“Trong vòng 5 năm tới, Việt Nam sẽ cần khoảng 70-80 tỷ USD để đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu này, thì giải pháp trước mắt là cần huy động vốn tư nhân cùng tham gia theo mô hình hợp tác Nhà nước – tư nhân, gọi tắt là PPP” đó là những đánh giá của Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam – Alain Cany tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam kêu gọi đầu tư khi cho rằng, cơ sở hạ tầng của Việt Nam sẽ có những bước tiến đáng kể vào năm
Cải thiện hạ tầng song hành với cải cách hành chính.
>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài – Ảnh minh họa
Mặc dù, hiện nay, hệ thống hạ tầng giao thông đã và đang được cải thiện, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, nhưng rào cản cơ sở hạ tầng đối với thu hút vốn đầu tư luôn là vấn đề được quan tâm từ nhiều năm nay ở Việt Nam.
Hiện nay, khung pháp lý về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu. Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho rằng, Việt Nam cần lưu ý xây dựng khung khổ pháp lý, thu hút vốn tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả, chứ không chỉ dừng lại ở việc thu hút vốn. Hiện nay, có 3 cơ chế để doanh nghiệp tư nhân nước ngoài đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của Việt Nam là hình thức BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao), hình thức thành lập công ty cổ phần và hình thức thí điểm dự án hợp tác PPP. Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đang triển khai thí điểm mô hình hợp tác PPP. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện một vấn đề khác ngoài khung khổ pháp lý là tài chính. Để tháo gỡ khó khăn này, Nhóm công tác cơ sở hạ tầng của Diễn đàn doanh nghiệp đề xuất: Chính phủ cần đứng ra cung cấp các bảo lãnh cho các bên tham gia dự án theo hình thức PPP. Ví dụ, phía tư nhân tham gia được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế và được bảo đảm không bị ảnh hưởng tiêu cực do những thay đổi về luật thuế, chính sách…
PPP vừa làm vừa hoàn thiện.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mô hình PPP đang được Chính phủ thí điểm đối với một số dự án. Qua đó, sẽ rút kinh nghiệm thực tế để đưa ra khung khổ pháp lý phù hợp. Tuy nhiên, quá trình này sẽ mất từ một đến hai năm. Chính phủ đã công bố một số dự án quan trọng cần phải thực hiện đến năm 2020. Bộ Giao thông – vận tải được phân công chủ trì, phối hợp với bộ, ngành địa phương thực hiện. Cũng theo Bộ Giao thông – Vận tải, nếu các dự án này hoàn thành đúng tiến độ, thì từ nay đến năm 2015, cơ sở hạ tầng sẽ được cải thiện một bước đáng kể. Hy vọng với thể chế đầu tư mới theo hình thức PPP mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo, sẽ tạo điều kiện tốt để huy động vốn, đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng.
Nguồn: Báo Kinh tế Đầu tư
(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;
3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;
4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;
5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;
6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.