1. Khái niệm thể chế dân chủ

Dân chủ là cách nói tắt về chế độ dân chủ hoặc quyền dân chủ.

Chế độ dân chủ là chế độ chính trị, trong đó, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra.

Chế độ dân chủ đã được thành lập rất sớm từ thời chiếm hữu nô lệ ở nhà nước Cộng hoà Aphina. Đánh giá sự phát triển tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người, nhằm chống lại chế độ nô lệ, chế để quân chủ, mà thực chất là một người độc đoán quyết định tất cả mọi vấn đề của đất nước.

Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi. Tuy nhiên đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ, Những người lao động chủ yếu trong xã hội Địa Trung Hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.

2. Dân chủ đại diện là gì?

Trong chế độ dân chủ đại diện, nhân dân bầu chọn các quan chức để thay mặt họ xây dựng và biểu quyết luật pháp, chính sách và các vấn đề khác của chính phủ. Theo cách thức này, dân chủ đại diện đối lập với dân chủ trực, trong đó người dân tự mình biểu quyết mọi luật lệ hoặc chính sách được xem xét ở mọi cấp chính quyền. Nền dân chủ đại diện thường được sử dụng ở các quốc gia lớn hơn, nơi mà số lượng công dân tham gia tuyệt đối sẽ khiến dân chủ trực tiếp không thể quản lý được.

Các đặc điểm chung của dân chủ đại diện bao gồm:

  • Quyền hạn của các đại diện được bầu được xác định bởi một hiến pháp thiết lập các luật, nguyên tắc và khuôn khổ cơ bản của chính phủ.
  • Hiến pháp có thể quy định một số hình thức dân chủ trực tiếp hạn chế, chẳng hạn như bầu cử bãi nhiệm và bầu cử sáng kiến ​​bỏ phiếu.
  • Các đại diện được bầu cũng có thể có quyền lựa chọn các nhà lãnh đạo chính phủ khác, chẳng hạn như thủ tướng hoặc tổng thống.
  • Một cơ quan tư pháp độc lập, chẳng hạn như Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, có thể có quyền tuyên bố các luật do các đại diện ban hành là vi hiến.

Ở một số nền dân chủ đại diện có cơ quan lập pháp lưỡng viện, một viện không được dân bầu ra. Ví dụ, các thành viên của Hạ viện Quốc hội Anh và Thượng viện Canada có được vị trí của họ thông qua bổ nhiệm, di truyền hoặc chức năng chính thức.

3. Nguyên tắc của thể chế dân chủ

Chính quyền theo hiến pháp: việc làm luật phải được thực hiện theo một số khuôn khổ đã được quy định. Phải có những cách thức đã được chấp thuận để làm luật và sửa luật, và phải có một số lãnh vực – chẳng hạn như quyền con người – không bị chi phối bởi những ý kiến nông nổi nhất thời của đa số. Hiến pháp là luật, nhưng hiến pháp còn quan trọng hơn thế nữa. Hiến pháp là một văn kiện cơ hữu của chế độ; nó quy định quyền hạn của các ngành trong chính quyền đồng thời cũng giới hạn các quyền lực của chính quyền. Một đặc tính then chốt của chế độ cai trị theo hiến pháp là cái khung hiến pháp cơ bản này không thể được thay đổi theo ý kiến nhất thời của nhóm đa số.

Bầu cử dân chủ: Dù cơ cấu chính quyền có được tổ chức tốt như thế nào chăng nữa thì vẫn chưa được coi là dân chủ trừ phi các người đứng đầu chính quyền đó đã được dân chúng tự do bầu lên theo một thể thức được coi là công bằng và rộng mở cho tất cả mọi người. Các chế độ bầu cử có thể khác nhau, nhưng có những đặc điểm cốt yếu chung cho mọi xã hội dân chủ. Đó là: mọi người dân có đủ điều kiện đều có quyền bỏ phiếu, mỗi người phải được bảo vệ để không bị ảnh hưởng quá mức khi bỏ phiếu, và thể thức đếm phiếu phải công khai và trung thực.

Thể chế liên bang, các chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương: Hệ thống chính quyền liên bang tại Mỹ có nét độc đáo là quyền lực và thẩm quyền đều được chia ra và thi hành giữa các chính quyền toàn quốc, chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương. Tuy mô thức này có thể không thích hợp với những nước khác nhưng ta có thể rút ra được bài học sau đây. Chính quyền càng xa dân thì lại càng bớt hữu hiệu và càng ít được dân tin.

Làm luật: Lịch sử cho thấy là con người đã làm luật từ 5 ngàn năm. Nhưng các xã hội cũng đã có những khác nhau rất nhiều trong phương pháp đặt ra những luật lệ cho xã hội của mình, từ hình thức chiếu chỉ của thiên tử tới cách biểu quyết theo đa số tại thôn làng. Tại Mỹ luật được làm ra tại nhiều cấp, từ hội đồng tỉnh tới viện lập pháp của tiểu bang và lên tới Quốc hội Mỹ. Nhưng ở cấp nào cũng đều có sự đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp rất nhiều của dân chúng. Các cơ quan làm luật nhận thức là họ phải chịu trách nhiệm đối với cử tri, và nếu họ không đưa ra các luật hợp với quyền lợi của dân chúng thì họ sẽ bị thất cử trong cuộc bầu phiếu sắp tới. Điểm cốt yếu trong việc làm luật theo thể thức dân chủ không phải là cái cơ chế hoặc ngay cả cái diễn đàn nơi làm luật mà là tinh thần chịu trách nhiệm trước dân chúng và yêu cầu phải đáp ứng những nguyện vọng của dân chúng.

Ngành tư pháp độc lập: Alexander Hamilton trong cuốn The Federalist (Bàn về chủ nghĩa Liên bang) xuất bản năm 1788-89 có nhận xét rằng các tòa án, chẳng có sức mạnh của võ khí mà cũng không có thế lực của đồng tiền, sẽ là “bộ phận ít nguy hiểm nhất” trong chính quyền. Tuy nhiên trong một chế độ dân chủ, tòa án có thể rất mạnh và về nhiều phương diện tòa án lại chính là cơ quan có chức năng lý giải và áp dụng những cưỡng chế do hiến pháp quy định. Tại Mỹ tòa án có thể tuyên bố một đạo luật do Quốc hội hay các viện lập pháp tiểu bang ban hành là không có giá trị vì trái Hiến pháp và tòa án cũng có thể ra lệnh cho tổng thống phải đình chỉ một hành động đi ngược với Hiến pháp.

Quyền hạn của tổng thống: Tất cả các xã hội hiện đại đều cần có một người chủ chốt trong ngành hành pháp để thi hành các phần vụ của chính quyền, từ công việc hành chính dản dị đến việc chỉ huy lực lượng quân đội để bảo vệ quốc gia trong thời chiến. Nhưng phải có một đường phân ranh rất tế nhị giữa việc trao cho hành pháp đủ quyền để làm nhiệm vụ và đồng thời cũng giới hạn quyền lực đó để tránh nạn độc tài. Tại Mỹ, Hiến pháp đã kẻ ra những lằn ranh rõ rệt giới hạn quyền lực của tổng thống. Tuy chức vụ tổng thống là một chức vụ nhiều quyền lực nhất thế giới, nhưng cái quyền lực đó lệ thuộc vào sự hậu thuẫn của người dân và vào khả năng mà vị tổng thống đương nhiệm có quan hệ làm việc tốt với các ngành khác trong chính quyền.

Vai trò của tự do truyền thông: Liên hệ mật thiết với quyền được biết của dân chúng là quyền tự do truyền thông- bao gồm báo chí, truyền thanh và truyền hình – để cho giới truyền thông có thể theo dõi việc làm của chính quyền và báo cáo về các hoạt động đó mà không sợ bị truy tố. Trước kia theo thông luật của Anh thì chỉ trích nhà vua (tức là toàn thể chính quyền) bị khép vào tội phỉ báng có tính các xúi dục nổi loạn. Sau này Mỹ đã bãi bỏ tội đó và thay vào đó là một lý thuyết về thông tấn hỗ trợ rất tốt cho dân chủ. Trong một quốc gia phức tạp, người công dân không thể nào bỏ công ăn việc làm để đi quan sát các phiên xử, ngồi nghe tranh luận trong các viện lập pháp, hay điều tra các hoạt động của chính phủ.

Vai trò của các nhóm lợi ích: Trong thế kỷ thứ 18 và thực ra là cho mãi tới thế kỷ thứ 19, việc làm luật vẫn còn là một cuộc đối thoại giữa cử tri và những đại diện dân cử của họ trong Quốc hội hay tại chính phủ tiểu bang hay chính quyền địa phương. Vì lúc đó dân số hãy còn ít, các chương trình chính phủ chưa có nhiều và việc thông tin hãy còn đơn giản nên người công dân không cần phải nhờ những đoàn thể trung gian để bầy tỏ quan điểm của mình. Nhưng sang đến thế kỷ 20, xã hội trở nên phức tạp hơn và vai trò của chính quyền cũng mở rộng ra. Bây giờ có nhiều vấn đề mà cử tri muốn thảo luận.

Quyền được biết của quần chúng: Trước thế kỷ này, nếu người dân muốn biết chính quyền đang làm việc ra sao thì thường họ chỉ cần ra trụ sở tỉnh hay ra nơi tụ họp dân chúng (như ở cổ Hy lạp) để nghe người ta thảo luận hay bàn tán. Nhưng ngày nay chúng ta phải giao tiếp với những cơ cấu hành chánh lớn lao và phức tạp, với hàng trăm trang luật lệ và quy định và với một diễn trình làm luật, tuy đã công khai quy định trách nhiệm, nhưng đối với đa số dân chúng có lẽ cũng vẫn còn rối mù khó hiểu.

Bảo vệ quyền của thành phần thiểu số: Nếu hiểu “dân chủ” là cai trị theo đa số thì một trong những vấn đề lớn trong chế độ dân chủ là đối đãi làm sao với các thành phần thiểu số. Khi nói “thành phần thiểu số” không phải chúng ta muốn nói tới những người đã không bỏ phiếu cho đảng thắng cử mà là những thành phần vì lý do chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc đã khác hẳn với đa số. Tại Mỹ, vấn đề lớn cho tới nay là vấn đề chủng tộc. Phải qua một cuộc nội chiến đẫm máu mới giải phóng được các người nô lệ da đen, rồi phải mất thêm một thế kỷ nữa thì dân da mầu mới được quyền tự do sử dụng các quyền Hiến pháp đã quy định cho họ. Bình đẳng chủng tộc cho tới nay vẫn còn là vấn đề mà nước Mỹ cần phải giải quyết.

Quân sự chịu sự chi phối của dân sự: Vào thời trước, trách nhiệm chủ yếu của một lãnh tụ là phải đứng đầu lực lượng quân sự hoặc để bảo vệ đất nước hoặc để chinh phục các nước khác. Điều quá thông thường là một vị tướng tài được dân chúng hâm mộ thường tìm cách chiếm quyền cai trị bằng võ lực. Người nào nắm được quân đội đều có thể loại bỏ các thế lực khác. Ngày nay, ta cũng thấy biết bao nhiêu là trường hợp một đại tá hay một tướng đã dùng quyền lực của quân đội để đảo chính lật đổ chính quyền dân sự.

4. Ưu điểm của thể chế dân chủ

Tính hiệu quả: Một quan chức được bầu cử duy nhất đại diện cho mong muốn của một số lượng lớn người dân. Ví dụ ở Mỹ, chỉ có hai Thượng nghị sĩ đại diện cho tất cả người dân ở tiểu bang của họ. Bằng cách tiến hành một số cuộc bầu cử quốc gia hạn chế, các quốc gia có nền dân chủ đại diện tiết kiệm thời gian và tiền bạc, sau đó có thể dành cho các nhu cầu công cộng khác.

Vấn đề trao quyền: Người dân của mỗi phân khu chính trị của đất nước (tiểu bang, quận, khu vực, v.v.) chọn những người đại diện sẽ đưa ra tiếng nói của họ được chính phủ quốc gia lắng nghe. Nếu những đại diện đó không đáp ứng được kỳ vọng của cử tri , cử tri có thể thay thế họ trong cuộc bầu cử tiếp theo.

Nó khuyến khích sự tham gia: Khi người dân tự tin rằng họ có tiếng nói trong các quyết định của chính phủ, họ có nhiều khả năng nhận thức được các vấn đề ảnh hưởng đến đất nước của họ và bỏ phiếu như một cách để đưa ra ý kiến ​​của họ về những vấn đề đó.

5. Mặt tiêu cực trong nguyên tắc của thể chế dân chủ đại diện

Nguyên tắc của chính thể dân chủ tự nó sa đoạ chẳng những khi người ta để mất tư tưởng bình đẳng, mà còn trong trường hợp người ta hiểu tư tưởng bình đẳng một cách cực đoan, và mỗi người đều muốn ngang bằng với các vị mà họ đã bầu làm người điều khiển xã hội. Như thế là dân chúng không chịu nổi chính quyền mà họ đã uỷ thác. Họ muốn tự mình làm lấy tất cả, bàn cãi thay cho Viện Nguyên lão, hành pháp thay cho quan chấp chính và xét xử thay các vị thẩm phán.

Nếu như thế thì trong chính thể dân chủ không còn đạo đức nữa. Người ta không còn kính trọng nhà cầm quyền. Quyết nghị của Viện Nguyên lão mất trọng lượng. Đã coi thường các nguyên lão nghị viên thì người ta cũng không kính nể người già cả; con không hiếu thảo với cha mẹ, vợ không kính trọng chồng, đầy tớ không phục tùng chủ. Mọi người thích cái kiểu “tự do chủ nghĩa” (libertinage) ấy. Dần dần việc chỉ huy cũng như việc tuân lệnh trở thành phiền toái. Phong tục, tập quán, lòng yêu trật tự, rồi đến cả đạo đức đều không còn nữa.

Cuốn sách “Đại tiệc” của Xénophon (x) đã khéo vẽ nên một nước cộng hoà ngây thơ, trong đó dân chúng lạm dụng quyền bình đẳng. Chuyện như sau: Mỗi thực khách lần lượt nói lên vì sao anh ta tự thoả mãn vói mình. Charmidès nói: “Tôi mãn nguyện vì cái nghề của tôi. Trước kia tôi giàu có thì cứ phải chiều chuộc bọn vu cáo, vì chúng có thể làm hại tôi nhiều hơn là tôi có thể làm hại chúng. Nhà nước cộng hoà thì luôn luôn đòi hỏi tôi đóng góp những món tiền mà tôi không thể từ chối. Từ ngày tôi nghèo đi tôi lại có quyền uy: không ai đe doạ tôi nữa, mà tôi lại có thể doạ người khác. Tôi muốn đi thì đi, muốn ở thì ở, đến đâu đã có những anh nhà giàu nhường chỗ, nhường bước cho tôi. Bây giờ tôi là “vua”, còn trước kia tôi là nô lệ, vì trước kia tôi cứ phải cống nạp cho Nhà nước cộng hoà, còn bây giờ tôi chỉ phải nuôi lấy thân mình, không sợ mất mát, chỉ hy vọng được thu nhận thêm mà thôi”.

Nhân dân rơi vào tai hoạ (của tình trạng tự do vô chính phủ) khi mà những kẻ được dân giao phó muốn che dấu sự sa đoạ của bản thân họ, đang tìm cách làm bại hoại dân chúng. Để dân chúng không nhìn thấy sự tham lam của họ, họ chỉ ca ngợi sự vĩ đại của dân chúng. Để dân chúng không thấy sự biển lận của họ, họ cứ ca ngợi tính tằn tiện của dân.

Sự đồi bại tăng gia trong đám người gây ra đồi bại. Họ ngày càng đồi bại thêm. Dân chúng sẽ chia nhau mọi thứ của công. Khi công việc quản lý chung gắn liền với tính lười biếng thì dân chúng cũng thích chơi bời xa xỉ trong cảnh nghèo nàn. Nhưng đã nghèo mà lại xa xỉ, nên chỉ còn một cách là bòn rút trong kho tàng quốc gia mà thôi.

Không lạ gì khi ta thấy dân chúng bỏ phiếu cho ai đó để lấy tiền. Họ phải cho dân khá nhiều tiền khi muốn lấý của dân được nhiều hơn. Nhưng muốn vơ vét được của dân thì phải lật đổ chính thể. Dân càng có vẻ thu được lợi lộc vi “tự do” thì càng đi tói gần chỗ mất tự do. Sẽ có cả một lũ dộc tài lau nhau mang đủ tính xấu của tên độc tài đầu sỏ. Chẳng bao lâu một chút ít tự do còn sót lại cũng trở thành khó chịu; tên độc tài duy nhất ngóc lên, dân chúng thì mất hết mọi thứ, mất luôn cả những “lợi lộc” của tình trạng đồi bại!

Vậy thì chính thể dân chủ phải tránh hai điều thái quá: Một là tư tưởng bất bình đẳng sẽ kéo nó lùi lại chính thể quý tộc hoặc chính thể một người cai trị. Hai là tư tưởng bình đẳng cực đoan sẽ đẩy nó sang chính thể chuyên chế của một người, chính thể này kết thúc bằng sự xâm phạm quyền lọi của mọi người!

Tinh thần bình đẳng chân chính khác tinh thần bình đẳng cực đoan một trời một vực. Bình đẳng chân chính không phải là làm cho mọi người đều chỉ huy hay không ai bị chỉ huy cả, mà là chỉ huy những người bình đẳng với mình và phục tùng con người bình đẳng với mình. Nền dân chủ không phải là vô chủ, mà là do những người bình đẳng làm chủ.

Trong trạng thái tự nhiên, mọi người sinh ra bình đẳng. Nhưng khi họ hợp thành xã hội thì họ mất bình đẳng, và họ chỉ trở lại bình đẳng nhờ có luật pháp.

Đó là sự khác biệt giữa dân chủ có mức độ với dân chủ cực đoan. Trong dân chủ mức độ, mọi người đều bình đẳng với tư cách công dân. Trong dân chủ cực đoan, người tã “bình đẳng” như thể ai cũng là quan cai trị, ai cũng là thẩm phán, ai cũng làm cha, làm thầy, làm chủ.

Vị trí tự nhiên của đạo đức là gần với tự do chân chính, chứ không phải tự do cực đoan và phục tùng như nô lệ.