Trong đó, thời hạn thuê nhà bằng đúng thời hạn tôi phải trả nợ vay. A có hứa sau khi tôi trả hết nợ sẽ hủy hợp đồng mua bán nhà cũng như hợp đồng thuê. Nếu tôi chưa trả được hết nợ thì A sẽ gia hạn hợp đồng thuê cho tôi. Số tiền hàng tháng tôi phải trả ( kể cả lãi) bằng đúng số tiền thuê nhà 1 tháng ghi trong hợp đồng thuê. Tôi vẫn thực hiện trả nợ vay hàng tháng nhưng đến cuối tháng 12, có một người đến nói là họ đã mua căn nhà này từ A, đã thực hiện thủ tục sang tên, theo quy định thì sau khi hết hạn hợp đồng thuê nhà thì họ sẽ dọn đến ở. Tôi rất bất ngờ, liên lạc với A thì A không nghe máy.
Vậy tôi phải làm thế nào ? mong Luật sư của LVN Group tư vấn giùm tôi gấp.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về tranh chấp nhà ở, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì giao dịch thực sự giữa bạn và A là hoạt động vay và cho vay, không hề có thực hiện hoạt động mua bán nhà hay cho thuê nhà trên thực tế.
Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Căn cứ theo quy định trên thì giao dịch vay và cho vay là giao dịch bị che giấu, vẫn có hiệu lực. Giao dịch mua bán nhà và cho thuê nhà là giao dịch giả tạo nên sẽ là giao dịch vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Trong trường hợp này, trước hết bạn cần làm đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán nhà và hợp đồng thuê nhà vô hiệu gửi lên Tòa án nhân dân nơi A cư trú, nếu không xác định được nơi cư trú thì gửi đơn đến Tòa án nhân dân nơi A tạm trú hoặc làm việc. Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, cả bạn và A sẽ bị xử phạt hành chính vì đã ký hợp đồng có mục đích trái pháp luật, các bên trao trả lại cho nhau những gì đã nhận. Hợp đồng vay vẫn có hiệu lực, bạn vẫn có nghĩa vụ trả nợ vay theo quy định.
Tiếp theo bạn cần nói rõ sự việc với bên đã mua lại nhà từ A, đề nghị họ tố cáo A với cơ quan công an về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về Mất nhà vì cho vay tiền nhưng kí dưới dạng hợp đồng mua bán, cho thuê tài sản? . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group