1. Hợp đồng đặt cọc tiền thuê nhà

Trong các giao dịch dân sự quan trọng, giá trị lớn, trước khi chính thức ký hợp đồng, để bảo đảm hợp đồng sẽ được thực hiện theo mong muốn, các bên thường tiến hành đặt cọc. Việc đặt cọc như vậy nên thể hiện rõ ràng trong một văn bản gọi là “Hợp đồng đặt cọc”. Thông tin pháp lý vui lòng liên hệ 1900.0191 để được tư vấn, hỗ trợ.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v : Đặt cọc thuê nhà)

 

Căn cứ qui định tại Bộ luật dân sự, Luật nhà ở.

– Theo sự thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm 20…. Tại :

Chúng tôi gồm:

Bên đặt cọc : CÔNG TY TNHH …

Địa chỉ: xxx Đinh Tiên Hoàng, Phường Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: Fax: Email:

Giấy CNĐKKD số:

Mã số thuế:

Số tài khoản: Ngân Hàng:

Đại diện: Ông ….., chức vụ: Giám Đốc .

Sau đây gọi là Bên A.

 

Bên nhận đặt cọc :

Ông ……………….

Số CMND/hộ chiếu: … cấp ngày tại TP. Hồ Chí Minh.

Bà ………………

Số CMND/hộ chiếu: …. cấp ngày tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngụ tại : yyy Phạm Viết Chánh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: – Email:

Sau đây gọi là Bên B.

Sau khi trao đổi, thỏa thuận, hai bên cùng nhau ký kết hợp đồng đặt cọc này với nội dung như sau:

 

Điều 1: TIỀN ĐẶT CỌC, MỤC ĐÍCH & THANH TOÁN

1.1. Theo đề nghị của bên A, bên B đồng ý sẽ cho bên A thuê căn nhà số XXX Trần Hưng Đạo, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM do mình là chủ sở hữu.

1.2. Để bảo đảm việc ký kết Hợp đồng thuê nhà dự kiến vào ngày 20-6-2010, nay bên A đồng ý đóng cho bên B một số tiền là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) gọi là tiền đặt cọc.

1.3. Mục đích đặt cọc : bảo đảm thực hiện việc ký kết hợp đồng thuê nhà.

1.4. Thời gian đặt cọc : ngay sau khi hai bên cùng ký hợp đồng đặt cọc này.

1.5. Hình thức thanh toán : tiền mặt. Sau khi nhận tiền, bên B ghi rõ “đã nhận đủ 30 triệu đồng“ vào cuối hợp đồng này.

 

Điều 2: THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TIỀN ĐẶT CỌC

2.1. Đối với bên A :

– Giao tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận.

– Nếu trong thời gian từ khi ký hợp đồng này đến ngày 20-6-2010 mà thay đổi ý định, không muốn thuê nhà nữa thì phải chịu mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc.

– Nếu đến hết ngày 20-6-2010 ( là ngày dự kiến ký hợp đồng thuê nhà) mà bên B không liên hệ để ký hợp đồng thuê nhà thì cũng xem như đã tự ý không muốn thuê nhà nữa. Ngoại trừ trường hợp có lý do chính đáng, báo trước tối thiểu 2 ngày và được bên B chấp nhận bằng văn bản.

– Được nhận lại toàn bộ số tiền đã đặt cọc sau khi hai bên chính thức ký hợp đồng thuê nhà tại Phòng công chứng. Trừ trường hợp hai bên có sự thỏa thuận khác về số tiền này (sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà).

– Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên đặt cọc theo qui định tại Bộ luật dân sự.

2.2. Đối với bên B:

– Được nhận số tiền đặt cọc theo thỏa thuận tại Điều 1.

– Được sở hữu và sử dụng toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận nếu bên A thay đổi ý kiến (không thuê nhà nữa) hoặc đến hết ngày 20-6-2010 bên A không liên hệ để ký kết hợp đồng thuê nhà.

– Nếu từ ngày ký hợp đồng này đến hết ngày 20-6-2010 mà bên B thay đổi ý kiến (không cho bên A thuê nhà nữa) thì bên B phải trả lại cho bên B toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận và bồi thường cho bên B thêm một khoản tiền khác tương đương một số tiền đặt cọc đã nhận (tổng cộng 60 triệu đồng).

– Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên nhận đặt cọc theo qui định tại Bộ luật dân sự.

 

Điều 3: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

3.1. Hai bên xác định hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng này, cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm túc những điều đã thỏa thuận trên đây.

3.2. Nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc hòa giải, cùng có lợi. Nếu không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên thua kiện phải chịu trả toàn bộ các chi phí liên quan đến vụ kiện, kể cả chi phí thuê Luật sư của LVN Group cho bên thắng kiện.

3.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi hai bên cùng ký, được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

BÊN ĐẶT CỌC

(ký, ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC

(ký, ghi rõ họ tên và ghi rõ ”đã nhận đủ số tiền 30 triệu đồng“)

 

2. Chấm dứt hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần làm giấy tờ pháp lý gì ?

Chào văn phòng Luật sư của LVN Group LVN Group, tôi có vướng mắc nhờ văn phòng giải đáp giúp như sau: Tôi có ký hợp đồng đặt cọc thuê căn nhà của một chủ đầu tư là công ty với số tiền đặt cọc là 30% giá trị thuê của căn nhà. Đã gần tới thời điểm ký hợp đồng thuê nhà chính thức nhưng tôi không có ý định thuê nhà nữa nên tôi liên hệ với chủ đầu tư để hủy hợp đồng đặt cọc và không thuê nhà nữa.
Vậy chúng tôi cần làm những thủ tục gì ?
Tôi xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

 

Trả lời:

Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch đặt cọc như sau:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vậy với trường hợp của bạn, nếu bạn muốn chấm dứt hợp đồng đặt cọc và không muốn tiếp tục giao kết hợp đồng thuê nữa thì bạn hoàn toàn có quyền gửi thông báo chấm dứt hợp đồng với bên cho thuê. Tuy nhiên, bạn có thể bị mất số tiền đặt cọc, thậm chí phải bồi thường thêm cho bên nhận đặt cọc nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc.

Nếu hai bên đã đi đến được thống nhất chấm dứt hợp đồng đặt cọc, thì bạn nên làm biên bản thanh lý hợp đồng để ghi nhận lại sự thỏa thuận cũng như xác định rõ những gì hai bên đã nhận của nhau. Bạn có thể tham khảo mẫu biên bản thanh lý như sau:

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

 

Căn cứ:

  • Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
  • Hợp đồng đặt cọc số ……– ký ngày…….tháng….năm….. giữa…………….. và………………………..;
  • Sự thỏa thuận của các bên.

Hôm nay ngày… tháng…….. năm…….., tại…………..,

Chúng tôi gồm:

I. BÊN CHO THUÊ (BÊN A): Công ty………………………..

Trụ sở

:

Điện thoại/Fax

:

GCN đăng ký kinh doanh số

:

Người đại diện

:

Số CMND

:

………  Nơi cấp:…  Ngày cấp:…… 

Chức vụ

:

II. BÊN THUÊ (BÊN B): Công ty………………………..

Trụ sở

:

Điện thoại/Fax

:

GCN đăng ký kinh doanh số

:

Người đại diện

:

Số CMND

:

…….. Nơi cấp :…  Ngày cấp :… 

Chức vụ

:

Bên A và Bên B sau đây được gọi là (“Hai Bên”) hoặc (“Các Bên”)

Vào ngày …… tháng ….. năm …… Hai bên có ký Hợp đồng đặt cọc số …. (sau đây gọi tắt là “Hợp Đồng”)

Sau khi thỏa thuận, Hai Bên thống nhất thanh lý với các nội dung sau:

 

ĐIỀU 1. NỘI DUNG THANH LÝ HỢP ĐỒNG

1.1. Hai bên xác nhận Bên A và Bên B đã thỏa thuận chấm dứt việc thực hiện các nội dung của hợp đồng; theo đó, Bên B đã thanh toán cho Bên A số tiền bằng:…; Bên B đã hoàn trả lại bên A số tiền bằng…..

1.2. Hai bên đồng ý ghi nhận sự hợp tác, tích cực của Bên A và Bên B trong việc thực hiện Hợp Đồng. Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng nêu trên.

 

ĐIỀU 2. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

2.1. Hai Bên thống nhất ý chí rằng không có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh đến Hợp Đồng cho đến ngày ký Biên bản thanh lý Hợp đồng này;

2.2. Biên bản thanh lý Hợp Đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến Hợp Đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản thanh lý Hợp đồng ;

2.3. Biên bản thanh lý Hợp Đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản để thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hợp đồng đặt cọc, biên bản thanh lý hợp đồng và các giáy tờ khác có liên quan bạn cần lưu trữ ít nhất 03 năm để có thể giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. ( theo quy định tại điều 429 Bộ luật dân sự 2015: Thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày một trong hai bên biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

 

3. Những ưu điểm và rủi ro của hợp đồng đặt cọc để mua căn hộ chung cư

Hiện nay, trên thị trường bất động sản Việt Nam thì căn hộ chung cư là hình thức nhà ở phổ biến được nhiều người lựa chọn cho mục đích ở, sinh hoạt của mình. Có rất nhiều dự án khu đô thị đã được triển khai thực hiện tại các thành phố hay ven thành phố nhằm giải quyết phần nào nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của người dân khi quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng.

Từ khi pháp luật Việt Nam công nhận đất đai cần phải đưa vào lưu thông như một loại hàng hóa trên thị trường thì các giao dịch về đất đai càng trở nên rầm rộ kéo theo những giao dịch các công trình trên đất (điển hình là nhà ở trong đó căn hộ chung cư là rất phổ biến) cũng ngày càng phát triển và được nhiều nhà đầu tư quan tâm dựa vào chính những đặt điểm của đất đai mà không một loại hàng hóa nào có. Minh chứng cho điều này là hàng loạt các căn hộ chung cư được xây dựng và được đem ra giao dịch khiến nhiều người có nhu cầu về nhà ở quan tâm. Tuy nhiên, do những tiềm năng của loại thị trường này là có thể đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, các quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng cùng với tâm lý hám lợi mà bất chấp rủi ro, cảnh báo từ các chuyên gia về thị trường bất động sản mà nhiều người đã tự rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Bởi vì các giao dịch về nhà ở là một dạng của giao dịch dân sự và được thể hiện dưới dạng một hợp đồng. Hợp đồng vay vốn (góp vốn) hay đặt cọc để mua căn hộ chung cư là một dạng hợp đồng mà chủ đầu tư đặt ra không phải là hợp đồng mua bán thông thường mà là một hình thức huy động vốn của chủ đầu tư từ khách hàng của mình để thực hiện dự án. Lí do cho sự xuất hiện của loại hợp đồng này là phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô vốn nhỏ mặc dù theo Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trong lĩnh vực này phải có vốn pháp định là 6 tỷ Việt Nam đồng nhưng thực tế việc kinh doanh bất động sản đặc biệt là kinh doanh nhà ở hay căn hộ chung cư đòi hỏi quy mô vốn phải lớn hơn nhiều bởi vì để tạo lập các công trình trên đất cần rất nhiều vốn. Các doanh nghiệp hiện nay rất khó có thể tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng nên việc huy động vốn từ chính khách hàng là cách thức khả thi hơn cả. Bằng việc chủ đầu tư lập ra một hợp đồng vay vốn, góp vốn hay đặt cọc cũng chỉ là những hình thức lấy tiền của khách hàng trong một thời gian để thực hiện dự án, nhiều chủ đầu tư đã lợi dụng cách này để chiếm đoạt tiền của khách hàng và không ít trường hợp này đã xảy ra.

Hợp đồng vay vốn, góp vốn có những ưu điểm ở chỗ nó cho phép chủ đầu tư huy động được nguồn vốn từ nhiều khách hàng bằng việc nhân lên hàng loạt cac hợp đồng kiểu này. Khách hàng khi kí các hợp đồng này có thể sẽ được hưởng khoản tiền của chủ đầu tư phải trả gồm những khoản tính theo lãi xuất cộng thêm giá trị của căn hộ. Đồng thời, khi họ ký các hợp đồng góp vốn thì họ có thể trở thành cổ đông của công ty kinh doanh bất động sản, được phân chia lợi nhuận hoặc theo sản phẩm là căn hộ chung cư theo thỏa thuận (nếu có ghi trong hợp đồng). Từ phía chủ đầu tư, nếu họ chủ động trong việc lập các hợp đồng này thì họ có thể tận dụng những kẽ hở của pháp luật để có lợi thế trước khách hàng khi có tranh chấp xảy ra. Trên thực tế những ưu điểm của loại hợp đồng này đem lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư hơn là người mua nhà.

Nhược điểm của hợp đồng vay vốn, góp vốn, đặt cọc để mua căn hộ chung cư hay nói chính xác hơn là những rủi ro của chúng được thể hiện ở những điểm sau:

Các chủ đầu tư vẫn thường lách luật với các hình thức hợp đồng này và thường đẩy người mua vào những tình huống mạo hiểm với chính số tiền của mình. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bất động sản dưới các hình thức hợp đồng này chưa được hoàn chỉnh khiến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chưa được đảm bảo. Điều 38 Luật nhà ở quy định nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại bao gồm vốn của chủ đầu tư; vốn liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức khác; vốn vay từ các tổ chức tín dụng; vốn từ tiền ứng trước của bên có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở; vốn huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Điều 9 Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn Luật nhà ở quy định trường hợp chỉ đầu tư dự án phát triển khu nhà ở, dự án khu đô thị mới là các chủ đầu tư cấp I có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật đối với phần diện tích xây dựng nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở trong khu nhà ở, khu đô thị đó thì chỉ được huy động vốn theo các hình thức bao gồm: i) ký hợp đồng vay vốn của các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc phát hành trái phiếu theo quy định pháp luật để huy động số vốn còn thiếu cho đầu tư xây dựng nhà ở; bên cho vay vốn hoặc bên mua trái phiếu không được quyền ưu tiên mua hoặc ưu tiên đăng ký mua nhà ở; ii) Ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II nhằm mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng lỹ thuật cho chủ đầu tư cấp II; iii) Ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư với tổ chức, cá nhận để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia góp vốn hoặc bên tham gia hợp tác đầu tư chỉ được phân chia lợi nhuận bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu hay được phân chia sản phẩn là nhà ở trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được phân chia cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia tại điểm d khoản 3 điều này; iv) Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia hợp tác kinh doanh chỉ được phân chia lợi nhuận bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu hay được chia theo sản phẩm là nhà ở theo thỏa thuận trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia nêu tại điểm d khoản 3 điều này; v) Huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Như vậy, Nghị định 71/2010/NĐCP thừa nhận hai hình thức khác để huy động vốn ngoài các hình thức nêu ra ở Luật nhà ở. Tuy nhiên, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia hợp đồng này chưa được đề cập rõ trong các quy định về dân sự, đầu tư nhà ở, kinh doanh bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro.

Chủ đầu tư có thể lập những hợp đồng vay vốn, góp vốn có các điều khoản tương tự như điều khoản của hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai như điều 70 Luật kinh doanh bất động sản. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng dân sự vô hiệu khi có mục đích và nội dung vi phạm các điều cấm của pháp luật. Một hợp đồng vay vốn hay góp vốn có nội dung và mục đích của hợp đồng mua bán bất động sản có thu tiền trả trước nhưng lại chưa có hạ tầng và các điều kiện khác như khoản 3 điều 11 của Luật kinh doanh bất động sản và các quy định của Luật nhà ở thì các điều khoản của hợp đồng đương nhiên bị xem là vô hiệu. Ở đây, người chịu thiệt thòi lớn nhất là người mua cho nên những hợp đồng kiểu này được coi là ưu việt danh cho chủ đầu tư. Ví dụ: “ Trường hợp bên A (chủ dự án) chậm thực hiện nghĩa vụ của mình sau 3 tháng kể từ ngày đến hạn , bên A phải trả lãi một lần duy nhất cho bên B khi giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nền với lãi xuất 1,5% trên số tiền mà bên B đã thanh toán cho bên A”. Với những điều khoản dạng này bên A hoàn toàn có khả năng trễ hạn hợp đồng đến bao nhiêu tùy thích hoặc nếu có vi phạm hợp đồng thì chỉ chịu bồi thường rất nhỏ do lỗi của mình gây ra. Những bồi thường này không đáng kể so với những thiệt hại mà bên mua phải chịu. Tuy nhiên, những hợp đồng kiểu này vẫn được ký tràn lan. Một phần vì hiểu biết của người dân về pháp luật còn nhiều hạn chế không ý thức được những điều khoản về hệ quả của nó được ghi, phần khác do nhu cầu về nhà ở nói chung và căn hộ chung cư nói riêng luôn luôn lớn.

Theo luật các tổ chức tín dụng thì hợp đồng vay vốn thực hiện theo luật tổ chức tín dụng trong đó người đi vay phải là tổ chức tín dụng. Nếu đã vay thì người đi vay phải trả bằng tiền cộng lãi xuất không trả được bằng hàng hóa. Còn thực tế, các hợp đồng này luôn đi kèm với các điều khoản về “quyền ưu tiên mua nhà” như vậy là trái với các quy định của pháp luật. Hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu và người chịu thiệt là người mua.

Điều này còn nguy hiểm hơn khi người mua ký những hợp đồng mẫu do chủ đầu tư soạn thảo sẵn, bởi các điều khoản trong hợp đồng sẽ luôn mang tính chủ quan và có lợi nhất cho họ. Người mua khi đọc hợp đồng nếu không cân nhắc kĩ, được sự tư vấn của các chuyên gia pháp luật về kinh doanh bất động sản thì rất dễ mắc bẫy và đặt mình vào tình huống mạo hiểm với đồng tiền mà mình bỏ ra để mua nhà. Ngoài ra, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thì số tiền mà người mua phải nộp cho chủ đầu tư có thể tăng lên dẫn đến những hậu quả xấu hơn cho họ

Đối với hợp đồng đặt cọc để mua căn hộ chung cư cũng có thể được tiến hành theo cách này, nhưng cũng có trường hợp xảy ra khi các bên là cá nhân. Một bên có nhu cầu bán căn hộ, một bên có nhu cầu mua căn hộ và hai bên liên hệ với nhau để tiến hành giao kết hợp đồng. Rủi ro ở đây có thể bên bán có dấu hiệu gian dối khi đưa ra thông tin không chính xác về căn hộ để chiếm đoạt số tiền đặt cọc của bên mua.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người mua, các khách hàng trước khi đặt bút ký những hợp đồng kiểu này nên có sự tìm hiểu kĩ những thông tin về căn hộ chung cư mà mình định mua như tình trạng của căn hộ đã có đầy đủ trang thiết bị hay chưa; điều khoản về trách nhiệm của chủ đầu tư đã được quy định rõ ràng về thời hạn bàn giao nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh toán cho bên mua… Nếu có thể thỏa thuận được với chủ đầu tư thì nên thỏa thuận thật chi tiết các điều khoản trên.

 

4. Mức phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc chuyển quyền sử dụng đất ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Khi mua bán nhà đất các bên thường thỏa thuận đặt cọc trước một khoản tiền để làm tin, nếu một trong các bên có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cọc, trừ khi có thỏa thuận khác. Có được phép bán cho người khác khi đã nhận cọc ? và các vấn đề khác liên quan xin Luật sư của LVN Group phân tích thêm.
Cảm ơn!

 

Trả lời:

4.1. Mức phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc chuyển quyền sử dụng đất:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng; đặt cọc khi chuyển nhượng nhà đất không phải là hợp đồng chuyển nhượng, mua bán.

Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì các bên được phép thỏa thuận về mức phạt khi từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Nếu như không có thỏa thuận thì quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy mức phạt khi từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhà đất gồm:Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Còn Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

4.2. Có được phép bán cho người khác khi đã nhận cọc ?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do vậy, dù đã nhận đặt cọc nhưng có người khác trả giá cao hơn thì vẫn được phép bán.

 

4.3. Hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào ?

Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Dưới đây là những trường hợp chuyển nhượng nhà đất bị vô hiệu phổ biến nhất.

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Như vậy, nếu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật thì là căn cứ để tuyên vô hiệu.

Ngoài hai trường hợp phổ biến trên thì chuyển nhượng nhà đất còn vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép, một trong các bên không có năng lực hành vi dân sự…

Lưu ý: Giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và chuyển nhượng nhà đất nói riêng sẽ vô hiệu bằng quyết định tuyên vô hiệu của Tòa án.

 

4.4. Hậu quả khi chuyển nhượng nhà đất vô hiệu

Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, khi chuyển nhượng nhà đất bị Tòa án tuyên vô hiệu thì hậu quả pháp lý như sau:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, khi hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu thì

– Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

– Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (một bên trả lại đất, bên còn lại trả lại tiền).

 

4.5. Không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế đất đai ?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Như vậy, 02 trường không có trong di chúc vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật:

Trường hợp 1: Cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc.

Trường hợp 2: Con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động.

 

4.6. Khai nhận di sản thừa kế là gì ?

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng chỉ xảy ra trong 02 trường hợp:

Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản

1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Do đó, so với việc những người cùng hàng thừa kế nêu tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 phân chia cụ thể phần di sản của từng người thì khai nhận thừa kế lại thống nhất không chia di sản đó hoặc khi người thừa kế chỉ có duy nhất một người.

5. Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi tiền đặc cọc thuê nhà ?

Thưa luật sư, Tôi hiện là nhân viên văn phòng. Vụ việc của chúng tôi như sau: Tháng 6 Năm 2012 vợ chồng chúng tôi có đi thuê một căn nhà, khi thuê chúng tôi có làm hợp đồng tuy nhiên, chủ nhà không công chứng, thời hạn thuê là 1 năm. và Chúng tôi có đặt tiền cọc 20tr đồng, Trong hợp đồng có điều khoản nếu trả nhà trước thời hạn kết thúc hợp đồng thì sẽ mất tiền cọc.

Sau thời gian thuê 6 tháng, do an ninh khu vực phức tạp, nhà chúng tôi bị trôm cạy cửa 3 lần (tuy chưa trộm được gì) nên chúng tôi có thỏa thuận với chủ nhà việc trả nhà sớm. Khi thỏa thuận, chủ nhà đồng ý và hứa sẽ trả lại tiền cọc sau khi chúng tôi dọn đi.

Sau khi chúng tôi dọn đi, có liên hệ lại với chủ nhà thì họ cố tình dây dưa không trả, sau đó 1 tháng thì họ nói không trả tiền cọc nữa.

Tôi có làm đơn thưa lên UBND phường, phía Phường cũng mời họ lên hòa giải nhưng họ không lên, không hợp tác. UBND phường sau đó yêu cầu chúng tôi nếu tiếp tục thì nên kiện ra tòa.
Xin quý Luật sư cho hỏi: vụ việc của chúng tôi có thể kiện ra tòa án được không? (hồ sơ chứng minh chỉ có bản hợp đồng không công chứng. và lời hứa trả tiền của chủ nhà qua tin nhắn điện thoại). Thủ tục thực hiện như thể nào?
Xin chân thành cám ơn luật sư.
Người gửi: Trần Tuấn Khanh.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

 

Trả lời:

Bạn thân mến, thắc mắc của bạn được giải quyết như sau:

Căn cứ pháp lý:Bộ luật dân sự năm 2005; Nghị định số 163/2006 NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 492 BLDS năm 2005 thì:

“Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 402 quy định về hình thức hợp đồng dân sự:

“Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy,theo quy định của pháp luật thì hợp đồng thuê nhà để ở từ 6 tháng trở lên phải được công chứng, chứng thực, nêu hợp đồng không được công chứng chứng thực thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Trường hợp của bạn là hợp đồng thuê nhà trong vòng một năm; do đó, hợp đồng của bạn phải được công chứng, chứng thực. Như vậy hợp đồng thuê nhà của bạn đã bị vô hiệu ngay từ đầu.

Thứ hai: Theo quy định tại Điều 137 BLDS năm 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 15 NĐ 163/2006 NĐ-CP về giao dịch bảo đảm có quy định “Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Hợp đồng thuê nhà của bạn vô hiệu nhưng bạn đã thực hiện hợp đồng này được 6 tháng; trong hợp đồng bạn thỏa thuận đã có điều khoản là “nếu trả nhà trước thời hạn kết thúc hợp đồng thì sẽ mất tiền cọc”. Do đó, bạn chấm dứt hợp đồng thuê nhà vào thời điểm này thì bạn sẽ mất toàn bộ tiền đặt cọc. Tuy nhiên, bạn lại cho biết tới thời điểm bạn trả nhà thì lại được thỏa thuận lại là được trả tiền đặt cọc qua tin nhắn điện thoại.

Tại BLDS năm 2015 có quy định:

“Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”.

Do đó, dữ liệu bằng tin nhắn có thể được chấp nhận là một hình thức giao dịch. Nếu bạn kiện ra tòa án thì bạn có thể sử dụng dữ liệu này làm chứng cứ để bạn giải quyết công việc của mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật LVN Group