Lịch sử hình thành và phát triển

Để thuận lợi và nâng cao hiệu quả trong bán và quản lý sản phẩm, nhà sản xuất thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch.

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số (hoặc dãy chữ và số), sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được. Trong quản lý hàng hoá người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số mã vạch (MSMV) của hàng hoá.
Mã số mã vạch đầu tiên được chế tạo và đưa vào sử dụng trên thế giới từ những năm thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Do yêu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại, công nghệ mã số mã vạch ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong đa ngành kinh tế và trên toàn thế giới.

Năm 1973 tổ chức MSMV đầu tiên được thành lập, đó là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tên tiếng Anh là UCC).

Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu, đến năm 1984 đổi thành EAN International, là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở trung lập với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu trong tất cả các ngành kinh tế – xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho th¬ương mại quốc tế (đặc biệt là thương mại điện tử. . .).

Từ năm 2005, hai tổ chức EAN International và UCC hợp nhất thành một tổ chức phân định toàn cầu có tên là GS1.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Dịch vụ đăng ký mã vạch hàng hóa?

Dịch vụ đăng ký mã vạch hàng hóa – Ảnh minh họa

Mã số và mã vạch

Mã số GS1 (viết tắt là GTIN) là một dãy chữ số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá: đây là sản phẩm gì? do công ty nào xuất? công ty đó thuộc quốc gia nào?. Do cách đánh số như vậy, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hoá trên các quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế.

Mã vạch GS1 (bar Code) là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được thiết kế theo một nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số (hoặc cả chữ lẫn số) dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được. Thiết bị đọc được kết nối với máy tính và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.

Như vậy, mã số GS1 đóng vai trò “chìa khoá” để thu nhận và tra cứu dữ liệu một cách tự động.

Các đặc tính ưu việt của công nghệ mã số vạch

Hiệu suất : Nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp: giảm nhân công, tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc.

Chính xác: với cấu trúc được tiêu chuẩn hoá, an toàn và đơn giản Mã số Mã vạch cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm và dịch vụ, thay thế khâu “nhập” và “truy cập” dữ liệu bằng tay, do đó cho “kết quả” chính xác, không nhầm lẫn.

Thông tin nhanh: Mã số mã vạch giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.

Thoã mãn khách hàng: Do tính hiệu suất, chính xác, thông tin nhanh, Mã số mã vạch giúp đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số lượng hàng, chủng loại, về chất lượng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, Công nghệ Mã số mã vạch còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong kinh doanh, nâng cao lợi ích kinh tế và uy tín thương mại của doanh nghiệp vì:

+ Do có những tính ưu việt trên, Mã số mã vạch EAN được chấp nhận ở mọi điểm trong “chuỗi cung ứng” quốc tế và trong mỗi quốc gia thành viên.

+ Trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử, Mã số mã vạch là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các gói tin (messages) về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, nghiên cứu thị trường, đối tác, khiếu nại…

Đây là điều kiện không thể thiếu được và là một thách thức với các bên tham gia vào thư¬ơng mại điện tử toàn cầu.

+ Do đáp ứng được yêu cầu khách hàng, Mã số mã vạch có thể tạo điều kiện mở rộng thị phần, tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, Mã số mã vạch cũng là công cụ hữu ích trong việc quản lý hoạt động nội bộ của Doanh nghiệp như: theo dõi và điều hành quá trình xuất nhập nguyên vật liệu; quản lý kho; quản lý nhân sự, quản lý vốn kinh doanh…

Mã số EAN -13 và việc đăng ký mã số vạch tại Việt Nam

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)

Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải

Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu

Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số

Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn hoặc ba con số tuỳ thuộc vào mã doanh nghiệp

Số cuối cùng là số kiểm tra

Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế (EAN International) cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt nam là 893.

Mã doanh nghiệp (mã M) do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ.

Tại Việt nam, từ năm 1995 đến tháng 3/1998, EAN-VN cấp mã M gồm bốn con số.

Sau đó, từ tháng 3/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 5 con số. Vì vậy, hiện nay mã EAN-13 của các doanh nghiệp Việt nam có hai dạng là: mã M gồm 5 con số và 4 con số.

Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, doanh nghiệp cần phải đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp mã doanh nghiệp GS1.

Sau đó, doanh nghiệp tự lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm của mình. Thủ tục đăng ký sử dụng MSMV được quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006.

Để được sử dụng và duy trì sử dụng mã số doanh nghiệp GS1, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí đăng ký và phí duy trì hàng năm.

Hai loại phí này do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002.

Văn bản pháp luật về mã số vạch

Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật sau đây về mã số vạch

1. Quyết định 2373/2000/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ KHCN và MT về việc quản lý mã số mã vạch

2. Quyết định 45/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch

3. Thông tư 88/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vach

4. Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch”

5. Thông tư 36/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

PHÒNG LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 

—————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ;

2. Tư vấn đăng ký mã số, mã vạch;

3. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả;

3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ;

4. Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

5. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại EU;

6.  Dịch vụ tư vấn bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp;