn luật phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, chứ không thể tự do, tùy ý, tùy tiện. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn hệ thống pháp luật nào để áp dụng sẽ không phụ thuộc vào chủ quan ý chí của toà án có thẩm quyền, hoặc sẽ không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia quan hệ.
Mục đích của Tư pháp quốc tế là điểu chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế (đó là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo nghĩa rộng). Tất yếu dẫn đến việc “đụng độ ” giữa các hệ thống pháp luật liên đới khác nhau. Đé giải quyết vấn đẻ này không thể không tính tới việc bảo đảm sự bình đẳng và lợi ích của các hệ thống pháp luật liên quan, nghĩa là loại trừ các hệ thống pháp luật khác không ấp dụng mà chỉ biết áp dụng luật của mình, lợi ích của m ình hay chỉ m ột hệ thống có lợi. Ngược lại, cách giải quyết trọn vẹn nhất là củng cố sự hợp tác bình đẳng và bảo đảm lợi ích hài hoà giữa các quốc gia. Tư pháp quốc tế có mục đích và cấc khái niệm riêng của mình, tất yếu cũng có phương pháp điều chỉnh rất riêng của mình. Hiện nay ở Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới, Tư pháp quốc tế có hai phương pháp điều chình, đó là:
– Phương pháp xung đột;
– Phương pháp thực chất.
Hai phương pháp này luôn phối hợp và tác động bổ sung cho nhau để giải quyết các quan hệ Tư pháp quốc tế. Phương pháp xung đột được xây dựng trên nền tảng của một hệ thống tổng thể của các quy phạm xung đột, đó là hệ thống tổng thể các quy phạm xung đột của nước mà toà án ỏ đó có thẩm quyẽn giải quyết (theo nguyên tắc Lex fori). Hiện nay, sự phát triển của khoa học Tư pháp quốc tế cho thấy rằng không tồn tại Tư pháp quốc tế chung cho tất cả các quốc gia, có nghĩa là các quy phạm của nó có giá trị chung cho các nước. Mỗi quốc gia có Tư pháp quốc tế riêng của mình, và tất nhiên có một hệ thống các quy phạm xung đột riêng và rất đặc thù của mình được xây dựng trên nền tảng xã hội của mình. Chính vì vậy, một vụ việc hay một quan hệ pháp luật được giải quyết rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào toà án nước nào giải quyết vụ việc đó hoặc cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết quan hệ pháp luật đó. Chúng ta có thể dẫn một ví dụ lấy từ thực tiễn để thấy vấn đẻ trên rõ hơn: Một cô gái Pháp kết hôn với một nam thanh niên Việt Nam tại Việt Nam mà không có sự đồng ý chấp thuận của bố mẹ cô ta ở Pháp. Tương tự như vậy, cô gái Pháp kết hôn với một nam thanh niên Nga tại Nga cũng không có sự chấp thuận của bô’ mẹ cô ta ở Pháp. Để giải quyết vấn đẻ này cần xem xét luật pháp Việt Nam và luật liên bang Nga về kết hôn của công dân của họ với người nước ngoài. Luật pháp của mỗi nước đều có các quy phạm xung đột riêng của mình. Ớ Việt Nam. để giải quyết điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài thì mỗi bên tuân theo luật nước mình về điều kiện kết hôn (Luật hôn nhân và gia đình 2014). Như vậy. công dân Việt Nam xét theo luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Còn công dân Pháp xét theo luật Pháp về điều kiện kết hôn mà theo luật dân sự của Pháp về điều kiện kết hôn thì quy định một điều kiện là cần có sự đồng ý của cha mẹ. Do thiếu điều kiện này nên việc đăng ký kết hôn giữa công dân nam Việt Nam với cô gái Pháp không thể tiến hành được. Còn ở Liên bang Nga việc xét điều kiện kết hôn giữa công dân Nga với công dân nước ngoài tại Nga được giải quyết theo luật của Liên bang Nga. Do đó cả công dân Nga và Pháp đều xét theo luật pháp của Nga và trong luật của Nga thì điều kiện kết hôn lại không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ. Cho nên việc tiến hành kết hôn giữa công dân Nga và Pháp trên lãnh thổ của Liên bang Nga được đăng ký và tiến hành thuận tiện. Như vậy, cùng là một quan hệ kết hôn với công dân nước ngoài thì ở Việt Nam giải quyết khác ở nước Nga do ở hai nước có hai quy phạm xung đột về điều kiện kết hôn quy định khác nhau. Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quan hệ pháp luật. Nó chỉ có nhiệm vụ dẫn chiếu tới luật thực chất của quốc gia m à ở đó có các quy định thực tế giải quyết quyển và phân định nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Các quy định đó cũng là nền tảng để giải quyết các tranh chấp khi chúng phát sinh. Xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (theo nghĩa rộng). Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự, hành chính V .V .. (theo luật pháp của các nước phát triển gọi các ngành luật này là luật cóng) thì tuy pháp luật của các nước khác nhau cũng quy định khác nhau nhưng không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì: Luật hình sự, Luật hành chính v.v. mang tính hiệu lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt (người ta thường gọi là quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ).
– Trong Luật hình sự, Luật hành chính không bao giờ có các quy phạm xung đột và tất nhiên cũng không bao giờ cho phép áp dụng luật nước ngoài. Ngoài ra, xung đột pháp luật cũng có thể xảy ra ở các nhà nước liên bang khi ở giữa các bang (hoặc các nước Cộng hoà ờ Liên xô cũ) pháp luật cũng quy định khác nhau. Nhưng ở đó lại có cách giải quyết khác bởi ở đấy đều có luật toàn liên bang và lại có cả các cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở mức toàn liên bang. Mọi xung đột pháp luật giữa các bang sẽ giải quyết bằng luật chung của cả liên bang và do các cơ quan của liên bang ra quyết định.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT HIỆN NAY
Tư pháp quốc tế Việt Nam cũng như Tư pháp quốc tế của đa số các nước trên thế giới đều có những cách thức và biện pháp rất riêng và đặc thù của mình để điều chỉnh và phân định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự mang tính chất quốc tế. Đó là hai phương pháp xung đột và thực chất và sự kết hợp hài hoà, cũng như sự tác động tương hỗ giữa hai phương pháp này trong việc thiết lập một cơ chế điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế và bảo đảm một trật tự pháp lý dân sự quốc tế.
a. Phương pháp xung đột
Có thể nói ràng phương pháp xung đột trong Tư pháp quốc tế là phương pháp được hình thành khá sớm, bời lẽ ngay từ khi bắt đầu hình thành ngành luật này người ta đã gọi nó là “Luật xung đột” (vào thế kỷ XVII do luật gia Hà Lan Hupiera sử dụng). Hiện nay Luật xung đột (Conflict o f laws) ở Anh – Mỹ vẫn còn sử dụng đồng thời như Tư pháp quốc tế. Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia (kể cả các quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên). Điều này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyển giải quyết phải chọn pháp luật của nước này hay nước kia có liên đới tới các yếu tố nước ngoài để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự. Công việc tiến hành lựa chọn hệ thống pháp luật nưốc nào được áp dụng để giải quyết phải dựa trên cơ sở quy định của các quy phạm xung đột.
Khoa học Tư pháp quốc tế coi việc xây dựng và thực hiện các quy phạm xung đột là phương pháp giải quyết xung đột. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu và rộng rãi hiện nay trong Tư pháp quốc tế của các nước trên thế giới. Nó cũng là công cụ chủ yếu để thiết lập và bảo đảm một trật tự pháp lý trong quan hệ pháp luật dân sự quốc tế. Hơn thế nữa, phương pháp xung đột được sử dụng cả ở các nước theo hệ thống luật thực định (như ở các nước châu Âu lục địa điển hình là Đức. Pháp), cũng như ở các nước theo hệ thống luật thực hành (điển hình như ở Anh – Mỹ). Toà án khi giải quyết một vụ việc mà các bẽn trong tranh chấp lại có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở các nước khác nhau chảng hạn thì việc đầu tiên phải giải quyết là toà án đó cần thiết chọn luật thực chất của nước nào để áp dụng. “Giai đoạn ‘ chọn luật này toà án chưa thể đưa ra phán quyết đươc mà chỉ đưa ra quyết định luật thực chất của nước nào được áp dụng và các nguyên tắc về quy phạm thực chất nào sẽ được thực thi. Đôi khi xảy ra những trường hợp toà án cũng không chọn được luật thực chất để áp dụng bởi chưa có quy phạm xung đột trong lĩnh vực đó, lúc này toà án cần xem xét hệ thống luật pháp của nước mình để tìm ra các quy định cần thiết để giải quyết vụ việc. Những điều đã dẫn trên đây cho thấy rằng tính chất rất đặc thù và riêng biệt của quy phạm xung đột. Tính chất này sẽ không bảo đảm được một quyết định nhất quán đối với một vụ việc nếu toà án của các nước khác nhau giải quyết. Như vậy, phương pháp xung đột cũng có những hạn chế của nó. Mặt khác, phương pháp xung đột lại rất trừu tượng, bởi lẽ phải có chuyên môn rất sâu trong lĩnh vực pháp luật mới có thể hiểu được. Tính chất không nhất quán đối với một vụ việc nếu giải quyết ở toà án có thẩm quyền ở các nước khác nhau trong Tư pháp quốc tế đã dẫn đến việc các bên khi ký kết các hợp đồng (nhất là hợp đổng mua bán ngoại thương) cần phải thấy trước luật nước nào sẽ có khả năng áp dụng hoặc phải chọn sẵn luật nước nào để áp dụng cho hợp đồng đó. Phương pháp xung đột pháp luật được áp dụng trong hệ thống luật Anh – Mỹ còn phức tạp hơn nhiều. Ở đây toà án có thẩm quyền rất rộng, còn các quy phạm xung đột lại được hình thành trên cơ sở án lộ (thực tiễn toà án và trọng tài); do đó sẽ có rất nhiều khả năng xảv ra trong việc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ hợp đồng mà các bên khi tham gia các quan hệ đó không thể lường trước được hết. Cuối cùng có thể nói là phương pháp xung đột một mặt nó luôn được hoàn thiện và pháp điển hóa trong điều kiện quốc tế hóa đời sống quốc tế. Mặt khác nó cũng lại luôn được bổ sung và hoàn thiện hóa trong luật pháp của mỗi quốc gia.
b. Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia quan hệ. Các quy phạm thực chất có thể được xây dựng trong các điểu ước quốc tế người ta gọi là các quy phạm thực chất thống nhất, còn các quy phạm thực chất xây dựng trong các văn bản pháp quy của mỗi nhà nước được gọi là quy phạm thực chất trong nước (quy phạm thực chất trong nước). Chúng ta sẽ xem xét hai loại quy phạm này cùng ý nghĩa và vai trò của chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế.
b .l. Các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế.
Trong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, nhất là sự liên kết kinh tế cũng như nhất thể hóa nền kinh tế trên từng khu vực và nhất thể hóa nền kinh tế toàn cầu thì vai trò và vị trí của Tư pháp quốc tế ngày càng quan trọng. Quá trình này luôn được tiến hành song song đồng thời với việc nâng cao vị trí, vai trò của các quy phạm thực chất được hình thành và xây dựng trong các điều ước quốc tế (kể cả song phương và đa phương). Việc xây dựng và hình thành các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ thương mại, sản xuất, dịch vụ, khoa học kỹ thuật giao thông V .V .. và các quan hệ khác giữa các công dân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau là điều rất cần thiết nó làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu sự khác biệt trong luật pháp của các quốc gia và có tính chất đơn giản hóa và hữu hiệu hóa trong điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế (thậm chí giải quyết được cả các quan hệ rất phức tạp mà nếu giải quyết bàng phương pháp xung đột không thể được). Chúng ta có thể dẫn ra đây một số điểu ước quan trọng. Ví dụ: Công ước Pari 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Công ước Bécnơ 1886 về bảo hộ quyền tác giả; Công ước Giơ- ne-vơ; Công ước La hay về mua bán quốc tế vể động sản 1955; Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước Viên 1980); Côna ước 1980 của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế V .V .. Rất nhiều vấn đề được đề cập trong các công ước trên đây được giải quvết trực tiếp thực chất một cách chóng vánh và dứt điểm. Đây cũng chính là mục đích chính của các công ước này. Các quy phạm thực chất thống nhất còn được ghi nhận trong ởác tập quán quốc tế (nhất ỉà trong lĩnh vực thương mại và hàng hải quốc tế). Có thể lấy các quy tắc tập quán trong Incoterms (International commercial terms) 1990 làm ví dụ, đó là các điều kiện mua bán, vận chuyển, bảo hiểm và các phương thức giao hàng như FOB (free on board) giao hàng trên tầu, CIF (cost, insurance and freight) tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí, CFR (cost and freight) tiền hàng và cước phí, FAS (free alongside ship) g ia o dọc mạn tàu V.V..
b.2. Các quy phạm thực chất trong luật của quốc gia (luật quốc nội)
Đã từ lâu trong luật pháp của không ít quốc gia cũng như ở nước ta quy chế pháp lý của người nước ngoài được nhà nước ban hành trong các vãn bản pháp quy trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài. Các quy phạm này là quy phạm thực chất của Tư pháp quốc tế, chúng trực tiếp điều chỉnh các quan hệ đã được ấn định và tất nhiên xung đột pháp luật không tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề này. Điều này cũng có nghĩa là các quy phạm thực chất của luật quốc nội hoàn toàn được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong giai đoạn hiện nay, ở các nước đang phát triển cũng như ở nước ta quy phạm thực chất thường được quv định trong Luật đầu tư, Luật về chuyển giao công nghệ V.V..
KẾT LUẬN
Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau. Trong các ngành luật khác, khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát sinh, không có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội ấy, và cũng không có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạp pháp luật của các ngành luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ. Chỉ khi các quan hệ TPQT xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu về chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp không có quy phạm thực chất thống nhất.
***
Lời cám ơn và lời cam đoan:
Em cám ơn thầy cô trong Khoa Luật Kinh tế đã quan tâm đến bài tiểu luận của em, vì khuôn khổ bài tiểu luận học kì có hạn nên có thể bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy, các cô, nếu có điều gì sai sót mong được thầy, cô có ý kiến góp ý, phê bình phản ánh để bài viết của em được ngày càng hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Đây là bài tiểu luận của em. Em xin cam đoan là bài tiểu luận này do chính em tự tìm tài liệu, tự làm, tự suy nghĩ, tự viết ra, không sao chép, không nhờ viết hộ, không vay mượn của người khác. Em xin chịu trách nhiệm với những gì đã cam đoan !
Một lần nữa em xin vô cùng cám ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2015
2. Các thỏa ước thương mại và đầu tư, NXB Tư pháp 2016
3. http://moj.gov.vn/tctccl/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=28
4. http://diendandanluat.vn
Trên đây là tư vấn của chúng tôiếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group