Trả lời:

Để trả lời cho câu hỏi của bạn thì sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin, căn cứ như sau:

Trước hết thì bạn nên hiểu mất khả năng trả nợ là gì? Mất khả năng trả nợ có thể hiểu là chúng ta rơi vào tình trạng không còn khả năng tài chính để chi trả những khoản mà đã đến kì thanh toán. Vậy nếu trong trường hợp mà bạn vay ngân hàng có thế chấp nhưng bây giờ bạn không còn khả năng để trả nợ thì sẽ xử lý như thế nào? 

Trước hết khi thực hiện việc vay tiền đó là hai bên đã hình thành với nhau một hợp đồng đó là hợp đồng vay tài sản. Căn cứ theo điều 463 của Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, mà theo đó thì bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc là pháp luật có quy định. 

Theo quy định tại Điều 466 Bộ Luật dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác……

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 điều 468 của bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc có quy định khác

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo như bạn chia sẻ thì khoản vay trên là do hai vợ chồng cùng vay, do đó đây là nợ chung của hai vợ chồng và hai vợ chồng bạn có nghĩa vụ phải thanh toán khoản nợ này. Tuy nhiên thì  ở trong trường hợp thì chồng bạn mất thì bạn vẫn có nghĩa vụ trả nợ. Vì mục đích của khoản vay nợ là sử dụng cho mục đích chung của hai vợ chồng là kinh doanh. Hiện nay thì bạn đang rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ cho nên thì có thể xử lý như sau.

Khi đến thời hạn để trả nợ mà bạn  chưa có khả năng trả thì bạn có thể thông báo cho phía ngân hàng và xin gia hạn, nếu được bên ngân hàng đồng ý thì khi đến thời hạn mà đã được gia hạn thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Nếu như mà bạn không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản thế chấp của bạn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ ( cụ thể đó là sổ đỏ) sau khi xử lý tài sản thế chấp không đủ để thanh toán khảon nợ thì ngân hàng có quyền là yêu cầu tòa án can thiệp, cưỡng chế thi hành án. Khi đó mọi tài sản của bạn sẽ bị đem ra cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên thì việc cưỡng chế thi hành án cũng cần phải dựa vào nhiều yếu tố để xem xét như là nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bạn và gia đình , phải đảm bảo được cho bạn có thể duy trì cuộc sống của mình.

Như vậy, bạn có nghĩa vụ trả đầy đủ các khoản gốc và lãi đã vay từ ngân hàng đúng thời hạn do các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền. Tuy nhiên hiện bạn đang rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ nên sẽ xử lý như sau:

– Khi đến thời hạn phải trả mà bạn không có khả năng trả thì bạn phải thông báo cho ngân hàng và xin gia hạn, nếu được bên ngân hàng đồng ý thì khi đến thời hạn đã được gia hạn, bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

– Nếu bạn không có khả năng trả nợ, trước hết ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản thế chấp của bạn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bạn, sau khi xử lý tài sản thế chấp không đủ để thanh toán khoản nợ thì Ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp, cưỡng chế thi hành án, Khi đó mọi tài sản của bạn có thể sẽ bị đem ra cưỡng chế thi hành án, tuy nhiên việc cưỡng chế thi hành án sẽ xem xét đến các yếu tố như chi tiêu thực tế cần thiết phục vụ nhu cầu sinh hoạt hành ngày của bạn và gia đình và phải đảm bảo để bạn có thể duy trì cuộc sống của mình.

Tóm lại: Nếu trong trường hợp mà bạn không có khả năng trả nợ khi đến hạn thanh toán cho ngân hàng thì sẽ xử lý sổ đỏ mà hai vợ chồng bạn đã thế chấp cho ngân hàng. Sau đó nếu không đủ để thanh toán số tiền vay nợ thì buộc phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án như điều 71 luật thi hành án dân sự 2008 có quy định. Vậy thì khi bạn không có khả năng thanh toán thì bạn vẫn phải trả nợ cho ngân hàng theo như quy định của pháp luật. 

Theo quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:

Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Như vậy thì nếu trong trường hợp mà bạn không có khả năng trả nợ khi đến hạn thanh toán cho ngân hàng thì sẽ xử lý sổ đỏ mà hai vợ chồng bạn đã thế chấp cho ngân hàng. Sau đó nếu không đủ để thanh toán số tiền vay nợ thì buộc phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án như điều 71 luật thi hành án dân sự 2008 có quy định. Vậy thì khi bạn không có khả năng thanh toán thì bạn vẫn phải trả nợ cho ngân hàng theo như quy định của pháp luật. 

Nghĩa vụ trả nợ khi người vay nợ mất. 

Căn cứ theo điều 615 bộ luật dân sự 2015 nghĩa vụ trả nợ khi người vay tài sản chết thì được quy định như sau:

– Những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thảo thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại

– Trong trường hợp mà di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng những không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp mà có thỏa thuận khác, 

– Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thừa kế cá nhân. 

Như vậy thì nếu trong trường hợp khoản vay mà do chồng chị vay độc lập thì chị vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ trả nợ của bạn không vượt quá số di sản mà bạn được nhận sau khi chồng chết. Tuy nhiên thì đây là khoản nợ do hai vợ chồng vay nên bạn hoàn toàn có nghĩa vụ phải trả nợ nếu như chồng bạn chết. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp và giải đáp cho các bạn về xử lý nợ ngân hàng khi người vay mất khả năng thanh toán. Hi vọng rằng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp trên đã giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về xử lý tài sản vay nợ hay là xử lý khi mất khả năng thanh toán khoản vay. Nếu các bạn còn có những thắc mắc có liên quan đến mất khả năng thanh toán khoản vay hay là liên quan đến hợp đồng vay thì các bạn có thể tiến hành liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng thông qua số điện thoại của tổng đài 1900.0191 hoặc là đến trực tiếp văn phòng ở Hà Nội để được hỗ trợ trực tiếp luôn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi.