1. Mẫu văn bản đề nghị nhận thừa kế mới nhất

Công ty Luật LVN Group cung cấp mẫu văn bản đề nghị nhận thừa kế để Quý khách hàng tham khảo. Thông tin pháp lý liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.0191 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬN THỪA KẾ

 

Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện)………..thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc chứng thực được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện chứng thực và Ủy ban nhân dân quận(huyện).

Tôi là (ghi rõ họ và tên): …………………………………………….

Sinh ngày: …../…../………..

Chứng minh nhân dân số: ……cấp ngày …/…./…… tại ……..

Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)

Là ……..của ông/bà………………………………………

( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Theo ………………………………………………………

(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Nếu nhiều người cùng đề nghị nhận thừa kế thì ghi như sau:

Chúng tôi là :

1. (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

Sinh ngày: …../…../………..

Chứng minh nhân dân số: …………….cấp ngày …/…./…… tại ….

Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)

Là ……..của ông/bà…………………………………………

(ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Theo …………………………………………………………

(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

2. (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

Sinh ngày: …../…../………..

Chứng minh nhân dân số: ……..cấp ngày …/…./…… tại ……….

Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …

Là ……..của ông/bà…………………………………………

( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Theo …………………………………………………………

(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

3. (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

Sinh ngày: …../…../………..

Chứng minh nhân dân số: …………….cấp ngày …/…./…… tại …

Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …

Là ……..của ông/bà…………………………………………

( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Theo …………………………………………………………

(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Tôi (chúng tôi) là người thừa kế của ông(bà) ………….. chết ngày …/…./……….. theo Giấy chứng tử số……….do Uỷ ban nhân dân …………cấp ngày…/…./…….. Tôi (chúng tôi) xin đề nghị nhận thừa kế của ông(bà) ……………để lại như sau:

(Trong phần này phải ghi rõ: di sản để lại và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng)

……………………………………………..………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan:

+ Những thông tin đã ghi trong Văn bản đề nghị nhận thừa kế này là đúng sự thật;

+ Ngoài tôi (chúng tôi) ra, ông(bà) ………………………….. không còn người thừa kế nào khác;

+ Văn bản đề nghị nhận thừa kế này do tôi (chúng tôi) tự nguyện lập.

Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Người đề nghị nhận thừa kế

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 

 

LỜI CHỨNG CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC

Ngày ….. tháng .…. năm .…..(bằng chữ.………………………………………………)

(Trường hợp chứng thực ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu chứng thực được thực hiện ngoài giờ làm việc, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)

Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện) ……………. thành phố Hồ Chí Minh.

(Trường hợp việc chứng thực được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện chứng thực và Ủy ban nhân dân)

Tôi (ghi rõ họ tên, chức vụ của người thực hiện chứng thực) ……………quận (huyện) …………….thành phố Hồ Chí Minh.

Chứng thực:

– Văn bản đề nghị nhận thừa kế này do ông(bà) ……………………………………… lập;

– Tại thời điểm chứng thực, người (những người) đề nghị nhận thừa kế có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật; người (những người) đề nghị nhận thừa kế cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung văn bản đề nghị nhận thừa kế và cam đoan khụng cũn người thừa kế nào khác

– Sau khi thực hiện niêm yết nội dung đề nghị nhận thừa kế tại ……………… từ ngày ……… tháng ….. năm ….. đến ngày ……. tháng ……… năm ……… Ủy ban nhân dân quận (huyện)……………………………..thành phố Hồ Chí Minh không nhận được khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến việc có thêm người thừa kế khác hoặc liên quan đến di sản;

– Nội dung đề nghị nhận thừa kế phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;

– Người (những người) đề nghị nhận thừa kế đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Văn bản đề nghị nhận thừa kế này được lập thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ……..trang), cấp cho người (những người) đề nghị nhận thừa kế ……….. bản chính; lưu tại Phòng Tư pháp một bản chính.

Số chứng thực …………….., quyển số ……….TP/CC-SCC/HĐGD.

Người có thẩm quyền chứng thực

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ)

————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn soạn thảo hợp đồng;

2. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;

3. Tư vấn thừa kế quyền sử dụng đất;

4. Dịch vụ công chứng sang tên sổ đỏ;

5. Dịch vụ công chứng uy tín, chuyên nghiệp;

6. Dịch vụ soạn thảo và công chứng hợp đồng;

2. Thủ tục đòi quyền hưởng thừa kế tài sản ?

Xin chào Luật sư LVN Group. Tôi rất mong Luật sư của LVN Group giúp cho câu hỏi của tôi. Ba tôi mất năm 1999, ba có đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2012 chị gái và mẹ tôi đã làm thủ tục kê khai di sản thừa kế và nói rằng chị là người con duy nhất trong gia đình. Theo hồ sơ chị tôi được ủy ban cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2012 vì mẹ tôi để lại phần của mình cho chị tôi.
Tôi cũng là con trong nhà nhưng không hề biết chuyện đăng ký này. Mẹ tôi mất năm 2014. Giờ tôi phải làm sao để lấy lại phần đất của mình ?
Nhờ quý Luật sư của LVN Group giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191

 

Trả lời:

Theo như bạn trình bầy, khi bố bạn mất thì đã không để lại di chúc vậy nên tài sản sẽ chia theo pháp luật.

Theo điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về người được hưởng thừa kế như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

=>Như vậy, bạn thuộc vào hàng thừa kế thứ nhất theo điểm (a) khoản 1 điều 676 nên bạn sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật bằng phần thừa kế của mẹ và chị gái.

-Nhưng do mảnh đất đó đã đứng tên chị gái bạn nên bạn sẽ không được nhận lại đất nữa mà sẽ được hưởng số tiền tương ứng với phần đất bạn được hưởng theo quy định ại điều 662 bộ luật dân sự năm 2015

Điều 662. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

3. Con rể chết thì những ai được hưởng thừa kế ?

Thưa Luật sư, : tôi tên là Mai Thị Tèo, sinh năm 1939. Làm ơn cho tôi hỏi Luật sư của LVN Group về quy định của pháp luật về vấn đề quyền được hưởng thừa kế chế độ khi con trai chết.

– Vào tháng một năm 2015, con trai tôi đột ngột qua đời và không để lại một lời nhắn nhủ. Con trai tôi đã có một vợ và hai con, con trai tôi chết khi đang còn công tác nay con dâu tôi đề nghị thanh toán chế độ trợ cấp một lần vì hai vợ chồng tôi có lương hưu, con dâu tôi cũng có lương. Nhưng trong quá trình chung sống của con trai tôi và con dâu tôi cơm chẳng ngọt canh chẳng lành. Đã nhiều lần con dâu tôi đòi ly hôn con trai tôi và nhiều lân đòi ra ở riêng. Nhưng tôi không cho vì tôi có mình nó là con trai. Khoảng một tuần trước khi con trai tôi qua đời con dâu có tuyên bố rằng sẽ bỏ con trai tôi và cùng hai con ra ở riêng. Vậy nên khi con trai tôi qua đời con dâu tôi cũng không quan tâm gì đến gia đình, bố mẹ chồng do vậy tình cảm lại ngày càng rạn nứt. Được biết con dâu tôi đề nghị thanh toán chế độ của con trai tôi xong rồi sẽ không ở cùng gia đình tôi nữa.Tôi lo sau này 2 cháu tôi sống ra sao. Vì con dâu tôi muốn thâu tóm hết. con dâu tôi còn nói nếu tôi tử tế thì còn chia cho 1 ít..

Nên tôi muốn gửi số tiền chế độ đó cho 2 cháu nhưng 2 cháu chưa đủ điều kiện, do đó tôi muốn chia số tiên đó ra để dữ cho 2 cháu nhưng con dâu tôi không đồng ý. Con dâu tôi nói là chồng chết thì vợ hưởng. nếu chia thì chia cho cả mẹ đẻ con dâu.

Vậy tôi xin hỏi Luật sư của LVN Group nếu theo quy định của pháp luật thì con trai ( con rể) chết thì bố mẹ đẻ, mẹ vợ có được hưởng phần nào số tiền đó không ?

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn trong khoảng thời gian sớm nhất! Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

– M.T. T

>> Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua tổng đài:1900.0191

 

Trả lời :

Theo như thông tin bạn cung cấp thì con trai bạn mất không để lại di chúc. Theo điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 thì

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Tức là phần di sản khi con trai bạn mất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Điều 651 Bộ luật dân sự quy định những người thừa kế theo pháp luật bao gồm :

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

– Con dâu bạn tuy trước khi con trai bạn mất thường xuyên mâu thuẫn, tình cảm rạn nứt … tuy nhiên, 2 người chưa ly hôn cho nên quan hệ hôn nhân của 2 người vẫn tồn tại cho nên con dâu với vai trò vợ của người mất, vẫn được hưởng một phần di sản.

– Bố mẹ đẻ : thuộc hàng thừa kế thứ nhất ; con chung của 2 vợ chồng cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cho nên được hưởng di sản.

– Bố mẹ vợ : những người thừa kế theo pháp luật tại điều 676 Bộ luật dân sự không bao gồm bố mẹ vợ, bố mẹ chồng cho nên bố mẹ vợ không được hưởng thừa kế.

Như vậy, phần di sản của con trai bạn sẽ được chia làm 5 phần bằng nhau cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, và 2 con.

Về số tiền trợ cấp khi con trai bạn mất:

Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản bao gồm:

Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Như vậy, người được thừa kế sẽ được chia các tài sản từ người chết để lại, bao gồm:

– Tài sản riêng của người đã chết: Là tài sản người đó có được bằng thu nhập hợp pháp lúc còn sống như tiền lương, tiền thưởng; tài sản được tặng cho, được hưởng thừa kế, trúng số; tài sản là tư liệu sinh hoạt, tư trang, vốn đầu tư kinh doanh, nhà ở, quyền tài sản phát sinh sau khi người đó chết và chết do sự kiện đó (như một người tham gia bảo hiểm nhân thọ nếu chết trong trường hợp không nêu rõ người thụ hưởng là ai thì số tiền bảo hiểm sẽ là tài sản của người này và được chia thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc).

– Tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Tài sản này có trong trường hợp người đó hợp tác kinh doanh, lao động sản xuất, làm ăn, đầu tư chung hoặc tài sản của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.

Bên cạnh đó, Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Từ những quy định trên có thể xác định, tiền trợ cấp sau khi con trai bạn mất không phải là tài sản đang hiện hữu tại thời điểm người có tài sản chết. Nó phát sinh sau thời điểm mở thừa kế (có sau khi người có tài sản chết) nên không phải là tài sản của người chết để lại, không phải là di sản thừa kế.

Pháp luật không điều chỉnh nội dung này cho nên số tiền trợ cấp ở đây sẽ được chia theo sự thỏa thuận giữa các bên.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191.

 

4. Cháu được hưởng thừa kế tài sản từ bà ngoại ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Sau khi kết hôn, dì tôi ra ở riêng, gia đình tôi cũng tách hộ ra khỏi hộ khẩu của bà ngoại (do ba tôi lập nghiệp xa quê nên khi kết hôn nhập khẩu cùng vợ). Chỉ còn duy nhất mình tôi thuộc hộ khẩu của bà. Nay mẹ tôi mất, nếu xét theo luật thừa kế thì tôi sẽ được hưởng quyền lợi thế nào?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự 2015:

“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ở đây thông tin câu hỏi nêu không rõ là bà bạn đã để lại di sản thừa kế hay chưa nên có thể có các trường hợp như sau.

Trường hợp thứ nhất: Nếu bà ngoại bạn đã mất và mất trước mẹ bạn.

Theo nguyên tắc chung, nếu người mất có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc; nếu không có hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật.

Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể các hàng thừa kế bao gồm:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, nếu bà ngoại bạn mất để lại di chúc và di chúc đó hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc. Nếu bà ngoại bạn mất không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật.

Bạn không nói ông ngoại bạn còn sống hay đã mất. Nếu ông ngoại bạn còn sống thì theo đó di sản của bà ngoại bạn sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất: ông ngoại bạn, mẹ bạn, dì bạn. Mỗi người được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trường hợp thứ hai: bà ngoại bạn vẫn còn sống, mẹ bạn đã mất trước.

Theo quy định, người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Mẹ bạn qua đời trước thời điểm mở thừa kế – thời điểm người có tài sản chết thì việc thừa kế tài sản của bà ngoại bạn căn cứ theo quy định tại Điều 619 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Do đó, các con của mẹ bạn sẽ được hưởng phần di sản mà mẹ bạn được hưởng từ bà ngoại bạn nếu còn sống.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi,n ếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

5. Con nuôi có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?

Thưa Luật sư của LVN Group, gia đình em có một khoảng đất rộng khoảng 600m2, tất cả giấy tờ đều đứng tên ông nội em. Ông nội và bà nội có 2 người con, một con ruột là bố em và một người con gái nuôi là cô em. (Nhận nuôi từ hồi kháng chiến, không có giấy tờ chứng nhận gì ).

Cô em đã có gia đình và ở riêng gần 30 năm. Giờ đây cả ông bà nội và bố em đều đã mất. Cô của em có ý muốn chia tài sản. Vậy Luật sư của LVN Group có thể tư vấn giúp em nếu chia tài sản thì người cô đó có quyền được hưởng không? Nếu có thì phải chia ra sao? Nếu không được chia thì gia đình em làm gì để tránh tranh chấp về sau?

Em xin chân thành cám ơn Luật sư của LVN Group!

Người gửi: LPN

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Do ông bà nội của bạn không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật. Theo quy định Điều 651 Bộ luật dân sự 2015

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Pháp luật Việt Nam công nhận quyền của con đối với di sản do cha, mẹ để lại, không phân biệt con đẻ hay con nuôi. Tuy nhiên, việc nuôi con nuôi phải được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do ông bà chỉ có bố bạn là con đẻ, nhưng do bố bạn đã mất, không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất nên di sản ông bà để lại sẽ được chia theo hàng thừa kế thứ hai. Điểm b khoản 1 Điều 651 nêu rõ :

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Như vậy, bạn và các anh chị em ruột của mình sẽ được nhận di sản thừa kế với các phần bằng nhau.