1. Mẫu giấy nghỉ phép mới nhất

Công ty luật LVN Group cung cấp mẫu giấy nghỉ phép ban hành thông tư số 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính:

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /GNP- … (3)….

…. (4)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

GIẤY NGHỈ PHÉP

Xét Đơn xin nghỉ phép ngày……………………………… của ông (bà)

…………………………….. (2) …………………… cấp cho:

Ông (bà):……………….. (5) ……………………………………..

Chức vụ:……………………………………………………………..

Nghỉ phép năm ………. trong thời gian: …………., kể từ ngày ………. đến hết ngày
tại ……………………………………………… (6) ………………….

…………………………………………………………………………..

Nơi nhận:
– …. (7)….;
– Lưu: VT, …. (8)….

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên

Xác nhận của cơ quan (tổ chức) hoặc chính quyền địa phương nơi nghỉ phép

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy nghỉ phép.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức cấp giấy nghỉ phép.

(4) Địa danh

(5) Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được cấp giấy phép.

(6) Nơi nghỉ phép.

(7) Người được cấp giấy nghỉ phép.

(8) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

 

2. Đi làm được 6 tháng có được hưởng chế độ nghỉ phép không ?

Kính chào Luật LVN Group, Em có một vấn đề mong Luật sư của LVN Group giải đáp: Công ty em có 1 chị mới đi vào tháng 07/2013. đến tháng 01/2014 nghỉ theo chế độ thai sản. Xin tư vấn giúp em ngày nghỉ phép của chị này được tính như thế nào trong 06 tháng đi làm lai ạ ?
Mong Luật sư của LVN Group giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: happyday

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.0191

Trả lời

Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm được quy định cụ thể tại Điều 7, Nghị định số 45/2013/NĐ-CP như sau:

Số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm việc không đủ năm được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 1 đơn vị.

Bạn có thể đối chiếu với quy định trên để xác định được số ngày nghỉ của nhân viên này. Trân trọng cảm ơn!

 

3. Người lao động nghỉ ốm đau trùng với ngày nghỉ phép xử lý thế nào ?

Thưa Luật sư cho tôi hỏi nếu nghỉ ốm đau trùng với nghỉ phép thì có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không? thông tin nguyên quán ở sổ bảo hiểm bị sai thì có phải cấp lại sổ bảo hiểm theo quy định mới hay không?
Mong nhận được tư vấn. Trân trọng cám ơn.

 

Trả lời:

– Thứ nhất, là nghỉ ốm đau trùng với nghỉ phép thì có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

=> Như vậy có nghĩa là, Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Căn cứ theo quy định trên thì nếu người lao động xin nghỉ phép hưởng chế độ ốm đau thì người lao động sẽ chỉ được hưởng một trong hai chế độ hoặc là tiền lương nghỉ phép do đơn vị chi trả hoặc là tiền BHXH do BHXH chi trả.

Do đó, Nếu thời gian bạn nghỉ ốm đau trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm thì không được tính hưởng trợ cấp ốm đau mà sẽ được công ty chi trả lương những ngày bạn nghỉ. Nếu thời gian ốm đau ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương thì sẽ được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.

– Thứ hai, là thông tin nguyên quán ở sổ bảo hiểm bị sai thì có phải cấp lại sổ bảo hiểm theo quy định mới hay không?

Tại Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, quy định

Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
1. Cấp sổ BHXH lần đầu: Người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH.
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.
3. Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH
3.1. Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).
3.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
3.3. Khi điều chỉnh giảm thời gian đóng hoặc giảm mức đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đã ghi trong sổ BHXH, phải ghi cụ thể nội dung điều chỉnh, xác nhận luỹ kế hoặc tổng thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
4. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.
5. Người lao động có thời gian công tác trước năm 1995 được tính là thời gian công tác liên tục (chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, BHXH một lần) chưa được cấp sổ BHXH, khi cấp sổ BHXH nộp hồ sơ quy định tại Mục 1, 2 Phụ lục 01 kèm theo Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
6. Người lao động bảo lưu quá trình đóng BHXH trước ngày 01/01/2008 sau đó đăng ký tham gia tiếp, phải cung cấp thêm sổ BHXH.
7. Trường hợp đơn vị di chuyển trong địa bàn tỉnh, đơn vị thay đổi tên không thực hiện xác nhận sổ BHXH.
8. Thẩm quyền ký trên sổ BHXH
8.1. Giám đốc BHXH tỉnh, huyện quét chữ ký trong phần mềm để in trên bìa và tờ rời sổ BHXH.
8.2. Giám đốc BHXH tỉnh, huyện chịu trách nhiệm về việc quản lý con dấu theo quy định hiện hành của BHXH Việt Nam.

“2. Cấp lại sổ BHXH

2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.

=> Tóm lại, Theo quy định trên thì chỉ khi bị sai một trong các thông tin như số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; sai giới tính quốc tịch thì mới tiến hành cấp lại sổ.

Đối với trường hợp của bạn thì thông tin nguyên quán trên sổ bảo hiểm xã hội bị sai. Tuy nhiên, hiện không có quy đinh bắt buộc phải điều chỉnh thông tin này. Do đó, trường hợp này bạn không nhất thiết phải xin cấp lại sổ hoặc điều chỉnh thông tin trên trên sổ bảo hiểm xã hội.

4. Nghỉ phép năm để về quê có được cộng ngày đi đường không ?

Thưa Luật sư, nếu nghỉ phép năm để về quê thì có được cộng ngày đi đường không ạ? Ví dụ như quê em ở hà tĩnh ạ. Mà nếu được thì tính ngày như thế nào vậy ạ ?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Điều 113, Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ hàng năm như sau:

“Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy, bạn cần xem xét bạn đi về quê bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy cả đi và về có trên 2 ngày hay không. Nếu dưới 2 ngày thì bạn không được tính thêm thời gian đi đường.

Nếu trên 2 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi bạn được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm và chỉ tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Ví dụ: bạn làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, trong điều kiện công việc bình thường thì bạn được nghỉ 12 ngày mà vẫn được trả đủ lương. Giả sử bạn về quê cả đi và về mất 03 ngày thì bạn được cộng thêm 01 ngày nghỉ. Tức là bạn được nghỉ 13 ngày. Tham khảo bài viết liên quan:Tính ngày đi đường khi nghỉ phép theo quy định pháp luật ?

 

5. Hỏi về ngày nghỉ phép của người lao động, công chức nhà nước ?

Người lao động, công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp… được quyền nghỉ phép năm theo đúng quy định của pháp luật lao động. Luật LVN Group tư vấn và giải đáp những vướng mắc cụ thể:

Luật sư phân tích:

5.1 Quy định về nghỉ hàng tuần của người lao động

– Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

– Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

– Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

 

5.2 Nghỉ hàng năm của người lao động

– Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt

– Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

– Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện giao thông mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

– 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm trên của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

 

5.3 Tạm ứng tiền lương khi nghỉ hàng năm

– Người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

– Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.

– Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.

 

5.4 Thanh toán tiền lương khi chưa nghỉ phép năm

– Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

– Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

 

5.5 Các trường hợp được nghỉ khác

– Nghỉ lễ, tết: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 5 ngày

+ Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam: nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ

Nếu ngày nghỉ lễ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp

– Nghỉ việc riêng: không hưởng lương

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

+ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: 1 ngày

+ Lý do khác theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

 

5.6 Nghỉ chế độ thai sản của lao động nam theo luật bảo hiểm xã hội

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

– 05 ngày làm việc;

– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

– Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.