Con bọ Y2K. Các nhà đầu tư cảm nhận thấy rủi ro, đã tìm cách rút vốn và bỏ mặc các công ty với thực tế mới của kinh doanh trực tuyến. Đột nhiên, việc chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) của các công ty trực tuyến không còn là một cơ sở đủ vững chắc để chu cấp cho các hoạt động của mình và nhiều công ty đã quyết định trì hoãn hoặc từ bỏ hoàn toàn ý định phát hành cổ phiếu như dự kiến. Cho đến cuối năm 2000, cổ phiếu của Yahoo! đã sụt giảm tới mức thấp nhất, chỉ còn khoảng 25 USD/cổ phiếu. Hiện tại, DrKoop.com đang rao bán cổ phiếu của mình với giá 5/16 USD/cổ phiếu, sa thải hàng loạt nhân viên và đang phải đối mặt với nguy cơ bị loại ra khỏi thị trường NASDAQ.
Vì sao bỗng nhiên lại có những biến cố bất ngờ như vậy? Các nhà đầu tư, họ muốn gì? Có rất nhiều lý do nhưng có lẽ tất cả có thể gói gọn trong một từ: “khả năng thu lợi nhuận”. Các nhà đầu tư đã nhắc đi nhắc lại, nếu muốn kinh doanh trên mạng, bạn cần phải có một mô hình kinh doanh hiệu quả và luồng tiền giúp cho bạn có thể niêm yết cổ phiếu.
Bữa tiệc có lẽ đã qua nhưng nếu nhìn lại những dấu tích huy hoàng còn sót lại trên bàn, bạn sẽ nhận ra vẫn còn một vài ngọn đèn còn sáng. Kinh doanh vẫn chưa hề tách khỏi Internet. Trên thực tế, kinh doanh trên mạng vẫn hết sức nhộn nhịp và các công ty đang sử dụng Internet theo một cách hoàn toàn khác so với chỉ vài năm trước đây. Công ty AssetTRADE là một ví dụ điển hình.
>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191
Một số công ty thường có những trang thiết bị dư thừa mà họ muốn loại bỏ trong khi các công ty khác lại đang rất cần. Chỉ cần kết hợp được hai loại công ty như vậy ở trong một thành phố thôi đã khó khăn rồi chứ không kể đến việc kết hợp các công ty đa quốc gia, hay các tổ hợp lớn đến nỗi ngay cả trong các ban của họ cũng thừa những thiết bị mà các ban khác lại thiếu. Đây chính là tâm điểm mà AssetTRADE nhắm vào. Bước đầu, công ty sẽ giúp các khách hàng của mình bố trí lại các tài sản nội bộ bằng cách thành lập các thị trường tiêu thụ thiết bị dư thừa riêng cho họ. Nếu lượng dư thừa không được tiêu thụ hết, AssetTRADE sẽ giúp lựa chọn thêm các khách hàng bên ngoài để có thể thu được giá trị lớn nhất cho phần thiết bị thừa còn lại. Công ty sẽ thu phí thông qua những hoạt động này và một loạt các dịch vụ khác cũng như thu các loại phí cho đăng ký và tổ chức đấu giá. Các công ty giống như AssetTRADE là minh chứng cho thấy Internet bây giờ không chỉ còn là một nơi bán lẻ sách nữa. Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh kết hợp, đáp ứng được nhu cầu thực sự trong lĩnh vực kinh doanh và tiêu dùng.
Giữa mô hình kinh doanh và nguồn thu nhập có một mối quan hệ cực kỳ phức tạp. Ngay cả sự khác biệt giữa các mô hình cũng rất khó nhận thấy. Một số mô hình kinh doanh người tiêu dùng-người tiêu dùng (C2C) lại có vẻ giống mô hình công ty-công ty (B2B) hơn. Còn về thương mại điện tử ngang hàng (P2P)? Mô hình này kinh doanh như thế nào? Liệu những công ty theo mô hình này có hoạt động hiệu quả?
Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta cần phải hiểu cặn kẽ từng loại mô hình và xem xét những nguồn thu nhập khác nhau của mỗi loại.
Mô hình kinh doanh công ty – người tiêu dùng (B2C)
Nhiều người thường cho rằng về bản chất TMĐT chính là mô hình B2C. Hàng hóa được chuyển trực tiếp từ các công ty (thường là các công ty bán lẻ) tới người tiêu dùng mà không qua trung gian. Mỗi tuần, các trang Web nổi tiếng như Amazon.com và Dell.com nhận được hàng triệu cuộc truy cập của những khách hàng muốn mua sách và các chủng loại hàng hóa khác, thường với giá thấp hơn ở các cửa hiệu thông thường. Với giả thiết là không phải trả các chi phí về cửa hàng, thuê nhân viên bán hàng và các chi phí khác trong thương mại truyền thống, các công ty trực tuyến theo mô hình B2C có thể hạ thấp giá bán các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều công ty cho rằng, chi phí cho hoạt động của các máy chủ TMĐT, bảo mật thông tin, xử lý các mặt hàng bị gửi trả, quảng cáo và chi phí cho các hoạt động thường ngày khác khiến cho họ cũng ở trong tình trạng tài chính không hơn gì các công ty bán lẻ truyền thống khác.
Thành công của các công ty theo mô hình B2C là nhờ vào những thuận lợi trong việc mua hàng mà họ có thể cung cấp cho khách hàng. Quá trình này có phần tương tự với dịch vụ khách hàng kiểu cũ. Các công ty như Amazon.com và REI đã thu hút được đông đảo khách hàng trực tuyến chủ yếu là nhờ vào việc đáp ứng một cách hoàn hảo nhu cầu của họ.
Một khía cạnh khác giúp để lại kinh nghiệm mua hàng thú vị cho khách hàng trực tuyến chính là giao diện: được hiểu là từ ngữ và hình ảnh mà người mua hàng sẽ tiếp xúc, thay vì người bán hàng thực sự (mặc dù những công nghệ mới như truyền thoại thông qua giao tiếp Internet (VoIP) sắp tới có thể cho phép khách hàng đàm thoại trực tiếp với các nhân viên bán hàng khi họ thực hiện mua hàng).
Khi các tập lệnh điều khiển CGI (Giao diện cổng kết nối – Common Gateway Interface) và các công nghệ tương tác khác xuất hiện, các công ty nhận ra rằng họ có thể thực sự bán sản phẩm qua mạng. Nếu người mua hàng đưa các mục hàng vào một chiếc giỏ mua hàng ảo và trình ra thẻ tín dụng, các công ty có thể đáp ứng các đơn đặt hàng mà hầu như không cần có sự tham gia xử lý của con người mà vẫn đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng trong toàn bộ quá trình này. Cuối cùng, các hệ thống như màn hình trợ giúp theo tình huống (context-sensitive) và quảng cáo phù hợp với sở thích từng cá nhân đã ra đời. Mặc dù, ban đầu công chúng có một số lo ngại về độ bảo mật của các giao dịch bằng thẻ tín dụng nhưng TMĐT B2C giờ đang bắt đầu bùng phát. Theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh thu trực tuyến trong năm 2000 của nước này đạt khoảng 28 tỷ USD.
Công ty Powells.com cũng nắm giữ được một phần nhỏ của thị trường. Từ lâu trước khi xuất hiện trong danh sách “Các công ty trực tuyến hàng đầu” của tạp chí Forbes, Powells.com đã là cửa hàng sách lớn thứ ba trên thế giới. Một vài năm trước đây, Powells.com đã trở thành công ty hoạt động trên cả hai lĩnh vực: trực tuyến và ngoại tuyến (công ty bricks-and-clicks). Dưới áp lực từ phía Amazon.com và Barnes & Noble.com, Powells.com nhận thấy rằng việc trở thành một thế lực trên mạng sẽ quyết định sự khác biệt giữa tăng trưởng dài hạn của chính mình, đối lập với sự suy thoái mạnh mẽ của nền kinh tế.
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng các công ty theo mô hình B2C hoạt động trên cả hai thị trường sẽ trở thành các công ty thành công nhất. Những công ty bán lẻ truyền thống có uy tín, giống như Wal-Mart và Sears, sẽ có những thế mạnh mà các công ty thuần tuý bưuôn bán trực tuyến khác thường không có để có thể hoạt động thành công trên mạng: nguồn tài chính và thương hiệu. Hơn nữa, trong TMĐT, các công ty bán lẻ truyền thống thường cẩn thận chờ đợi đến khi công nghệ được cải tiến, nhận thức thị trường hình thành và đợi các công ty “tiên phong” để tránh được những việc không nên làm trong kinh doanh trực tuyến.
Các công ty bán lẻ trực tuyến như Powells.com, FTD.COM, 800.com, Overstock.com và đông đảo các công ty khác đang thu lợi nhuận thông qua bán hàng trực tiếp. Người tiêu dùng mua hàng hoá và tiền cứ thế chảy vào ngăn kéo của các công ty. Nhưng bán lẻ trên mạng còn có các nguồn thu nhập khác chứ không chỉ riêng từ bán hàng trực tiếp.
Công ty Powell đưa ra một chương trình cộng tác với các chi nhánh có trang chủ được liên kết với Powells.com. Các chi nhánh này có thể là bất kỳ công ty nào với các trang web có kích cỡ bất kỳ. Chẳng hạn, bạn có một trang web nhỏ của riêng mình tên là Joe’s Lovecraftian Crypt và bạn cũng muốn giúp những người khách viếng thăm có thể đặt mua hàng của H.P. Lovecraft. Công ty Powell sẽ cho phép, đồng thời trao cho bạn những công cụ để quảng cáo trên trang web của bạn những mặt hàng của Lovecraft mà họ có, sau đó sẽ trả cho bạn một khoản phí “giới thiệu” hoặc “chi nhánh” với mỗi đơn hàng xuất phát từ trang web của bạn.
Ngoài ra, các công ty theo mô hình B2C còn có những cách khác để thu lợi. Họ có thể bán chỗ quảng cáo trên trang web của mình hoặc bán quyền truy cập tới một nội dung đặc biệt tính trên cơ sở trả tiền theo sử dụng (pay-per-use) hay trả tiền theo lần xem (pay-per-view). Với cách bán quyền truy cập, các công ty sẽ chia nhỏ thông tin trên trang web của mình và bán cho khách hàng của mình theo từng lần sử dụng hoặc là theo một khoảng thời gian sử dụng nhất định. Chẳng hạn, Nhật báo Wall Street (http://www.wsj.com/) cho phép khách hàng quyền truy cập có thời hạn 1 ngày tới một phiên bản báo trực tuyến của công ty với giá không đầy 50 cent. Những công ty loại này cũng có thể bán quyền truy cập trên cơ sở đăng ký dài hạn…
Mô hình kinh doanh công ty – công ty (B2B)
Cũng nhộn nhịp như môi trường bán lẻ, thị phần lớn nhất lại nằm trong hoạt động kinh doanh giữa các công ty. Rất nhiều công ty mua thiết bị và hàng hóa từ các công ty khác. Ví dụ: công ty Louisiana-Pacific bán tấm lát sàn cho các xưởng cưa, các ngân hàng thì mua các hệ thống máy tính của IBM, các công ty bán hàng di động lại sử dụng phần mềm lập kế hoạch trực tuyến của HotOffice.com. Nhưng các mô hình B2B lại hoạt động trong một thế giới tách biệt hoàn toàn so với mô hình kinh doanh bán lẻ; nhu cầu và cách thức tiến hành trong B2B thường khác hoàn toàn so với B2C. Dịch vụ thường đóng vai trò quan trọng đối với các công ty hơn là trang thiết bị văn phòng và Internet được trang bị để giải quyết các giao dịch trên mọi lĩnh vực, từ dịch vụ tư vấn cho tới sử dụng đội ngũ thư ký.
Trước khi có sự sụp đổ của các công ty kinh doanh trực tuyến (công ty dotcom) trong năm 2000, các công ty B2B luôn gắn chặt với Wall Street (thị trường tài chính Mỹ). Năm 1999, Forrester Research, một công ty nghiên cứu những biến động trong lĩnh vực công nghệ, dự đoán, cho tới năm 2004, TMĐT B2B ở Mỹ sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD và đến đầu năm 2000, công này nâng mức dự đoán của mình lên 2,7 nghìn tỷ USD. Các công ty khác thậm chí còn có những dự đoán lạc quan hơn nhiều. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, chỉ cần một phần nhỏ trong những dự đoán này trở thành hiện thực cũng sẽ đem lại cho một công ty B2B một mối lợi kếch sù.
Safetylogic, một công ty bán dịch vụ an ninh trên mạng cho các khách hàng công ty trên cơ sở đăng ký dài hạn, là một điển hình của một lĩnh vực hoạt động B2B trực tuyến. Hầu hết các công ty đều phải tính đến các vấn đề an ninh. Nhưng việc thực hiện các nguyên tắc và thủ tục an ninh lại là mộtư vấn đề rắc rối. Các công ty cần phải thực hiện kiểm toán, sắp xếp các cuộc họp về an ninh, lập hồ sơ, v.v… Theo truyền thống, các hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua hệ thống văn thư, gửi các tài liệu, thư tín theo
Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP
Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
BỘ PHẬN LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
————————————–
THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;
3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;
4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;
5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;