1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ 

Sở hữu trí tuệ còn gọi với cái tên khác là tài sản trí tuệ. Chúng là những sản phẩm được tạo ra từ sự sáng tạo của con người. Các sản phẩm có thể kể đến như: tác phẩm văn học,  phần mềm, phát minh âm nhạc, sáng chế,… Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Theo đó: 

– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

– Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

Về đối tương quyền sở hữu trí tuệ:

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

 

2. Mạch tích hợp

Từ khi ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX cho đến nay, mạch tích hợp (IC) đã có sự phát triển rất lớn và được ứng dụng rộng rãi. Trong máy tính, đồng hồ thạch anh, đồng hồ điện tử, máy giặt, máy trò chơi, cái điều khiển tivi từ xa và trong rất nhiều đồ điện gia dụng đều có một mảnh hoặc vài mảnh mạch tích hợp. Trong máy tính thì khỏi phải nói rồi. Tính năng của máy tính sở dĩ được nhanh chóng nâng cao chính là do sự phát triển không ngừng của mạch tích hợp mang lại.

Trước khi mạch tích hợp xuất hiện, các mạch điện đều dùng từng linh kiện như điện trở, tụ điện, đèn hai cực, đèn ba cực v.v. riêng lẻ, hàn chúng vào một tấm mạch in sẵn hoặc dùng dây điện rời hàn các linh kiện với nhau. Rõ ràng là, khi số lượng các linh kiện quá lớn, ví dụ như mạch điện có 100 nghìn tranzito cấu thành, thể tích của nó sẽ vô cùng đồ sộ, mức tiêu thụ điện năng cũng rất lớn. Hơn thế nữa, mạch điện rất dễ xảy ra hỏng hóc. Bất cứ một mối hàn nào rời ra hoặc một linh kiện nào hỏng đi đều có thể ảnh hưởng tới cả một mạch điện. Về sau, người ta lợi dụng biện pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến, chế tác các linh kiện cần thiết trong mạch điện thành một miếng bán dẫn nhỏ, mọi khó khăn kể trên đều được giải quyết xong xuôi. Đó tức là mạch điện điện tử tích hợp, gọi tắt là mạch tích hợp. Cố nhiên những linh kiện này phải vô cùng vô cùng nhỏ, còn phải dùng dây dẫn rất rất mảnh nối những linh kiện rất rất nhỏ ấy lại với nhau.

Làm thế nào để tập hợp rất nhiều linh kiện điện tử lên một tấm silic bán dẫn nhỏ được nhỉ? Qua mấy chục năm nghiên cứu và phát triển, hiện nay đã có một quy trình kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh, tức là đã có công nghệ gia công mạch tích hợp. Quy trình đó bao gồm các công đoạn oxi hoá, khắc bằng ánh sáng (quang khắc), pha tạp chất, kim loại hoá v.v. Quá trình đó phải lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Chế tạo một mảnh mạch tích hợp thông thường cần tới vài chục, thậm chí trên vài trăm trình tự công đoạn. Để phân loại các mạch tích hợp có mức độ dồn chứa khác nhau, nói chung người ta gọi mạch bao gồm 10 đến 100 tranzito (bóng bán dẫn) là mạch tích hợp cỡ nhỏ (SSI); gọi mạch bao gồm 100 đến 1000 tranzito là mạch tích hợp cỡ vừa (MSI); gọi mạch bao gồm 1000 đến 10000 tranzito là mạch tích hợp cỡ lớn (LSI), mạch bao gồm 1000000 tranzito trở lên là mạch tích hợp siêu lớn (VLSI).

 

 

3. Mạch tích hợp –  một trong những quyền sở hữu trí tuệ khác

Sự phát triển kỹ thuật đã tạo ra sự cần thiết có những hình thức bảo hộ đặc biệt trong một số lĩnh vực nhất định.

Chẳng hạn, mạch tích hợp (cho sản phẩm bán dẫn), thiết kế mạch này đòi hỏi một loạt đầu vào trí tuệ và tài chính và dễ bị sao chép, nhưng chúng lại không đủ nguyên gốc đạt tiêu chuẩn bảo hộ bản quyền. Phần lớn các nước công nghiệp có sự bảo hộ đặc biệt cho các chi tiết mạch tích hợp, cho phép chủ sở hữu độc quyền tái tạo hoặc khai thác thương mại trong 10 năm.

Những bước phát triển hiện đại trong nghệ thuật cổ truyền đối với chăm sóc cây trồng dẫn đến Công ước Quốc tế 1961 về Bảo vệ các Giống mới (Công ước UPOV). Nhưng luật pháp quốc gia đồng nhất dựa trên cơ sở của Công ước này bảo hộ những loại cây trồng mới, khác biệt, đồng nhất và ổn định, cho phép chủ sở hữu độc quyền tái tạo và bán chất liệu tái sản sinh từ hàng loạt cây trồng. Quyền này giới hạn vào việc sử dụng sản phẩm cho những mục đích tái tạo, tức là nếu những hạt của loại cây trồng được bảo hộ để cho người và gia súc tiêu thụ mà không bị ảnh hưởng. Bảo hộ được kéo dài trong thời kỳ từ 20 đến 30 năm.

Sự cạnh tranh không lành mạnh có thể tác động rất mạnh đến quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ và sự ngăn chặn tình trạng cạnh tranh như vậy là quan trọng để thực hiện sự bảo hộ. Việc ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh hướng vào những hành vi trái với những tập quán lương thiện trong công nghiệp và thương mại.

Ví dụ về những hành vi ấy làm tổn hại quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được hưởng quyền đó gồm có: hành vi gây ra sự lẫn lộn, giả dối hay dễ gây nhầm lẫn; hành vi liên quan đến việc chiếm đoạt bất hợp pháp, tiết lộ hay sử dụng những bí mật thương mại và/hoặc bí quyết; hành vi gây tổn thất cho sự khác biệt rõ ràng về thương hiệu hoặc sử dụng lợi thế không chính đáng thiện chí hay sự nổi tiếng kinh doanh của người khác.

 

4. Hạn chế của quyền sở hữu trí tuệ

Một đặc điểm quan trọng của sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là sự hạn chế đối với độc quyền của người sở hữu quyền đó. Những hạn chế như vậy được xem là cần thiết để cung cấp sự hài hoà cân đối giữa lợi ích của người nắm quyền với lợi ích của công chúng.

Trước hết là sự hạn chế về thời gian của quyền sở hữu trí tuệ, ngoại trừ quyền thương hiệu có thể đổi mới không thời hạn và quyền tinh thần của các tác giả.

Thứ hai, thường có những việc sử dụng mà không cần phải có sự đồng ý trước của người sở hữu. Chẳng hạn như sử dụng riêng không mang tính chất thương mại, sử dụng để giảng dạy hay để thí nghiệm.

Thứ ba, một số luật về quyền sở hữu trí tuệ qui định phải có giấy phép bắt buộc để sử dụng phát minh hoặc công trình đã được bảo vệ mà không phải có sự đồng ý của người sở hữu. Theo truyền thống, người ta cho rằng cần phải có những hạn chế như vậy để ngăn cản sự lạm dụng quyền của người sở hữu. Chủ yếu trong luật về bằng sáng chế và bản quyền, loại giấy phép bắt buộc kể trên có hiệu lực. Luật quốc gia thông thường qui định giấy phép bắt buộc trong trường hợp không sử dụng những phát minh hay tác phẩm được bảo hộ hay trong những trường hợp khẩn cấp vì lợi ích quốc gia. Chỉ toà án hay cơ quan có thẩm quyền khác dựa trên những điều khoản pháp lý mới được cấp giấy phép bắt buộc và không loại trừ người sở hữu sử dụng quyền và họ được hưởng thù lao.

Giấy phép bắt buộc cho việc không sử dụng những phát minh được cấp bằng sáng chế được thảo luận nhiều ở các tổ chức quốc tế, nhất là ở những nước công nghiệp và những nước đang phát triển. Các nước đang phát triển nêu rằng họ cần những giấy phép bắt buộc để đảm bảo việc sử dụng những phát minh có bằng sáng chế tại nước họ nhằm qui định việc chuyển giao bí quyết công nghệ. Các nước công nghiệp lại cho rằng sự đe doạ của giấy phép bắt buộc làm ngăn trở việc chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển.

Cuối cùng, có một qui tắc về việc dùng hết các quyền theo truyền thống vốn được triển khai theo luật từng trường hợp chứ không theo luật chung. Qui tắc này liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của người sở hữu được giữ hay mất quyền một khi họ đưa sản phẩm được bảo hộ ra thị trường, tức là bán hoặc tiếp thị các sản phẩm ấy. Nếu một sản phẩm có thương hiệu hay một sản phẩm có bằng sáng chế được bán hợp pháp theo quyền của người sở hữu hay theo sự nhất trí của họ, thì sau đó họ không thể ngăn cản người mua bán lại sản phẩm ở chỗ khác. Việc hết quyền này thường áp dụng cho những lãnh thổ quốc gia, túc là tại nơi áp dụng luật quốc gia và nhập khẩu song hành (túc là nhập khẩu thông qua một bên thứ ba từ một nước khác) là hợp pháp. Tuy nhiên nếu việc hết quyền được xem là mang tính chất quốc tế, thì người sở hữu sẽ hết quyền khi sản phẩm được người sở hữu đưa ra thị trường ở bất cứ một nước nào.

Vấn đề hết quyền về phạm vi quốc tế chưa được giải quyết. Theo truyền thống, người ta cho rằng quyền thương hiệu sẽ hết trên phạm Vi quốc tế trong khi quyền bằng sáng chế được coi là hết trên phạm vi quốc gia. Đó không còn là trường hợp của Liên minh châu Âu (EU) nơi thiết lập ra qui tắc, chủ yếu bằng luật theo từng trường hợp, mà là tất cả quyền sở hữu tri túệ đều hết theo khu vực, tức là trong phạm vi toàn EU.

 

5. Hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ

Khi nào quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại, điều quan trọng bậc nhất là người sở hữu phải có phương tiện để đảm bảo hiệc lực của quyền đó. Giá trị của quyền ấy có thể đo được bằng những phương cách sẵn sàng đảm bảo sự hiệu lực. Thường có ba loại hình thủ tục tố tụng trong trường họp quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại: hành động dân sự, tố tụng hình sự và thủ tục hành chính.

Hành động dân sự là phổ thông nhất và là lộ trình hiệu lực quan trọng nhất cho người sở hữu. Các phương cách sẵn có theo hành động dân sự thông thường là đối thoại hoặc lên cuối cùng của toà án, những tổn thất và giao hàng hoặc sự phá hoại những hàng hóa bị xâm hại hoặc chứng từ chứa thông tin có thể dẫn đến hành động xâm hại.

Tố tụng hình sự thường kèm hiệu lực cho người sở hữu, một phần vì những phương cách hình sự, phạt hoặc tống giam người vi phạm không hữu ích cho người sở hữu như các phương cách dân sự, song cũng vì gánh nặng của bằng chứng cao hơn cho bên thi hành án. Cần phải chứng minh rõ ràng là người vi phạm mắc tội xâm hại, trong khi đó ở hành động dân sự, sự cân bằng về các khả năng giải quyết thường là vừa đủ. Chỉ có trong trường hợp xâm hại có tổ chức thì các phương cách hình sự mới thích hợp, nhất là khi mang tính chất biện pháp ngăn chặn.

Thủ tục hành chính quan trọng nhất đối với chủ sở hữu quyền bảo hộ trí tuệ là những thủ tục do cơ quan hải quan tiến hành nhằm ngăn chặn sự xâm hại nhập khẩu ở biên giới  

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).